Khúc ca tái sinh ở Mosul

Thanh Hà |

Tháng 10.2016, cuộc tấn công quân sự để giành lại thành phố từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt đầu. Thành phố lớn thứ hai ở Iraq đã trải qua một trong những trận chiến đô thị đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trận chiến chính thức được tuyên bố là “kết thúc” ngày 10.7.2017. Gần 6 năm sau khi giải phóng, hi vọng mới đang hình thành giữa những đống đổ nát của Mosul.

Tín hiệu của hi vọng

Thành phố 2 mùa xuân là cách Mosul - đô thị cổ kính phía Bắc Iraq - được người dân ở đây nhớ tới. Al-Hadba - hay “thằng gù” - là một biệt danh khác của thành phố, để chỉ ngọn tháp nghiêng nổi tiếng của đại giáo đường Hồi giáo Al-Nuri từ thế kỉ XII.

Ngày nay, thời tiết khắc nghiệt đã chuyển những mùa xuân thành mùa hè và ngọn tháp mang tính biểu tượng không còn nổi bật ở đường chân trời của Mosul. Những phần tử khủng bố IS đã cho nổ tung ngọn tháp này vào năm 2017, vài tuần trước khi quân đội Iraq, nhiều lực lượng dân quân Iraq, người Kurd Peshmerga và các đồng minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo chấm dứt sự cai trị man rợ kéo dài 3 năm của IS ở thành phố.

Tên của nhiều thành phố ở Iraq - Fallujah, Najaf, Tikrit, Mosul - chỉ trở nên quen thuộc với công chúng phương Tây như những địa điểm chiến tranh đẫm máu, giống như các đô thị của Ukraina ngày nay hay của Bosnia 3 thập kỉ trước. Khi các máy quay rời đi và mối quan tâm chính trị chuyển hướng, chính những người dân Mosul phải nhặt lại những mảnh ghép trong khi thế giới tìm kiếm những câu chuyện ở những nơi khác.

Gần 6 năm trước, Mosul được tuyên bố giải phóng sau một trận chiến kinh hoàng cuối cùng đẩy nhóm khủng bố ra khỏi thành phố. Những vết sẹo của trận chiến vẫn còn lại tới ngày nay. Imad Abdullah, bệnh nhân tại bệnh viện Al-Wahda do Médecins Sans Frontières điều hành ở Đông Mosul, cho biết: “Khi tôi nghĩ về những gì Mosul đã trải qua trong chiến tranh, cứ như thể con trai tôi đang ở trong phòng cấp cứu, còn tôi thì đợi bên ngoài, lo lắng và hi vọng con mình sẽ sống sót".

Nhưng ở khắp nơi, những dấu hiệu của hi vọng và hồi phục đã xuất hiện khi cư dân xây dựng lại và hồi sinh thành phố lớn thứ 2 của Iraq sau khi chế độ cai trị tàn bạo của IS phá huỷ cơ cấu xã hội và nhiều trận đánh lớn để đánh bại nhóm khủng bố này đã phá huỷ phần lớn thành phố.

Không biết có chính xác bao nhiêu cư dân của Mosul bị IS giết và bao nhiêu người thiệt mạng trong trận chiến, nhất là nhiều người đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát của các cuộc bắn phá. Ước tính có khoảng 8.000 tòa nhà đã bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề trong thành phố cổ của Mosul và một số ít trong số đó đã được xây dựng lại. Khi tính cả các khu vực khác của thành phố nơi trận chiến nổ ra, ước tính tổng số tòa nhà bị hư hại hoặc phá hủy lên tới 138.000. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, hơn 1 triệu người - trong tổng dân số gần 4 triệu người trước khi IS kiểm soát - đã rời khỏi Mosul trước tháng 8.2017.

Theo cây viết Mina Al-Oraibi của Foreign Policy, quá trình tái thiết Mosul diễn ra chậm chạp, với nhiều trở ngại như thiếu kinh phí, nạn tham nhũng. Dẫu vậy, một bức tranh tươi sáng hơn đang nổi lên ở Mosul. Mosul vẫn nổi bật như một nơi mà bức tranh ghép các tôn giáo và sắc tộc từng là dấu ấn của khu vực vẫn tồn tại - ít nhất là một phần. Sự yên bình chưa toàn diện, nhưng hiện tại, Mosul và người dân thành phố là minh chứng cho sự kiên cường và tự lực khi xây dựng lại thành phố của mình, với chút ít giúp đỡ từ bè bạn.

Hồi sinh tinh thần Mosul

Sahir Dawood - nhà quảng bá y tế của Médecins Sans Frontières ở Mosul - cho biết: “Mosul đã chứng kiến những thay đổi căn bản trong 5 năm qua. Lần đầu tiên tôi trở lại thành phố, ngay sau khi trận chiến kết thúc, tôi có cảm giác như một thị trấn ma. Nhìn sang bên phải, bên trái, tất cả những gì tôi thấy là đống đổ nát, những tòa nhà bị phá hủy và những con đường vắng tanh, với vài người kiệt sức đây đó. Nhưng giờ đây, khi đi quanh thành phố, tôi thấy mọi người đi làm và đi chơi. Tôi thấy các tòa nhà đứng sừng sững, đèn đường thắp sáng trong đêm”.

