Khám phá thành công của bắn cung Hàn Quốc

tam nguyên |

Thành công của bắn cung Hàn Quốc tại Olympic và các giải đấu lớn không đến một cách tự nhiên.

Lịch sử nghìn năm

Tại Olympic 2024, đoàn thể thao Hàn Quốc một lần nữa ghi dấu ấn mạnh ở môn bắn cung. Họ chưa bao giờ đánh mất vị thế tại Thế vận hội mùa Hè ở môn thể thao này. Tấm Huy chương Vàng đồng đội nữ và đồng đội nam nâng tổng số huy chương của Hàn Quốc ở nội dung bắn cung tại các kỳ Olympic lên 41, trong đó có 25 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng.

Kể từ khi Hàn Quốc có đội tuyển bắn cung tham dự Olympic tại Los Angeles (Mỹ) năm 1984, họ giành Huy chương Vàng ở tất cả các kỳ Thế vận hội. Đội tuyển bắn cung nữ của họ được ví như “độc cô cầu bại” với 9 Huy chương Vàng liên tiếp. Riêng ở kỳ Olympic Rio 2016, bắn cung Hàn Quốc làm nên lịch sử với việc giành toàn bộ Huy chương Vàng ở các nội dung cá nhân nam, nữ và đồng đội nam, đồng đội nữ.

Hàn Quốc được gọi là “Vùng đất của những huyền thoại” trong môn bắn cung. Thành công của bắn cung Hàn Quốc khiến nhiều người kinh ngạc, thế nhưng, thực tế lại không có gì đáng ngạc nhiên bởi bắn cung đã gắn với quốc gia này hàng nghìn năm.

Ghi chép đầu tiên nhắc đến cung thuật liên quan đến Hàn Quốc bắt nguồn từ hơn 5.000 năm trước, với chiếc cung sừng độc đáo giúp họ tự vệ trước các cuộc xâm lược và tấn công. Chiếc cung này được gọi là gakgung và giúp người Hàn Quốc bảo vệ các pháo đài trên núi của họ bằng cách tối đa hóa hiệu quả và phạm vi.

Mặc dù gakgung có cấu tạo tương tự như các loại cung kết hợp Á - Âu khác gồm cung Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ, cung Hàn Quốc có hình dạng độc đáo. Khi căng dây, trông có vẻ nhỏ, nhưng cung này nổi tiếng với sức mạnh thô sơ của nó. Cung Hàn Quốc gần như tạo thành một vòng tròn với các đầu siyahs (đầu cong ngược của cây cung) gần như chạm vào nhau, khiến nó cực kỳ linh hoạt. Nhờ đó, gakgung có thể kéo dài, giúp cung thủ bắn hiệu quả ở khoảng cách xa. Tính hữu dụng đó khiến nó trở thành vũ khí chính trong quân đội Hàn Quốc, đặc biệt là trong thời đại Joseon.

Bắt đầu từ những năm 1900, bắn cung Hàn Quốc đã chuyển từ một phần chính của chiến lược quân sự sang một hoạt động giải trí. Bắn cung Hàn Quốc trở nên chuẩn hóa, với một loại cung composite và mũi tên tre được sử dụng. Mục tiêu của bắn cung truyền thống Hàn Quốc ở khoảng cách từ 145 mét trở lên, xa hơn nhiều so với khoảng cách Olympic ngày nay, chỉ dao động từ 30 đến 90 mét.

Môi trường rèn luyện

Bắn cung Hàn Quốc hiện đại là sản phẩm của hàng ngàn năm thực hành trong suốt chiều dài lịch sử. Hiện tại, thống kê cho thấy, có 141 câu lạc bộ bắn cung tại các trường tiểu học, 97 tại các trường cấp 2 và 50 ở các trường cấp 3. Trường học đã trở thành cái nôi uy tín cho những tài năng bắn cung Hàn Quốc từ những năm 1980.

“Học sinh của chúng tôi có từ 4 đến 6 năm kinh nghiệm”, Jeong Kyeong-Ho - huấn luyện viên ở trường cấp 2 Yanghwa, cho biết, “Tính cả những người từng giành chiến thắng ở các giải đấu nữa. Chúng tôi tập trung huấn luyện phát triển đúng cách để bọn trẻ có thể thể hiện tốt ở trường cấp 3 và giúp chúng lên đội tuyển quốc gia”.

“Gần 40 năm trước, nhiều chuyên gia ở Hiệp hội bắn cung Hàn Quốc đã thảo luận. Khi đến vấn đề kỹ thuật cơ bản của bắn cung, nếu cây cung quá nặng sẽ khiến các học viên gặp khó trong việc giữ tư thế bắn, bởi cơ thể họ sẽ cảm thấy căng thẳng và trở nên cong”, Kim Hyung-tak - huấn luyện viên huyền thoại và là nhà sáng lập học viện Kim Hyung Tak, nói.

