Nhớ Giáo sư Vũ Khiêu, nghệ sĩ lớn - anh hùng

VI VI |

Xuân Quý Mão vừa rồi là hai Tết tôi không được đến chúc đại thọ GS.AHLĐ Vũ Khiêu (1916 - 2021). Bốn mùa Xuân, không câu đối nào được viết từ cây bút tài hoa uy tuệ ấy. Tết cổ truyền dân tộc thiếu phong vị thiêng liêng khi không có câu đối. Vũ Khiêu là bậc kỳ tài cổ văn, quốc sư về sáng tác câu đối.

Cuối tháng 12.2022, Tổng Biên tập báo Phú Thọ có chuyến công tác Đồng Nai, anh đăng loạt ảnh trên trang cá nhân Zalo. Nhắn tin hỏi, tôi mới biết nhà báo Vũ Xuân Chường vừa rời Văn miếu trấn biên. Không kìm nổi nỗi nhớ ông (GS. Vũ Khiêu nhận tôi là cháu nuôi vào năm 2011, trước bàn thờ gia tiên ngày giỗ đấng sinh thành), tôi chia sẻ với anh Chường và xin anh gửi chùm ảnh về di tích văn hiến này.

Chưa được đến đây, nhưng tôi được nghe GS. kể về những lần công tác Đồng Nai, việc tư duy hình thành Văn bia này và còn được ông đọc cho nghe toàn văn nữa. Ngay lúc GS. đọc lên, tôi đã cảm giác “máu nóng” hào khí lịch sử dân tộc anh hùng từ những dòng gấm hoa hào sảng tình yêu nước trong lối diễn đạt tinh diệu hàm súc và thăng bừng cuộn chảy.

Cuộc đời 106 năm của GS. Triết học, Mỹ học Vũ Khiêu là hiển nhân đại thụ qua một thế kỷ không cỗi già. Ông là vị GS. hiếm hoi của Châu Á và thế giới vẫn minh mẫn siêu thường, đọc và tư duy viết 14h/ngày ở tuổi 100.

NSND kịch nói Hoàng Cúc nhiều lần cùng tôi đến thăm GS, luôn tấm tắc: “Ông là người của Trời, người của Thiên, không thể có người thứ hai uyên bác, tâm đức bác ái vô bờ như thế khi sống qua trăm tuổi!”. Còn nhà báo Vũ Xuân Chường tỏ ý tâm đắc khi tôi nêu đánh giá về văn phong trác tuyệt của GS. Vũ Khiêu. Ngày chót năm 2022, khi tôi viết bài này, nhà báo họ Vũ còn gửi câu thán nể: “Cụ là bậc thánh nhân!”.

Tiên, Thánh... thì tôi đã nghe nhiều bậc trí thức sùng phục GS. Vũ Khiêu. Còn nói theo giới trẻ bây giờ, cụ là siêu nhân, theo mọi nghĩa, bởi vượt, thoát, khác mọi quy luật sinh học và giới hạn.

Khát vọng lớn cho đến công việc hằng ngày, qua bao năm, GS. Vũ Khiêu, nhà khoa học mang tâm hồn nghệ sĩ, đều từ huyết mạch đau đáu với việc bảo tồn, phát huy, làm lớn mạnh văn hoá Việt Nam. Phù sa văn hoá ấy trong nền văn hiến của quốc gia đã vượt qua bão táp bành trướng xâm lược để bảo vệ được cương giới, độc lập, tự chủ và hệ giá trị riêng biệt của đất nước.

Thương nhớ ông, không chỉ với tầm vóc kiệt xuất của bộ não lớn, nhân cách lớn, trí vẫn mong trút sinh lực tận hiến đến phút cuối đời mình; mà tôi tiếc người cuối cùng tinh thông Hán học - Pháp văn, uyên diệu cổ văn mà câu đối chỉ là phổ diện đại chúng.

Khắp đất nước, từ nghĩa trang Trường Sơn đến Côn Đảo, từ đền vua Lê Ninh Bình tới Bình Phước, từ đền Liệt sĩ Hồng Bàng Hải Phòng đến Phú Quốc và trên nhiều ngôi chùa linh nghiêm, lưu văn bia, bài minh, phú Vũ Khiêu.

Tết cổ truyền thời 4.0 hiện đại mấy mà thiếu hay để khuyết, mất những mỹ tục ngàn năm, thì sẽ không còn sắc hương Nguyên đán, sự ấm áp trong gắn kết quá khứ và tương lai nữa. Nét đẹp ngày Xuân là mỹ tục xin - cho chữ, chứa ước mong, tâm nguyên luân lưu muôn người. GS. Vũ Khiêu không mô phạm, sáo mòn, ông tường cổ mộ tân bằng sự hoà điệu của tư chất Á Đông và phương Tây đầy sinh động, cuốn hút bằng kiến thức đồ sộ vô đối về lịch sử, văn hoá, thi ca.

