Ký & Phóng sự: Lòng nhân ái trong biển lũ

PHÓNG SỰ CỦA PHAN THẾ CẢI |

"Nhất thủy nhì hỏa" khi nước dâng nhiều vùng quê Hà Tĩnh bị cô lập, biết bao thiệt hại, những tang thương xảy ra đối với người dân trong bão lũ. Nhưng người Hà Tĩnh "thắng lũ" nhờ tình thương của cộng đồng. Trong tình thương, san sẻ ấy, có ngọn lửa tỏa sáng từ những người lính biên phòng Hà Tĩnh.

Ông Chủ tịch trẻ đến với dân vùng lũ

Chiều ngày 14.10.2016 áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Trời không gió nhưng mây đen vần vũ, rồi kéo theo trận mưa xối xả, kéo dài từ chập tối đến sáng hôm sau. Chẳng ai chống chặn hoàn toàn được lũ, khắp 12 huyện thành trên đất Hà Tĩnh đều bị lũ bao vây. Nhắc tới lũ vào nhà mới vài ba ngày thôi, sao tôi vẫn thấy thật ớn lạnh. Thành phố Hà Tĩnh đêm ấy các cư dân trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Phan Đình Phùng, Nguyễn Công Trứ nước đều leo lên tới bên bếp ăn, phòng ngủ... Nhiều người phải hớt hơ hớt hải đưa xe cộ, đồ đạc đi sơ tán. Chỉ mới một đêm thôi, người thành phố Hà Tĩnh cũng thấy khốn khổ khi sống chung với lũ rồi, huống hồ dân ở vùng rốn lũ.

Đến với các hộ dân bị lũ cô lập.

Sáng hôm sau, tôi dậy rất sớm và gọi điện thoại cho Đại tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, với ý định muốn "bám càng" anh, để tận mắt chứng kiến những "cám cảnh" người dân trong vùng "rốn lũ". Tôi chỉ nhận được tin nhắn, anh đang cùng với anh Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thăm bà con xã Phương Mỹ nơi bị nước ngập sâu nhất tỉnh.

Đặng Quốc Khánh là vị chủ tịch trẻ, Đại tá Võ Trọng Hải là "lính tả xung hữu đột". Cả hai người đều có những dòng tư tưởng gặp nhau "Thấy dân đau, cũng như mình đau, thấy dân cười là dân ban niềm hạnh phúc cho mình". Chính vì thế, lúc nước dâng, chiếc điện thoại của người chỉ huy đã nhận được hàng trăm cuộc gọi và tin nhắn từ vùng lũ gửi về. Làm sao yên được đối với những dòng tin: "Theo thống kê ban đầu đến sáng ngày 15.10 cả huyện Hương Khê có tới 10.357 hộ dân bị ngập, trong đó 2.576 hộ ngập trên 2m. Mưa lũ đã làm ngập 16 xã, trong đó có 9 xã bị cô lập bao gồm Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Thủy, Hương Giang, Phương Điền, Phương Mỹ, Hòa Hải. Lũ đã gây hậu quả nặng với 200ha lúa mùa bị ngập, 1.000 tấn lúa hư hỏng, hơn 40 ngàn con gia cầm và gia súc bị trôi". Vậy là chiếc áo phao màu lửa cùng con tàu cứu hộ cứu nạn như mũi tên băng qua dòng nước xiết, đưa vị Chủ tịch trẻ Đặng Quốc Khánh, cùng đoàn cán bộ đến sát nỗi đau của người dân ở vùng "rốn lũ". Hôm nay tới Hương Khê, ngày mai lên Hương Sơn. Sáng tàu cứu hộ tới Vũ Quang, chiều tàu cập tới hạ lưu Đức Thọ. Sau cơn lũ, phù sa sẽ lắng bồi lại ruộng đồng soi bãi, sau những chuyến hành trình tới dân vùng lũ, sự có mặt đúng lúc và với tác phong sâu sát, Chủ tịch trẻ Đặng Quốc Khánh đến với người dân đâu chỉ là lời động viên, chia sẻ trong giây lát mà để hình thành những tư duy mới trong anh về chiến lược, giải pháp giúp người nghèo "sống chung với lũ". Bao nhiêu nhà tránh lũ mọc lên, bao nhiêu vấn đề an ninh lương thực và môi trường cho dân vùng lũ. Riêng người dân lắng lại tấm lòng người chủ tịch tỉnh lúc "tắt lửa tối đèn".