Ngày nay, những cây cầu bị phá hủy trong chiến tranh đã mở cửa trở lại cùng Tây và Đông Mosul được kết nối lại. Những năm qua, người dân sống ở Mosul đã chứng kiến đường phố thay đổi, khi các rào chắn và trạm kiểm soát dần được dỡ bỏ - dấu hiệu cho thấy an ninh được cải thiện. Ngày nay, các bậc phụ huynh ở Mosul không còn ngại cho con vui chơi ngoài trời và cho con đến trường.

Faris Jassim bị thương trong trận chiến của Mosul. Anh gặp nhiều biến chứng, trải qua 25 cuộc phẫu thuật và vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. “Tôi đã trải qua những khoảnh khắc rất phức tạp sau khi bị thương. Trong 2 năm, tôi đã có ý định tự tử khi tất cả những cuộc phẫu thuật và điều trị dường như kéo dài vô tận. Nhưng khi bắt đầu thấy chân hồi phục, tôi lại thấy hi vọng. Bây giờ là một bước nhảy vọt lớn để chuyển từ ngồi xe lăn sang tự đi lại” - Faris nói, khi sắp được xuất viện và háo hức quay trở lại làm việc trong cửa hàng của mình.

Sự hồi sinh của khu chợ trung tâm thành phố bắt đầu khi một thương gia xây dựng lại gian hàng của mình. Nỗ lực của ông đã phát triển thành một kiểu cạnh tranh địa phương dẫn đến việc khôi phục trung tâm thương mại và xã hội của Mosul với sự hỗ trợ từ những người nổi tiếng địa phương. Thư viện Mosul - bị IS đốt và san bằng - gần đây đã mở cửa trở lại, nhà hát duy nhất của thành phố cũng đã mở lại.

Một ngày tháng 8.2022, tại Bảo tàng Mosul, buổi hòa nhạc đầu tiên của bảo tàng kể từ cuộc bao vây của IS vào năm 2014 được tổ chức. Ca sĩ Walid Said, 32 tuổi, dường như thể hiện cả nỗi đau và niềm tự hào của một thành phố trỗi dậy từ đống tro tàn. “Tela'at ya mahla noorha” (Mặt trời mọc với ánh dương tuyệt đẹp), nam ca sĩ ngâm nga, khi khán giả hoà nhịp hát theo. Những lời bài hát chào mừng bình minh thực sự phù hợp với bối cảnh mới của Mosul, khi linh hồn của thành phố đang dần được hồi sinh, theo cây viết Hadani Ditmars của Middle East Institute (MEI).

Thông qua nỗ lực của chính người dân và với sự giúp đỡ của bạn bè nước ngoài, thành phố đang dần hồi phục một cách chắc chắn. Nỗ lực lớn để xây dựng lại các di tích lịch sử và toà nhà công cộng của thành phố đang được triển khai. Với nguồn vốn từ các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và dưới sự bảo trợ của UNESCO, đại giáo đường Hồi giáo Al-Nuri, bao gồm cả tháp nghiêng nổi tiếng của giáo đường, đang được xây dựng lại. Các nhà thờ Thiên chúa giáo lịch sử của Mosul: Al-Tahira và Al-Saa'a cũng đang được xây dựng lại.

Bên cạnh đó, một chiến dịch trồng hàng nghìn cây xanh trong thành phố đã được khởi động năm 2021. Khu vực nhiều cây cối bên sông nhìn ra thành phố cổ của Mosul được gọi là rừng đã sống lại, với các quán cà phê, nhà hàng và các trung tâm tiệc cưới nhộn nhịp vào cuối tuần. Một ông lớn từ thời Saddam những năm 1980 được gọi là “Làng Du lịch” đã mở cửa trở lại, tính phí chỗ ở lên tới 80 USD/đêm. Khách du lịch nước ngoài đã bắt đầu quay trở lại, được thúc đẩy bởi cả an ninh được cải thiện và thị thực mới sẵn có với hàng chục quốc tịch.

Dù các sáng kiến của chính Mosul đã cho thấy thành quả, nhưng không thể phủ nhận tác động của dự án Hồi sinh tinh thần Mosul (RSM) của UNESCO do Tổng giám đốc Audrey Auzoulay khởi xướng năm 2018. Dự án đã gây được tiếng vang lớn với việc tái thiết nhà thờ Hồi giáo Al-Nouri, nhà thờ Al-Tahera, trùng tu nhà cổ, trường học... Thông cáo của dự án từng nhấn mạnh: “Hồi sinh Mosul không chỉ là tái thiết các di sản, mà còn là trao quyền cho người dân với tư cách là tác nhân thay đổi tham gia vào quá trình xây dựng lại thành phố của họ thông qua văn hóa và giáo dục”.