Lim Sihyeon với điểm số phá kỷ lục thế giới, kỷ lục Olympic tại Olympic 2024. Ảnh: AFP
Lim Sihyeon với điểm số phá kỷ lục thế giới, kỷ lục Olympic tại Olympic 2024. Ảnh: AFP

“Nên chúng tôi tạo ra quy định. Chỉ khoảng 20 đến 30m cho các học sinh tiểu học, 30 đến 50m cho học sinh cấp 2. Không học sinh trẻ nào sử dụng cung nặng. Với cung nhẹ, họ có thể phát triển tư thế bắn chính xác. Những cung thủ nước ngoài có ý định theo đuổi môn thể thao này theo góc độ giải trí, họ không quan tâm đến tư thế hay hình thể. Với người Hàn Quốc, không chỉ các vận động viên chuyên nghiệp, cả những cung thủ nghiệp dư cũng nhấn mạnh vào tư thế. Chúng tôi có quan điểm khác, hướng đến phát triển thành thạo những kỹ năng cơ bản” - ông Kim Hyung Tak cho hay.

Ông Kim là huấn luyện viên đầu tiên đưa tuyển bắn cung Hàn Quốc lên vị trí số 1 trong môn thể thao này. Ông cũng là tác giả cuốn “The Archery book” vốn được coi là sách giáo khoa về bắn cung.

Nhiều em bé Hàn Quốc dành 2 giờ mỗi ngày để luyện bắn cung ở trường tiểu học; và các cung thủ vô địch sẽ luyện tập tới 10 giờ mỗi ngày, sử dụng hơn 2.500 mũi tên mỗi tuần. Các cung thủ nước ngoài đến hoặc chuyển hẳn tới Hàn Quốc sinh sống để tập luyện tại học viện của ông Kim và họ đánh giá về sự khác biệt.

“Với các em bé Hàn Quốc, họ tập với dây thun, họ sẽ không cầm cung ngay lập tức. Họ tập trung vào tư thế. Liên tục là tư thế. Nhưng ở Mỹ, họ tập trung vào việc mục tên trúng vào đâu, nên không tập trung vào tư thế nhiều”, Judith Dabin - cung thủ đến từ Mỹ, nói.

“Họ dạy thế nào ư, các huấn luyện viên đều có định hướng như nhau. Họ dành tất cả vào một kỹ thuật, nên có sự tiếp nối từ các cấp học. Tôi đã vô địch thế giới năm 2013. Tôi tập ở đây khoảng 7 tháng trước khi đến với Giải Vô địch thế giới, nơi tôi giành Huy chương Vàng. Tập luyện ở đây đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến chức vô địch của tôi. Đó là một phần lớn, tôi chắc chắn vậy”, Maja Jager - người Đan Mạch chia sẻ.

“Có 50 câu lạc bộ và 30 đội đại học cho cả nam và nữ. Sau khi học cấp 3, bạn có thể tham gia đội đại học. Sau đại học, bạn có thể được thuê bởi một đội công ty. Từ tiểu học đến đại học, bạn được tập luyện một cách ổn định, nên bạn cũng được hướng dẫn từ cơ bản đến trình độ đại học”, ông Kim nói tiếp.

Yếu tố tâm lý

Các học viên học từ tiểu học một cách có tổ chức và khối lượng tập luyện rất lớn. Trước khi lên cấp 3, họ tập với số lượng tên mà cung thủ nước ngoài bắn cả đời. Họ bắn tổng cộng 4.055 mũi tên trong sự kiện tuyển chọn. Mất hàng tháng đối với cung thủ nước ngoài để bắn số lượng tên đó, nhưng cung thủ Hàn Quốc chỉ dùng trong một sự kiện.

“Theo nghiên cứu trên 4 thành phần ảnh hưởng đến vận động viên nhất về mặt tổng thể như sức mạnh thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và trạng thái tinh thần, yếu tố tinh thần chiếm 20%. Nhưng trong bắn cung, yếu tố tinh thần có tỉ lệ cao nhất, khoảng 50%. Nên chúng tôi có thể nói rằng, tinh thần chiếm vai trò lớn hơn cả trong bắn cung so với các môn khác”, Kim Young-sook - Tiến sĩ tâm lý thể thao của bắn cung của Viện khoa học thể thao Hàn Quốc, nói.

