Lung linh bảo vật trên không gian số

Sa Linh |

Trong 20 bảo vật quốc gia đang được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trưng bày trên không gian số, các hiện vật triều Nguyễn gây nhiều chú ý khi được chế tác tinh xảo bằng những vật liệu quý như vàng và bạch ngọc. Đằng sau mỗi bảo vật ẩn chứa những ý nghĩa tốt lành, uyên bác và gửi gắm cả những mong ước lớn lao của các bậc tiền nhân.

Ý nghĩa tốt lành của Đế hệ thi

Được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2018, Kim sách đế hệ thi được chế tác bằng vàng vào năm 1823 dưới thời vua Minh Mệnh, triều Nguyễn. Có kích thước 23,2cm dài, 13,7cm rộng và dày 1,6cm, Kim sách Đế hệ thi làm theo khổ chữ nhật đứng. Sách có 13 tờ, tờ bìa trước, bìa sau chạm hình rồng mây và 11 tờ ruột khắc sách văn.

Theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG), dưới triều Nguyễn, vua Gia Long đã quy định cách viết tộc phả nhà Nguyễn: Con cháu Nguyễn Hoàng vào Nam thì chép theo họ tôn thất Nguyễn Phúc; con cháu của Nguyễn Hoàng ở Bắc và các chi trước Nguyễn Hoàng ở Thanh Hóa thì thuộc về họ Nguyễn Hựu. Theo truyền thống đó, năm Quý Mùi (1823), để giữ nghiệp lâu dài cho mình và con cháu, vua Minh Mệnh đã tìm ra phép đặt tên đôi, theo đó, người kế nghiệp khi nối ngôi, có thể lấy một chữ làm tên, lấy chữ Nhật làm nghĩa tượng trưng ngôi vua. Dòng đế (Đế hệ) được kế thừa đế nghiệp và dòng thân (Phiên hệ) là để bảo vệ Đế hệ. Vua đã thảo 11 bài thơ, gồm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi. Đế hệ thi có 20 chữ với ý nghĩa tốt lành và uyên bác, dùng làm từ đứng trước cho 20 đời nối tiếp sau kể từ đời vua Minh Mệnh gồm:

Miên, Hồng (Hường), Ưng, Bửu, Vĩnh

Bảo, Quý, Định, Long, Trường

Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật

Thế, Thụy (Thoại), Quốc, Gia, Xương

Theo phép này, tất cả con trai của vua Minh Mệnh đều phải có từ đứng trước là Miên, sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Miên đều phải có tên bắt đầu bằng Hồng (Hường), sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Hường lại lấy từ đứng trước là Ưng, sau là tên do Hoàng gia đặt... cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ Đế hệ.

Với Đế hệ thi, vua Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Tuy nhiên, cuối cùng, dừng lại ở chữ Vĩnh, tức thế hệ thứ 5, đời vua thứ 13 triều Nguyễn.

Sử liệu quan trọng trên ấn vàng

Cũng được chế tác dưới thời vua Minh Mệnh vào năm 1827, ấn Sắc mệnh chi bảo được làm bằng vàng có chiều cao 11cm, chiều rộng 14cm, dày 2,5m và được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia từ năm 2015.

Với hiện vật này theo Đại Nam thực lục chính biên, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), Bộ Lễ cùng Phủ Nội vụ, Ty Vũ khố nhận chỉ dụ đúc 5 ấn vàng, trong đó có ấn Sắc mệnh chi bảo. Ấn làm bằng chất liệu vàng 10 tuổi, gồm hai phần: quai ấn và ấn. Quai được tạo hình rồng, đầu vươn về phía trước, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ Hán (kiểu chữ Triện): Sắc mệnh chi bảo - 敕命之寶 (Bảo ấn của các sắc lệnh).

Kim sách đế hệ thi. Ảnh: BTLSQG
Kim sách đế hệ thi. Ảnh: BTLSQG

Các khảo cứu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia qua những tư liệu còn lại cho thấy ấn Sắc mệnh chi bảo dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cũng như phong tặng cho thần và người, được đóng trên các loại văn bản sắc phong, chiếu văn... Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có nói đến lời của vua Minh Mệnh (năm 1828) về việc dùng ấn Sắc mệnh chi bảo để phong tặng, ban cấp cho bá quan văn, võ thay cho ấn Phong tặng chi bảo - 封 贈 之 寶 và quy định dùng ấn Sắc mệnh chi bảo cho cả những chiếu văn, thăng chức tước cho những người có quyền chức, tước, hàm nhưng chưa được cấp sắc. Hiện nay, trong hệ thống bảo tàng, di tích, sưu tập tư nhân trên toàn quốc còn lưu giữ được khá nhiều sắc phong thần và sắc phong quan chức thời Nguyễn có đóng triện Sắc mệnh chi bảo.

“Ấn Sắc mệnh chi bảo là đỉnh cao của loại hình ấn chương thời Nguyễn, là nguồn sử liệu quan trọng ghi lại dấu ấn lịch sử gắn liền với nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam” - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nhận định.

