Ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi

Lý Viết Trường |

Đề cương Văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 là Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa, là nền tảng tư tưởng phục vụ cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

PGS.TS Phạm Quang Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) cho rằng Đề cương Văn hóa Việt Nam là Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa, vì nó nêu những vấn đề chính thống, tổng quan và có tầm khái quát cao, do Tổng Bí thư Trường Chinh viết. Từ khi ra đời đến nay, trải qua 80 năm lịch sử, Bản Đề cương đã đồng hành với cách mạng Việt Nam, là khung lý luận chung để chỉ đạo toàn bộ các tư tưởng về văn hóa.

Đề cương Văn hóa Việt Nam là một phác thảo mang tính đề cương, đưa ra một cương lĩnh về văn hóa mà ở đó nội dung, tính chất, tổ chức, nhiệm vụ phát triển của cách mạng văn hóa trong và sau cách mạng giải phóng dân tộc theo xu hướng hoàn toàn mới. Vì là bản phác thảo, nên đề cương mới chỉ dừng lại ở những định hướng lớn, những nguyên tắc mang tính chất nền tảng.

Đề cương khẳng định cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển; cách mạng dân tộc giải phóng Việt Nam mới có thể đưa văn hóa Việt Nam tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập, dựng nên một nền văn hóa mới.

Đề cương làm rõ mục tiêu trước mắt của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam là xây dựng nền văn hóa mới, tuy chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đề cương đã xác định nền văn hóa mới của Việt Nam có hai tính chất là dân tộc và dân chủ, khẳng định trong giai đoạn lúc bấy giờ nó là cách mạng và tiến bộ.

Đề cương Văn hóa Việt Nam xác định 3 nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam thời kỳ ấy là: Dân tộc hóa, chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập; Đại chúng hóa, chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng; Khoa học hóa, chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái lại khoa học, phản tiến bộ.

PGS.TS Nguyễn Quang Long cho rằng, trong ba phương châm trên, vấn đề Dân tộc hóa được đưa lên đầu tiên, là nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa, đưa văn hóa áp sát, xâm nhập vào đời sống thường ngày và phục vụ quảng đại quần chúng. Hiện nay, phương châm này vẫn được Đảng và Nhà nước quán triệt trong các văn kiện về văn hóa. Cộng đồng vừa là chủ thể sáng tạo, vừa lưu giữ và phát huy văn hóa, văn hóa phải hướng tới mục đích phục vụ sự phát triển của cộng đồng.

Đề cương Văn hóa Việt Nam với những tư tưởng lớn được xác định phù hợp với đặc thù của nền văn hóa Việt Nam, nên đã có những giá trị to lớn trong việc soi đường cho quốc dân đi. Chính sự thay đổi của dân trí đã góp phần tạo nên sự thành công của cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, thúc đẩy sự nghiệp cứu quốc và phục hưng dân tộc.

Sau này các văn kiện về văn hóa như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 33 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đều nhất quán quan điểm được chỉ ra trong Đề cương Văn hóa Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Quang Long cho biết thêm: Các văn kiện sau này có phát triển thêm một số luận điểm do thực tế đòi hỏi, đó là vấn đề văn hóa cộng đồng, di sản, văn hóa các dân tộc, tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, con người, văn hóa chính trị, công nghiệp văn hóa và sáng tạo...

Đến nay, trải qua hơn 80 năm lịch sử từ khi ra đời, những đường hướng về văn hóa mà bản Đề cương Văn hóa Việt Nam đưa ra thật sự là nền tảng, được Đảng và Nhà nước vận dụng trong quá trình xây dựng các chính sách về văn hóa, văn học, nghệ thuật...

80 năm nhìn lại những quan điểm trong bản Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 mới thấy hết tư duy đầy minh triết, cách tiếp cận vấn đề khoa học đầy thực tiễn và khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chính là nền tảng, là ngọn đuốc dẫn lối trong quản lý, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lý Viết Trường
TIN LIÊN QUAN

Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Hương Mai |

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, những giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 càng phải được đề cao.

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Hải Minh |

Năm 2023, kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, nhiều sự kiện quan trọng sẽ được tổ chức.

Khẳng định ý nghĩa, giá trị to lớn của Đề cương về Văn hóa Việt Nam

Minh Hằng |

Bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Đến nay, Bản đề cương đã được thực hiện trong 80 năm.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Hương Mai |

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, những giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 càng phải được đề cao.

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Hải Minh |

Năm 2023, kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, nhiều sự kiện quan trọng sẽ được tổ chức.

Khẳng định ý nghĩa, giá trị to lớn của Đề cương về Văn hóa Việt Nam

Minh Hằng |

Bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Đến nay, Bản đề cương đã được thực hiện trong 80 năm.