Một phần quan trọng trong nỗ lực của UNESCO xoay quanh việc thu hút cư dân địa phương tham gia xây dựng lại các khu phố thông qua tuyển dụng trực tiếp các kiến trúc sư và kõ sư cũng như các chương trình đào tạo về kĩ thuật xây dựng và phục hồi đặc biệt. Noor Ammar - 25 tuổi và Aveen Imad - 26 tuổi, nằm trong số 119 phụ nữ và 670 nam giới đang học cách sử dụng các kĩ thuật xây dựng truyền thống bằng cách sử dụng “đá cẩm thạch Mosul” và là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khuyến khích bảo tồn di sản.

Ammar, người có bằng lịch sử của Đại học Mosul, cho biết: “Sau nhiều năm ngồi ở nhà trong thời gian bị IS chiếm đóng, chúng tôi thực sự vui mừng khi được làm việc trong một dự án quan trọng giúp khôi phục lại những gì đã bị phá hủy”.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cuộc trùng tu bất tận

Thanh Hà |

Hơn cả một công trình kiến trúc, nhà thờ chính toà của Milan hay Duomo di Milano (Italy) là một tiến trình. Trong hơn 600 năm, nhà thờ Gothic vĩ đại được làm mới liên tục, với cùng loại nhân công, cùng kĩ năng và thậm chí cả quá trình hậu cần của các nguyên liệu xây dựng chính.

MeKong - dòng sông của văn hóa, tôn giáo và lịch sử

Huyền Chi |

Tác phẩm “Cảm ơn Người, sông MeKong” đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lê Tuấn Lộc - cây bút có niềm cảm hứng vô tận với cuộc sống, thiên nhiên, con người. Cuốn trường ca về dòng sông MeKong được Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối tháng 12.2022.

Những khoảnh khắc lắng đọng ở thành phố trên 500 tuổi

Bài và ảnh Việt Văn |

Thành phố Old Havana (Cu Ba) năm 2023 bước sang tuổi 504. Còn nhớ lễ  kỷ niệm 503 năm thành lập thành phố vào tháng 11 năm ngoái bằng một đêm ca nhạc hoành tráng ngoài trời với rất đông người xem. Trong đêm đó, những giọng ca vang, ấm, đầy sức truyền cảm của những ca sĩ hàn lâm cũng như tiết mục chơi đàn piano hay màn múa ngoạn mục, đầy nhịp điệu của những nghệ sĩ nhiều thế hệ đã gieo vào lòng người xem những ấn tượng khó phai.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm phụ trách Bệnh viện Việt Đức

Thùy Linh |

Từ ngày 1.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Việt Đức.

Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 32C, 4 người thương vong

Tô Công |

Phú Thọ - Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra trên tuyến Quốc lộ 32C, đoạn qua huyện Cẩm Khê khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.

Đặc sản 'lục bửu' từ trai lấy ngọc ít người biết ở Phú Quốc

Lục Tùng |

Nhiều người bị mê hoặc bởi vẻ của ngọc trai Phú Quốc, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ăn từ thịt trai sau khi khai thác ngọc.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng: "Liệu hồn. Lại ra đó mà đề đóm"...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.


Cuộc trùng tu bất tận

Thanh Hà |

Hơn cả một công trình kiến trúc, nhà thờ chính toà của Milan hay Duomo di Milano (Italy) là một tiến trình. Trong hơn 600 năm, nhà thờ Gothic vĩ đại được làm mới liên tục, với cùng loại nhân công, cùng kĩ năng và thậm chí cả quá trình hậu cần của các nguyên liệu xây dựng chính.

MeKong - dòng sông của văn hóa, tôn giáo và lịch sử

Huyền Chi |

Tác phẩm “Cảm ơn Người, sông MeKong” đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lê Tuấn Lộc - cây bút có niềm cảm hứng vô tận với cuộc sống, thiên nhiên, con người. Cuốn trường ca về dòng sông MeKong được Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối tháng 12.2022.

Những khoảnh khắc lắng đọng ở thành phố trên 500 tuổi

Bài và ảnh Việt Văn |

Thành phố Old Havana (Cu Ba) năm 2023 bước sang tuổi 504. Còn nhớ lễ  kỷ niệm 503 năm thành lập thành phố vào tháng 11 năm ngoái bằng một đêm ca nhạc hoành tráng ngoài trời với rất đông người xem. Trong đêm đó, những giọng ca vang, ấm, đầy sức truyền cảm của những ca sĩ hàn lâm cũng như tiết mục chơi đàn piano hay màn múa ngoạn mục, đầy nhịp điệu của những nghệ sĩ nhiều thế hệ đã gieo vào lòng người xem những ấn tượng khó phai.