Một góc độ khác của bảo tàng

20 bảo vật quốc gia đang được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trưng bày trên không gian số ở địa chỉ https://baovatquocgia.baotangso.com mang trong mình nhiều thông điệp ý nghĩa. Thông qua không gian trưng bày ảo 3D, du khách được chiêm ngưỡng và khám phá các bảo vật với những hình ảnh từ nhiều góc độ của Trống đồng Ngọc Lũ, Mộ thuyền Việt Khê, Tượng hai người cõng nhau thổi khèn, Bia Võ Cạnh, Bình hoa lam vẽ Thiên nga, Bia điện Nam Giao, Ấn Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi bảo, Trống Cảnh Thịnh, Kim sách đế hệ thi, cuốn Đường Kách Mệnh, tác phẩm Nhật ký trong tù, Bản thảo Lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Điều đặc biệt là với mỗi bảo vật, công chúng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng, khám phá đa chiều, không chỉ ở nhiều góc độ khám phá thị giác mà còn là những cấp độ thông tin đáp ứng nhu cầu, cách thức tìm hiểu và trải nghiệm khác nhau.

Theo TS Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 20 bảo vật quốc gia hiện đang được Bảo tàng lưu giữ đều mang những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc đáo và quý hiếm. Mỗi bảo vật là một di sản quý giá, chứa đựng những thông điệp của quá khứ, tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, phản ánh lịch sử văn hóa lâu đời, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. lợi thế của ứng dụng 3D giúp cho hình ảnh, hoa văn và những giá trị đặc sắc nhất, mang thông điệp văn hóa, lịch sử từ quá khứ đến thế hệ hôm nay một cách rõ nét. Thậm chí, nhiều thông tin còn chi tiết hơn khi công chúng chiêm ngưỡng trực tiếp hiện vật.

TS Nguyễn Văn Đoàn cũng chia sẻ, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Khối lượng thông tin về 20 bảo vật quốc gia được đưa lên không gian mạng tương đối lớn, với những thông tin tổng quan và thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, tương tác... Để đáp ứng nhu cầu của du khách, bảo tàng sẽ tiếp tục bổ sung thêm trong khung tư liệu này những thông tin, nghiên cứu mới, tăng cường tương tác để tạo sức cuốn hút nhiều hơn.

Ấn ngọc quý và lớn nhất

Được nhìn nhận là ấn ngọc quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật cung đình triều Nguyễn, ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được chế tác năm 1847 bằng loại đá ngọc màu trắng gọi là bạch ngọc dưới thời vua Thiệu Trị và được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017.

Ấn gồm hai phần quai ấn và ấn. Trong đó quai ấn chạm khắc hình rồng và được thể hiện dưới dạng rồng cuộn (rồng ổ), đầu ngẩng cao, chân 5 móng, đuôi xoắn. Mặt ấn hình vuông khắc nổi 9 chữ Hán (kiểu chữ Triện): Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ - 大 南 受 天 永 命 傳 國 璽 (Ấn ngọc truyền quốc của nước Đại Nam nhận mệnh lâu dài từ Trời).

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho hay, đây là chiếc ấn ngọc thứ 3 của Vua Thiệu Trị, cũng là ấn ngọc quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật cung đình triều Nguyễn. Bản thân nhà vua làm lễ Đại tự cho khắc chữ trên mặt ấn ngọc này. Ấn không chỉ dùng trong Đại lễ Tế Giao hàng năm ở Đàn Nam Giao (Kinh đô Huế) mà còn dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ, được bảo vệ và quý trọng như Kim bảo truyền quốc Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo.

Sa Linh
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng công bố và trưng bày 12 bảo vật Quốc gia

Mai Chi |

Hải Phòng - Ngày 8.5, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức lễ công bố và trưng bày 12 bảo vật Quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận.

3 mặt nạ vàng bảo vật quốc gia sẽ sớm được trưng bày ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 14.2, thông tin từ Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đơn vị đã lên kế hoạch tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Mặt nạ vàng Giồng Lớn - Long Sơn, đồng thời trưng bày cùng một số hiện vật khác để người dân, du khách tham quan thưởng lãm.

Chiêm ngưỡng 2 bảo vật quốc gia trong ngôi chùa 500 tuổi ở Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Chùa Trà Phương (Kiến Thuỵ) là ngôi cổ tự có niên đại hàng thế kỉ, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn thời Mạc. Trong đó, đặc biệt là pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và bức phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Hải Phòng công bố và trưng bày 12 bảo vật Quốc gia

Mai Chi |

Hải Phòng - Ngày 8.5, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức lễ công bố và trưng bày 12 bảo vật Quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận.

3 mặt nạ vàng bảo vật quốc gia sẽ sớm được trưng bày ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 14.2, thông tin từ Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đơn vị đã lên kế hoạch tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Mặt nạ vàng Giồng Lớn - Long Sơn, đồng thời trưng bày cùng một số hiện vật khác để người dân, du khách tham quan thưởng lãm.

Chiêm ngưỡng 2 bảo vật quốc gia trong ngôi chùa 500 tuổi ở Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Chùa Trà Phương (Kiến Thuỵ) là ngôi cổ tự có niên đại hàng thế kỉ, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn thời Mạc. Trong đó, đặc biệt là pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và bức phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.