Ông là hội viên lớn tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam nhiều năm trước khi qua đời. Một Hội nghề nghiệp “ghê gớm đáo để” nhất, 3/4 là hội viên già và đương kim không lao động sáng tác hằng ngày, có duy nhất một hội viên danh giá và siêu cá biệt GS. Vũ Khiêu - sáng tác thơ khi ngoài 100 tuổi.

Danh giá Vũ Khiêu không chỉ là “giáo sư của các giáo sư” bình phương lên, mà ở đẳng thượng thừa mà các đời nguyên thủ, chính khách, trí thức đa lĩnh vực lẫn nhân dân đều kính phục, trầm trồ quý giá.

May thay cho ai còn mong mỏi có phong vị ngày Xuân truyền thống, là người con trai trưởng của Anh hùng - thi sĩ Vũ Khiêu, GS. Xã hội học (XHH) - Đặng Cảnh Khanh lại viết được thư pháp bay và hay như cha.

Câu đối GS. Vũ Khiêu không dùng mẫu có sẵn mà là hoà quyện sinh khí của tên người nhận với mong muốn của họ, tạo nên nhiều thi tứ thanh tao xuất thần. Tinh thần ấy, GS. Khanh kế tục. Đọc một câu ông viết treo trong phòng khách nhà mình - mực đen trên nền giấy đỏ: “Tam Anh nhập Vũ Kim Minh Tuệ/ Nhị hổ phù trư bảo gia danh”.

Tam đại đồng đường, gia đình GS. Khanh là 4 nhà nghiên cứu xã hội học. Con dâu - TS. Đỗ Thị Kim Anh, sinh 3 cháu gồm Minh Anh (2015), Tuệ Anh (2017) - gái, Hàn Linh (2019) - đích tôn. GS. Cảnh Khanh (1947, Đinh Hợi) là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng TS Xã hội học của Châu Âu (Bulgaria, 1986) sinh ra tại làng khoa bảng Hành Thiện.

Vợ ông - GS. Xã hội học Lê Thị Quý (1950, Canh Dần) sinh tại Cẩm Giàng (Hải Dương, quê Danh y Tuệ Tĩnh) nhận bằng TS. Sử học tại Liên Xô năm 1988. Con duy nhất của họ là TS. Đặng Vũ Cảnh Linh (1974, Giáp Dần) là Phó Viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu Thanh niên (Trung ương Đoàn).

TS. Cảnh Linh “đắt sô”, từ sáng tới khuya bộn bề: họp, hội thảo, hội nghị, chấm thi, hướng dẫn luận án, trả lời báo chí. Như hôm 26.12.2022, anh mang 3 bộ quần áo để quay liền 3 số chương trình “Chuyện tuổi già” tại trường quay VTV, xuất hiện trên truyền hình 7 lần tháng 12.

GS. Vũ Khiêu am tường thi ca Đông Tây và chơi với nhiều nghệ sĩ thì con trai trưởng và út - Hoa Thạch say mê hội họa (2 con gái Hoa Lam, Hoa Lê du học Paris về mỹ thuật). GS. Cảnh Khanh tự học vẽ và đàn từ thiếu niên. Nay ở tuổi 76, ông chơi piano và vẽ hằng ngày. Ông vẫn là Trưởng khoa KHXH & NV của Đại học Thăng Long.

Vợ chồng Giáo sư cống hiến cho trường này nhiều năm và đều đặn mỗi năm sang giảng (tiếng Anh) tại Đại học Lund (Thụy Điển) - trường có từ năm 1666 - một trong những trường Đại học lâu đời nhất, Top 100 Đại học tốt nhất thế giới.

Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị văn hóa Việt Nam” tổ chức vào cuối tháng 11.2022, duy nhất một gia đình được mời đủ cha mẹ và con cái chính là gia đình GS. Khanh. Xong hội thảo, GS. Quý lại bay sang Thụy Điển dạy tới 25.12. GS. Lê Thị Quý (chị ruột nhà viết kịch Lê Chí Trung) kế nhiệm cha chồng - Chủ tịch Quỹ Văn hiến từ năm 2017.

Còn TS. Cảnh Linh thì cầm trịch tạp chí “Truyền thống và phát triển": từ năm 2012. Bận và nỗ lực thế, không phải vì anh cố “thoát” áp lực bóng ông nội; mà với Cảnh Linh, vì là cháu đích tôn của GS. Vũ Khiêu thì càng phải cố gắng không mệt mỏi.

Gia đình anh được ông nội tin tưởng giao nhiệm vụ tiếp tục hành trình góp phần chấn hưng văn hoá Việt Nam. GS. cũng nhấn mạnh: “Mải làm kinh tế, thực dụng, chỉ là xổi hời nhất thời. Văn hoá mới làm nên căn cước giá trị mỗi con người và nhận diện quốc gia!”.

