Giáo sư Pamela Ronald: Khoa học cần phụ nữ và phụ nữ cần khoa học

Vân Trang |

Đầu xuân Quý Mão, cùng Báo Lao Động trò chuyện với Giáo sư Pamela Christine Ronald - chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học nữ.

- Trong việc nghiên cứu khoa học, phụ nữ thiệt thòi hơn nam giới vì phải sinh con, chăm sóc con cái… Vậy, bà có phải hy sinh điều gì để theo đuổi công việc của mình?

Tôi không xem đó là sự hy sinh. Ngành nghề nào cũng có những bận rộn riêng. Khoa học không quá khác biệt. Tôi nghĩ sẽ có lúc trong đời bạn không bao giờ có đủ thời gian. Chỉ là khi có con, bạn phải thu xếp đưa con đến trường, hoặc các sinh viên cần sự hỗ trợ của bạn.

Ngoài ra là giảm bớt thời gian gặp gỡ bạn bè hoặc đi dự các buổi tiệc vì quá bận rộn với gia đình và công việc. Nhưng bạn thật sự yêu cả 2 điều này (gia đình và công việc) rất nhiều. Sẽ tuyệt vời hơn nếu mọi người trong gia đình đều ủng hộ bạn. Nhưng tôi không nghĩ đó là sự hy sinh, mà bạn chỉ đang làm nhiệm vụ của mình.

- Bà từng nói rằng khoa học cần phụ nữ và phụ nữ cần khoa học. Bà vui lòng giải thích rõ thêm?

Giáo sư Pamela C.Ronald. Ảnh: Vingroup
Giáo sư Pamela Christine Ronald. Ảnh: Vingroup

Tôi nghĩ là sau các phiên trao đổi như hôm nay, mọi người sẽ hình dung con đường làm khoa học như thế này: Bạn không thực sự biết bạn đang đi đâu, có rất nhiều công việc khó khăn, nhưng cũng có may mắn. Đôi khi bạn bỏ qua vấn đề. Nhưng sẽ ra sao nếu có nhiều người hơn đang cùng nỗ lực giải quyết vấn đề đó, và họ sẽ thành công.

Nên chúng ta, cả phụ nữ lẫn đàn ông, đều cần tham gia vào khoa học. Tôi thực sự hy vọng rằng những phụ nữ trẻ tuổi sẽ quan tâm nhiều hơn đến khoa học, vì chúng ta thực sự cần nhiều bộ óc hơn, nhiều người hơn cùng suy nghĩ về cách giải quyết những thách thức to lớn của xã hội.

- Bà có thể chia sẻ lí do nghiên cứu về các giống gạo, tác động từ nghiên cứu? Những công trình của bà đã được ứng dụng ở những nước nào?

Tôi từng nghiên cứu về thực vật. Nhưng khi bắt đầu sự nghiệp sau này, tôi quyết định nghiên cứu về giống gạo, vì gạo là nguồn thực phẩm của một nửa dân số thế giới. Và tôi hy vọng rằng một số đóng góp của tôi có thể hữu ích cho những người nông dân và gia đình họ, đôi khi là những người có mức sống dưới 3 USD/ ngày.

Vì vậy, ước mơ của tôi là giúp đỡ những người nông dân trồng lúa. Và tôi may mắn được làm việc với một nhóm các nhà khoa học quốc tế tuyệt vời để có thể đóng góp giúp đỡ nông dân ở Nam Á và Đông Nam Á.

Những khám phá mà chúng tôi thực hiện trên cây lúa có thể hữu ích cho các loại cây trồng khác. Tôi chủ yếu thực hiện nghiên cứu do sự tò mò. Đôi khi điều đó dẫn đến khám phá thú vị, thường có thể áp dụng cho các loại cây khác nhau, ở những nơi khác nhau trên thế giới. Trong số này, đặc điểm chịu ngập là hữu ích nhất ở Nam và Đông Nam Á.

- Đâu là những thách thức lớn nhất đối với công trình của bà, về giống gạo?

Có nhiều thách thức lớn nhất đối với nông dân trồng lúa. Ví dụ, ở Việt Nam, không chỉ có lũ lụt, mà khi mực nước biển dâng cao sẽ dẫn đến xâm nhập mặn. Vì vậy, nông dân rất quan tâm đến các giống chịu mặn. Bạn có thể kết hợp những đặc điểm gồm khả năng chịu mặn và khả năng chịu ngập, đôi khi là khả năng chịu hạn, trong cùng một loại cây trồng, bởi vì thật khó biết điều gì xảy ra trong tương lai.

- Bà ấn tượng với nền khoa học của Việt Nam như thế nào?

Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam, nhưng tôi đã làm việc trong cộng đồng công nghệ sinh học chuyên về lúa gạo trong khoảng  30 năm. Vì vậy, tôi đã gặp gỡ những nhà nghiên cứu từ Việt Nam. Tôi đã gặp lại một tiến sĩ (người Việt) mà tôi chưa gặp trong nhiều năm. Anh làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp lai tạo các giống lúa đang phát triển rất tốt ở Việt Nam đã rất tiên tiến. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra được nguồn gen tốt cho các giống lúa khác nhau.

- Bà có gợi ý gì cho chính phủ Việt Nam trong việc kết nối với các nhà khoa học quốc tế để nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong nước?

Tôi nghĩ đến một số điều, có thể gồm học bổng cho sinh viên sang nước khác với tư cách nghiên cứu sinh. Sau đó khi học về nước thì cần cung cấp nguồn lực để họ lập phòng thí nghiệm. Các nguồn lực, sự hỗ trợ và mức lương cần khiến khoa học trở nên hấp dẫn, không chỉ về mặt trí tuệ mà còn cho phép các nhà khoa học sống tốt, để hỗ trợ gia đình, trở thành cố vấn cho sinh viên. Nên việc chính phủ đầu tư vào khoa học là rất quan trọng, và cần phải liên tục, bởi đạt được hiệu quả thương mại từ khoa học cần nhiều thời gian.

Cảm ơn chia sẻ của bà!

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Những nhà khoa học Việt được tôn vinh

Vân Trang |

Một năm vừa qua, nhiều nhà khoa học Việt được vinh danh, nhận những giải thưởng danh giá ở các lĩnh vực.

Hành trình trở thành nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới của người Việt

Thiều Trang |

Đầu xuân Quý Mão, cùng Báo Lao Động trò chuyện với TS Trần Nguyễn Hải (Trường Đại học Duy Tân) - nhà khoa học Việt xếp thứ 13.713 trong Bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới.

Bổ nhiệm 6 Phó Giáo sư, một Phó Cục trưởng Công an

Quang Việt |

Ngành công an tiếp tục bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư cho 6 Thượng tá thuộc Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và một Phó Cục trưởng C03.

Bổ nhiệm 3 lãnh đạo ngành tố tụng Công an, Toà án và Viện Kiểm sát

Quang Việt |

Trong tuần qua, ngành tố tụng gồm Công an, Viện Kiểm sát và Toà án đã bổ nhiệm các chức vụ giám đốc, viện trưởng, chánh án.

Đà Nẵng: Phụ huynh kể lại cuộc gọi lừa đảo con đang cấp cứu

Nhóm PV |

Đà Nẵng - Các cuộc gọi lừa đảo chuyển tiền gấp để cấp cứu cho con xuất hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng khiến không ít phụ huynh học sinh cảm thấy lo lắng.

Sau Crimea, Tổng thống Putin lại bất ngờ thăm Donbass

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm không báo trước tới Mariupol, thành phố lớn ở Donbass.

Thái Bình: Thuê đất nghĩa trang của xã xây dựng cửa hàng điện máy trái phép

TRUNG DU |

Sau khi được UBND xã Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cho thuê, giao khoán 471 m2 đất quy hoạch nghĩa trang tại ngã tư thôn Phương Cáp, hộ ông Phạm Đức Thụy đã xây dựng trái phép công trình kiên cố để kinh doanh cửa hàng điện máy mà không bị ngăn chặn, xử lý.

Ngộ độc liên tiếp ở Quảng Nam: Hiểm họa từ món cá chép ủ chua

Hoàng Bin |

Kết quả kiểm nghiệm mẫu cá chép muối ủ chua trong vụ ngộ độc thực phẩm tại Quảng Nam xác định, các nạn nhân nhiễm độc tố botulinum. Đây là chất độc cực mạnh, có thể gây chết người với hàm lượng rất nhỏ.

Những nhà khoa học Việt được tôn vinh

Vân Trang |

Một năm vừa qua, nhiều nhà khoa học Việt được vinh danh, nhận những giải thưởng danh giá ở các lĩnh vực.

Hành trình trở thành nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới của người Việt

Thiều Trang |

Đầu xuân Quý Mão, cùng Báo Lao Động trò chuyện với TS Trần Nguyễn Hải (Trường Đại học Duy Tân) - nhà khoa học Việt xếp thứ 13.713 trong Bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới.

Bổ nhiệm 6 Phó Giáo sư, một Phó Cục trưởng Công an

Quang Việt |

Ngành công an tiếp tục bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư cho 6 Thượng tá thuộc Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và một Phó Cục trưởng C03.