Con “chiến mã" khỏe sức

"Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lũ là Hải đội 2, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, quên ăn, quên ngủ ngồi trên con thuyền cứu nạn để đến với dân vùng lũ lúc gian nguy nhất. Cái cảnh người dỡ ngói leo lên ngồi trên nóc nhà, người đu vào thân cây cột điện để chờ chúng tôi tới cứu dường như không còn xa lạ lắm đối với người lính. Chuyện những người bị lũ cuốn giữa dòng nước xiết, tàu cứu hộ nhanh tay trục vớt cũng là lẽ thường tình". Trung tá Ngô Đức Đông - Hải đội trưởng - vừa điều khiển tay lái, vừa tâm sự, trong cuộc hành trình về nơi ngập lũ nặng ở Phúc Đồng.

Một người đi trong nhóm tò mò hỏi: "Thế tàu cứu nạn có gì khác biệt với những con tàu khác anh?". Trung tá Đông giải thích: "Nó khác vì cấu hình giống như con thoi dệt vải, mũi nhọn, chiều dài 8m, chiều rộng 2,2m, chiều cao 1,4m. Loại này có 220 sức ngựa, nó là con "ngựa chiến" khỏe nhất và đi nhanh nhất. Vì thế tàu cứu hộ, cứu nạn có thể luồn lách được bất cứ chỗ nào trên địa bàn bị lũ chia cắt. Đặc biệt nhất của con tàu này, dưới chân vịt có cửa khép mở, nên việc cứu người gặp nạn nhanh nhất và an toàn nhất".

 

Với con "ngựa chiến" khỏe, phải có người "cầm cương" giỏi. Tham gia lái thay phiên nhau trên con tàu này, còn có thêm một cậu lái trẻ, một kỹ thuật viên sửa chữa tàu khi gặp sự cố nữa.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 16.10, chiếc tàu cứu hộ, cứu nạn được thả xuống xã Phúc Đồng. Cùng đi trên con tàu với cán bộ chiến sĩ biên phòng, có thêm 5 người của đoàn "Mái ấm tình thương" do bà Nguyễn Phương Dung dẫn đầu, họ mang theo 700 thùng mì tôm, 1.000 gói lương khô, 50 thùng nước lọc để giúp những người đang đói, đang khát, đang bị "lũ đuổi" đến kiệt sức, kiệt tài sản. Theo thông tin đã báo trước từ Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Phúc Đồng - đã chờ sẵn đội cứu hộ, cứu nạn để làm "người giao liên" đưa đoàn tiếp cận được với các gia đình đang bị lũ cô lập.

Vừa ngồi vào khoang tàu, ông Hùng đã thông báo ngay cho mọi người biết: "May mà chúng tôi chuẩn bị phương án sớm, nên cả xã này không có ai bị thiệt mạng, tài sản và vật nuôi tất nhiên bị lũ cuốn trôi nhiều. Nếu không được cấp trên cứu trợ chắc chắn nhiều gia đình sẽ lâm vào cảnh đói, hiện nay toàn xã Phúc Đồng có 57 hộ bị cô lập". Chiếc tàu cứu trợ, cứu nạn phóng như tên bay, trong màn mưa dày đặc, với tốc độ "phi mã". Nhưng nhờ có "hoa tiêu" quen đường, thuộc lối của ông chủ tịch xã, nên đã tránh được mọi chướng ngại đang nằm vật vờ trong nước. Sóng dữ cứ vỗ vào thân tàu ì oạp, lúc nâng bổng, lúc hạ xuống thấp, khiến mọi người ngồi trên thân tàu thêm biết được sự nguy hiểm của lũ. Ngồi trên tàu tất cả đều nhìn rõ bốn phía, xóm thôn phờ phạc tiêu điều, những ngôi nhà chìm sâu vào đáy lũ chỉ còn nhô ra đỉnh nóc. Một con chó vàng ngồi trong chiếc chậu thau, được một cháu gái trạc 8 tuổi ôm khư khư trong lòng. Người đàn ông là bố cô bé, nước da tái xám, đang chèo thuyền tất bật đưa con thuyền đi ngược về hướng núi. Con tàu đưa ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch xã Phúc Đồng đến gặp trưởng thôn, các trưởng thôn lại lần lượt ngồi lên tàu, dẫn đoàn tới địa chỉ các gia đình nguy khốn nhất. Một phóng viên báo, nâng máy ảnh lên chụp, khi chị Phương Dung trao món quà giúp đỡ họ, mà rơm rớm nước mắt, trong tiếng thều thào của ông Phan Văn Tuấn (xóm 1 xã Phúc Đồng) tâm sự: "Nhà tôi có 7 miệng ăn, nhưng gạo thóc bị lũ cuốn trôi hết rồi, chẳng có gì ăn cả. Được gói mì, được chai nước lọc các cô chú cho tôi thấy quý hóa quá. Tôi mong làm sao cộng đồng hiểu được cảnh lũ bất ngờ này, để giúp đỡ chúng tôi sớm ổn định sản xuất".