5 mùa Xuân trước, tối ngày 20.1.2018, người sinh mùa Đông - TS. Cảnh Linh làm đêm nhạc riêng tại Nhà hát Lớn Hà Nội mang tên “Anh viết tên em mùa Đông”, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - Đỗ Hồng Quân phát biểu và nhiều tên tuổi tham dự; anh đã phát hành 5 đĩa nhạc in sang trọng. Còn GS. Quý cũng mới ra mắt hồi ký gần 500 trang “Viết tên từ ký ức” (NXB Tri thức).

Ảnh hưởng văn minh Pháp, GS. Vũ Khiêu cho con cháu quyền dân chủ, được theo ý nguyện, mà không áp đặt răn đe. Ông dạy họ bằng con người ông, lao động quên thân của một bậc tài trí anh hùng. Bởi thế, góa vợ gần 30 năm cuối đời, GS. Vũ Khiêu vẫn “chiều” con dâu trưởng việc giỗ chạp lễ lạt. “Ông miễn cho mẹ tôi vì ủng hộ con dâu sự nghiệp - một nhà khoa học đầu ngành thì khó mà thập toàn trọn vẹn việc nhà, việc học”.

Theo con đường nghiên cứu, giảng dạy của “Tập đại thành” Vũ Khiêu, con - cháu ông đang làm hiển danh dòng họ. Năm nay, GS. Cảnh Khanh sẽ tuyển chọn từ 500 bức tranh và thư pháp làm triển lãm cá nhân; còn TS. Cảnh Linh chuẩn bị đêm nhạc thứ hai với hưng phấn quyết làm ấn tượng hơn 5 năm trước.

Trong ngôi nhà tại Khu đô thị Văn Quán luôn rực rỡ hoa tươi, cha con GS. Cảnh Khanh, ngoài công việc, lại sống với đam mê nhạc, hoạ. Bút danh Hàn Vũ Linh khi sáng tác, TS. Cảnh Linh phổ thơ ông nội sau 1 tuần ông qua đời, bài “Đêm nhớ” rồi ca khúc “Bông hoa cô đơn” từ thơ mẹ.

Xuân 2021, TS. Cảnh Linh lại có “Mình ơi”, phổ thơ của cha. Đặt tên cho 4 đứa con, cậu út đích tôn mang tên Hàn Linh, anh hy vọng sẽ thừa hưởng tinh hoa từ 3 đời tiền bối.

GS. Vũ Khiêu cùng hậu duệ, học trò trùng điệp của mình, hằng mang vào mùa Xuân những năng lượng tốt lành và đẹp đẽ từ lao động không ngưng nghỉ, chỉ dâng trao.

VI VI
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư Pamela Ronald: Khoa học cần phụ nữ và phụ nữ cần khoa học

Vân Trang |

Đầu xuân Quý Mão, cùng Báo Lao Động trò chuyện với Giáo sư Pamela Christine Ronald - chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học nữ.

Nhìn lại sự nghiệp rực rỡ của cố Giáo sư, NSND Trọng Bằng

ĐÔNG DU |

Thông tin Giáo sư - NSND Trọng Bằng - Nguyên Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam qua đời để lại nhiều thương tiếc với đồng nghiệp, người hâm mộ. Thuở sinh thời, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nền nhạc Việt.

Google Doodle tôn vinh Giáo sư Tôn Thất Tùng

Yến Nhi |

Google Doodle hôm nay (10.5.2022) kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Tùng.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bất chấp thách thức pháp lý, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ

Thảo Phương |

Phiên triệu tập đại bồi thẩm đoàn trong vụ xét xử ông Donald Trump đã bị huỷ không rõ lý do và dù có chuyện gì xảy ra, cựu Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục tranh cử.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Đón khách Trung Quốc và cơ hội “làm sạch” thị trường du lịch

Nguyễn Hùng |

Trước dịch COVID-19, các điểm bán hàng phục vụ khách Trung Quốc tại Quảng Ninh luôn là những điểm “nóng” bởi những chiêu trò trốn thuế, gian dối về chất lượng sản phẩm. Tỉnh Quảng Ninh từng huy động các lực lượng mở một “chiến dịch” chấn chỉnh hoạt động của những điểm bán hàng này nhưng sau đâu lại vào đó.

Giáo sư Pamela Ronald: Khoa học cần phụ nữ và phụ nữ cần khoa học

Vân Trang |

Đầu xuân Quý Mão, cùng Báo Lao Động trò chuyện với Giáo sư Pamela Christine Ronald - chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học nữ.

Nhìn lại sự nghiệp rực rỡ của cố Giáo sư, NSND Trọng Bằng

ĐÔNG DU |

Thông tin Giáo sư - NSND Trọng Bằng - Nguyên Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam qua đời để lại nhiều thương tiếc với đồng nghiệp, người hâm mộ. Thuở sinh thời, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nền nhạc Việt.

Google Doodle tôn vinh Giáo sư Tôn Thất Tùng

Yến Nhi |

Google Doodle hôm nay (10.5.2022) kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Tùng.