Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN: “Cần xây dựng sản phẩm đa dạng, mang tính điểm nhấn…”

THANH HƯƠNG |

Mở cửa đón khách từ tháng 9.2010, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam có khá nhiều ưu thế của một khu du lịch - văn hóa, tuy nhiên, theo đánh giá, để thu hút thêm nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, cần đẩy mạnh đầu tư, công tác tuyên truyền cũng như hoàn thiện các sản phẩm du lịch đa dạng.

Cách trung tâm Hà Nội 40km về phía Tây, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có tổng diện tích 1.544ha, gồm 7 phân khu chức năng như Khu dịch vụ du lịch tổng hợp, khu vui chơi giải trí, khu Công viên mặt nước, bến thuyền, khu Di sản văn hóa thế giới (đang kêu gọi đầu tư), trong đó Khu các làng dân tộc được coi là linh hồn, là trái tim của dự án. Đây là nơi tái hiện không gian văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam.

Những hoạt động văn hóa nổi bật tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ảnh: Nguồn Internet.

Theo Quyết định số 201/QĐ - TTg ngày 22.1.2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030, khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong danh mục địa điểm có tiềm năng phát triển Khu du lịch Quốc gia. Nằm trên hành trình du lịch nghỉ dưỡng của một chuỗi các khu du lịch nổi tiếng như Thác Đa, suối Ngọc Vua Bà, rừng Quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh, Ao Vua, Đá Chông…, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch.

Ông Lâm Văn Khang - Quyền trưởng Ban quản lý Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thống kê, tính riêng năm 2016, Làng đã đón trên 500 nghìn lượt khách du lịch, tăng 200% so với năm 2015. Cũng theo đại diện Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết thêm, hiện Làng đang tập trung chủ yếu khai thác thị trường khách từ Hà Nội và các vùng phụ cận, nhóm khách gia đình, học sinh và sinh viên. Ngoài tổ chức các hoạt động lớn của Bộ VHTT&DL, Làng tổ chức đều đặn một số hoạt động theo tuần, theo tháng nhằm thu hút du khách như triển lãm, trưng bày, biểu diễn nghệ thuật... Tuy nhiên, để thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn và ngày càng thu hút đông đảo du khách, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch VN) nhìn nhận rằng, “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần xây dựng nhiều hoạt động và sản phẩm mang tính điểm nhấn, tăng cường công tác quảng bá thông tin đến doanh nghiệp.

“Ngôi nhà chung” được xem là nơi bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Hiện Làng có các cộng đồng dân tộc đang tham gia hoạt động hàng ngày để tái hiện đời sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng như Tày, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cor, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer… Du khách có cơ hội tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng cũng như thưởng thức nhiều loại hình dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc (ném còn, nhảy sạp, tó má lẹ, đi cầu kiều…); trải nghiệm văn hóa ẩm thực (làm bánh, nấu xôi màu, rang giã cà phê…). Một số ý kiến khác cho rằng, sản phẩm du lịch của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam vẫn chưa đáp ứng tốt so với yêu cầu của thị trường; công tác quảng bá xúc tiến chưa sâu rộng; nhân lực phục vụ hoạt động chưa đủ cung - cầu nhất là trong các dịp nghỉ lễ, tết dài ngày...

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nói: “Cần kết hợp cả hai yếu tố giữa văn hóa truyền thống đặc sắc và sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu hiện nay của du khách, ví dụ nhu cầu thưởng ngoạn môi trường sinh thái hay dùng các thực phẩm sạch, an toàn...”. Ông cũng nhận định thêm. cần có một cơ chế nhất định phân cấp quản lý một cách rõ ràng về các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các hoạt động sự nghiệp để đẩy mạnh, phát triển du lịch bền vững.

THANH HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.