Đi cứu trợ cho người bị nạn, bữa ăn của người trong cuộc hôm đó cũng giản dị là gói lương khô và chai nước lọc theo phong cách "dã chiến" trên tàu. Nhưng nhờ có con tàu cứu hộ, cứu nạn đến 2 giờ chiều ngày 16.10.2016, đoàn đã trao đúng địa chỉ cho nhiều gia đình bị ngập lũ ở Phúc Đồng toàn bộ số hàng cứu trợ mà họ mang đi…

Kể chuyện quên mình trong lũ giúp dân, trung tá Ngô Đức Đông, Hải đội trưởng cho biết thêm: "Khi lũ đến thì dân vùng nào cũng lâm nguy cả. Bữa ấy tôi vừa đi cứu trợ ở Hương Khê thì nhận được nguồn tin nóng từ phía huyện Thạch Hà rằng, nhiều hộ dân xã Thạch Hạ do bị lũ dâng, nên toàn bộ cá lồng bè trôi hết ra biển. Tôi thông tin ngay cho Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh biết và điều động ngay 1 chiếc ca nô CV, cùng 15 cán bộ, chiến sĩ ra hiện trường ứng cứu. Nhờ đó 30% lồng bè đã được kéo về. Trong lúc "cứu cá", lại cứu được cả anh Phạm Công Hoàn (cán bộ Công ty TNHH Thương mại Dương Anh) khi đang ngồi trên thuyền nan bị lật".

Giúp dân cùng vào cuộc

Khi nước lũ vẫn đang còn trắng đồng, nhưng Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã điều động 300 cán bộ và chiến sĩ đến giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt. Trung tá Nguyễn Văn Sâm đồn trưởng đồn bản Giàng tâm sự: "Tôi ở với dân vùng sâu, vùng xa đã nhiều năm, đã quen với mưa nguồn suối lũ rồi, nhưng chưa bao giờ lại gặp cảnh lũ lên nhanh và bất ngờ đến như vậy. Các trường tiểu học mầm non Hương Đô, Hương Phúc mực nước lũ dâng cao từ 3m - 4m".

Một chiến sĩ khác tay còn lấm láp bùn xuýt xoa: “Khi đặt chân tới trường Hương Đô mới thảm cảnh làm sao. Toàn bộ sách vở và đồ chơi, các phương tiện sinh hoạt của các em ngập ngụa bùn lầy hết. Những chiếc ghế nhựa dành cho các em ngồi, những chiếc chậu nhựa dành cho các em rửa tay chân, dùng nước rửa sạch có thể dùng lại được. Còn sách thì không, bao nhiêu sách đẹp, bao nhiêu hình vẽ hay khi cầm lên đều bị mục nát bùn. Rất nhiều đồ đạc của các em lũ đã cuốn mất rồi”.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương hiệu trưởng Trường mầm non Hương Đô buồn tủi than: “Đâu chỉ có đồ chơi các cháu bị mất mát mà thiết bị dạy học của các cô cũng bị hỏng hết cả rồi, tường rào dài hơn 30m bị lũ vào nghiến đổ. Kinh phí sửa lại hàng rào chưa biết tính sao đây?”.