“Trong các giải đấu quốc tế, tôi lưu ý những vấn đề của mình để điều chỉnh và tham vấn Tiến sĩ Kim. Chúng tôi nói nhiều về việc làm thế nào để chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị cho những giải đấu áp lực cao”, Ki Bo-bae - 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng tại Olympic 2012 và 2016, cho biết.

“Nói một cách cụ thể, điều đó gọi là thói quen trước khi bắn. Bạn quyết định một loạt các bước về tinh thần hoặc thể chất, tuân theo một cách nhất quán và thực hiện nó. Điều đó giúp vận động viên kiểm soát thần kinh khi họ không thể tập trung hoặc mất tự tin”, Kim Young-sook nói tiếp.

“Các cung thủ của Đội tuyển quốc gia Hàn Quốc trải qua những bài huấn luyện hỗn hợp. Họ tập trước sự chứng kiến của nhiều người xem và trong những sân bóng chày ồn ào, như ở các kỳ Olympic để giữ sự bình tĩnh tại các giải đấu thực tế”, ông Moon Hyung-cheol - huấn luyện viên Đội tuyển Hàn Quốc, nói.

“Ngày nay, họ cũng mô phỏng các giải đấu. Phương pháp tập luyện thay đổi mỗi năm. Chúng tôi áp dụng việc tập tâm lý hoặc cường độ tập kỹ thuật trong năm nay. Sau khi áp dụng điều gì đó, các quốc gia khác học theo. Tại Rio 2016, chúng tôi áp dụng một số điều mới mà chưa quốc gia nào thử. Chúng tôi tạo ra điều mới lạ, giúp các cung thủ của chúng tôi hòa vào giải đấu trong những hoàn cảnh không mong đợi”.

Với bắn cung Hàn Quốc, rõ ràng là không có món quà tự nhiên nào cả. Thành quả là kết quả của một quá trình rèn luyện chứ không thể có chỉ sau một đêm...

tam nguyên
TIN LIÊN QUAN

Ánh Nguyệt, Quốc Phong dừng bước ở vòng 1/32 môn bắn cung Olympic

MINH PHONG |

Hai vận động viên bắn cung Việt Nam là Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong đều dừng bước ở vòng 1/32 tại Olympic Paris 2024.

Cơ hội nào cho bắn cung Việt Nam?

HOÀI VIỆT |

Hai cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong ra quân thi đấu tại vòng loại phân hạng môn bắn cung nội dung cung 1 dây tại Olympic Paris 2024.

VĐV bắn cung Việt Nam gặp khó khăn vì thời tiết tại Pháp

AN NGUYÊN |

Hai cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong (bắn cung) gặp đôi chút khó khăn trước điều kiện thời tiết gió to tại Paris, Pháp.

Phát hiện nguồn nước thải đen ngòm, lộ thiên ở KCN lớn nhất Phú Thọ

Bài và ảnh: Tô Công |

Phú Thọ - Xuất hiện dòng nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối, lộ thiên cạnh một nhà máy sản xuất gỗ trong khu công nghiệp (KCN) Cẩm Khê.

Bộ Công an thông tin vụ bắt Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Theo Bộ Công an, bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai - có dấu hiệu thông đồng, để thâu tóm 100% vốn góp, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

UBKT Đồng Nai đề nghị kỷ luật Bí thư huyện Vĩnh Cửu

MINH CHÂU |

UBKT Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư huyện Vĩnh Cửu, ông Huỳnh Thành Vinh - Nguyên Giám đốc Sở NNPTNT.

Xuất hiện văn bản giả mạo Bộ GDĐT tổ chức thi Olympic Toán

VÂN TRANG |

Ngày 5.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thông tin cảnh báo việc xuất hiện văn bản của Bộ thông báo tổ chức tham gia Cuộc thi Olympic Toán học 2024.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù

Việt Dũng |

Ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch FLC - bị cáo buộc có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của hơn 25.000 nhà đầu tư và "Thao túng thị trường chứng khoán".

Ánh Nguyệt, Quốc Phong dừng bước ở vòng 1/32 môn bắn cung Olympic

MINH PHONG |

Hai vận động viên bắn cung Việt Nam là Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong đều dừng bước ở vòng 1/32 tại Olympic Paris 2024.

Cơ hội nào cho bắn cung Việt Nam?

HOÀI VIỆT |

Hai cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong ra quân thi đấu tại vòng loại phân hạng môn bắn cung nội dung cung 1 dây tại Olympic Paris 2024.

VĐV bắn cung Việt Nam gặp khó khăn vì thời tiết tại Pháp

AN NGUYÊN |

Hai cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong (bắn cung) gặp đôi chút khó khăn trước điều kiện thời tiết gió to tại Paris, Pháp.