Chia sẻ cùng cô giáo và các cháu mầm non trong lúc hoạn nạn, các cán bộ chiến sĩ biên phòng đã kịp thời “tổng vệ sinh môi trường” theo phương pháp thông dụng: Dùng ven cuốc và bàn trang để vét sạch bùn non từ phòng học các em, đến sân chơi, con đường các em vào lớp. Các chiến sĩ cẩn thận dùng giẻ lau, chậu nước vòi phun để lau chùi, kỳ cọ sạch những vật dụng bị bùn non bám. Khi giọt mồ hôi của người lính đổ xuống, khi hàng trăm tấn bùn lũ bao vây bị “tống khứ”, sẽ trả lại môi trường sạch cho các em.

Những câu chuyện cảm động của Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh chưa dừng lại ở hình ảnh mầm non này. Càng theo sát bước chân các anh đi, càng thấu hiểu thêm nhân nghĩa cao đẹp của trái tim người lính. Bà Tý ở xóm 2 xã Hương Đô (Hương Khê) năm nay đã 76 tuổi có cảnh ngộ thật đáng thương. Bà Tý có 3 người con, đứa con đầu bị tàn tật, đứa thứ hai thì bị lâm bệnh chết, đứa con gái thứ ba lại lấy chồng xa. Người đàn bà ngày thường ấy đã phải chịu cảnh cô đơn, lúc lũ ập đến nhà, địa phương đã đưa bà đi lánh nạn. Khi lũ rút bà Tý trở về trong tuyệt vọng vì nhà cửa bị đổ, đồ đạc trong nhà bị lũ cuốn trôi. Trong lúc này các cán bộ chiến sĩ đồn bản Giàng, đã kịp thời có mặt dựng lại cho mẹ Tý. Cột gỗ nào hư thì tìm gỗ thay. Ván cửa bị tháo tung, thì dùng đinh đóng lại. Từ chiếc giường đến cái nồi nấu ăn bên bếp lửa. Từ bộ quần áo mẹ mặc, đến đôi dép mẹ đi đều có nghĩa cử của bộ đội biên phòng và sự chia sẻ của đồng bào, đồng chí.

Mới hay “có qua cơn hoạn nạn mới hiểu rõ lòng nhau”. Có qua cơn hoạn nạn mới hiểu sâu tình “cá nước”.

10.2016.

Ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh - nhấn mạnh, trong hoàn cảnh khó khăn, Hà Tĩnh đã nhận được sự sẻ chia rất lớn của Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp, các tấm lòng từ thiện trong và ngoài nước. Những tình cảm ấm áp, chân thành đó là động lực giúp nhân dân vùng lũ sớm vực dậy tinh thần, khắc phục hậu quả, ổn định SX-KD.

Trên tinh thần tương thân tương ái, Chủ tịch UBND tỉnh đã kêu gọi ủng hộ đồng bào và đề nghị cán bộ các phòng, ban UBND tỉnh quyên góp, chung tay giúp đỡ người dân vùng lũ.

PHÓNG SỰ CỦA PHAN THẾ CẢI
TIN LIÊN QUAN

Phóng sự ảnh: Rùng rợn “dây chuyền công nghệ” biến chuột cống thành... “đặc sản”

Trần Ích - Tâm Am |

Chuột cống, loài vật bẩn thỉu truyền đời sống ở cống rãnh từng là thủ phạm gây bệnh dịch hạch khiến loài người suýt nữa diệt vong. Liệu có ai trong chúng ta tin được rằng: Đến một ngày mình sẽ tự nguyện, dũng cảm ăn thịt chuột cống như một thứ đặc sản đắt đỏ không? Câu trả lời chắc chắn là: “Không!”. Nhưng nhớ mở ngoặc thêm cụm từ sau: “Tôi không ăn, trừ khi tôi bị lừa”.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Phóng sự ảnh: Rùng rợn “dây chuyền công nghệ” biến chuột cống thành... “đặc sản”

Trần Ích - Tâm Am |

Chuột cống, loài vật bẩn thỉu truyền đời sống ở cống rãnh từng là thủ phạm gây bệnh dịch hạch khiến loài người suýt nữa diệt vong. Liệu có ai trong chúng ta tin được rằng: Đến một ngày mình sẽ tự nguyện, dũng cảm ăn thịt chuột cống như một thứ đặc sản đắt đỏ không? Câu trả lời chắc chắn là: “Không!”. Nhưng nhớ mở ngoặc thêm cụm từ sau: “Tôi không ăn, trừ khi tôi bị lừa”.