Bạo lực, lạm dụng tình dục: Nỗi nhức nhối của thể thao Hàn Quốc

NGUYỄN ĐĂNG |

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã yêu cầu Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hàn Quốc chấm dứt vấn nạn vi phạm nhân quyền như bạo lực, lạm dụng tình dục... trong thể thao nước này.

Bê bối liên tiếp

Mới đây, bê bối lớn đã xảy ra ở môn bóng chuyền - môn thể thao được yêu thích thứ 4 tại Hàn Quốc sau bóng đá, bóng chày và golf. Hai chị em sinh đôi Lee Da-yeong và Lee Jae-yeong đã bị câu lạc bộ Heungkuk Life Insurance Pink Spiders cấm thi đấu vô thời hạn do hành vi bạo hành thể xác, ăn cắp tiền cũng như đe dọa bằng dao với 1 người bạn khi còn theo học ở trung học.

Tổng cộng, có tới 21 cáo buộc liên quan đến 2 vận động viên cũng đang khoác áo đội tuyển bóng chuyền nữ Hàn Quốc này. Trên Instagram, chị em song song này đã thừa nhận “hành vi vô trách nhiệm trong quá khứ” và đăng đàn xin lỗi đến các nạn nhân. Liên đoàn bóng chuyền Hàn Quốc (KVA) cũng đã quyết định loại họ khỏi tuyển quốc gia, bất chấp việc này sẽ khiến sức mạnh của đội nhà suy giảm, khi tuyển Hàn Quốc đặt tham vọng đoạt huy chương tại Olympic Tokyo.

Ở bóng chuyền nam, hai vận động viên Song Myung-geun và Sim Kyoung-sub, thành viên của đội OK Financial Group OKman cũng bị một đồng đội cũ tố cáo hành hung, khi còn theo học ở trung học. Hai vận động viên này cũng bị đình chỉ thi đấu vô thời hạn.

Rộng hơn, bạo lực học đường, tấn công tình dục... là nỗi nhức nhối của thể thao Hàn Quốc. Đầu tháng 1.2021, vận động viên trượt băng nghệ thuật đôi vô địch Olympic Shim Suk-hee đã tố cáo huấn luyện viên cũ Cho Jae-beom lạm dụng tình dục cô suốt 3 năm, bắt đầu khi cô 17 tuổi. Vì việc này, ông Cho đã bị kết án tù dài hạn.

Đau lòng hơn, vào cuối tháng 6.2020, nữ vận động viên 3 môn phối hợp Choi Sook-hyun đã tự tử sau nhiều năm bị các huấn luyện viên lạm dụng. Nữ vận động này có bản ghi âm tố cáo các huấn luyện viên của mình đánh đập, thậm chí bỏ đói. Cô đã gửi đơn tố cáo lên Ủy ban Thể thao và Olympic Hàn Quốc (KSOC) yêu cầu một cuộc điều tra nhưng bị phớt lờ.

Shin Yu-yong, một cựu võ sĩ 23 tuổi của Hàn Quốc, từng tiết lộ trên một tờ báo địa phương, trong đó cô cáo buộc huấn luyện viên trung học của mình về nhiều vụ cưỡng hiếp từ năm 2011 đến năm 2015. Shin khai rằng cô đã được một người đàn ông đã kết hôn đề nghị 500.000 won (445 USD) để giữ bí mật về mối quan hệ này.

Mặt tối của cường quốc thể thao Hàn Quốc

Trong 4 kỳ Olympic mùa hè gần đây nhất, thể thao Hàn Quốc đều đứng trong Top 10 quốc gia có thành tích cao nhất. Tổng cộng, họ có đến 15 môn đoạt vàng ở sân chơi đỉnh cao của thế giới từ bắn cung, taekwondo, judo, vật cho đến bắn súng... Với các môn tại Olympic mùa đông, Hàn Quốc rất mạnh ở môn trượt băng tốc độ với 24 huy chương vàng.

Sự phát triển của thể thao Hàn Quốc đi cùng với mặt trái vốn đã được phơi bày về vấn nạn bạo lực (kể cả bạo lực từ học đường), hiếp dâm... “Trường hợp của Shim Suk-hee chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, Yeo Jun-hyung, một cựu huấn luyện viên trượt băng tốc độ của Hàn Quốc chia sẻ.

Hàn Quốc vốn giành nhiều huy chương vàng trượt băng tốc độ hơn bất cứ quốc gia nào khác tại Olympic. Theo Yeo, văn hoá sợ hãi đã ngăn cản các vận động viên lên tiếng đòi công bằng cho mình. “Họ sợ điều này sẽ kết thúc sự nghiệp thể thao của họ”, Yeo chia sẻ.

Chung Yong-chul, Giáo sư giáo dục thể thao tại Đại học Sogang ở Seoul, cho biết: “Trước đây trong cơn sốt giành huy chương Olympic, không ai thực sự quan tâm đến những gì diễn ra ở hậu trường. Khi lá cờ được kéo lên cùng với quốc ca tại Thế vận hội, mọi sự lạm dụng đều trở thành dĩ vãng và hoàn toàn bị lãng quên. Người Hàn Quốc chúng tôi là đồng phạm trong những tội ác không được khai báo này”.

Đầu năm 2019, KSOC đã gửi một báo cáo tiết lộ trong 4 năm trước đó, đã có 124 báo cáo về bạo lực thể chất và tấn công tình dục đối với các vận động viên - trong đó có 16 vụ cưỡng hiếp, 5 vụ trong đó liên quan đến vận động viên trượt băng. Tuy nhiên sau 2 năm, những vấn nạn này vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm, buộc Chính phủ Hàn Quốc phải mạnh tay hơn.

Tổng thống Hàn Quốc lên tiếng

Tháng 8.2020, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm Đạo đức Thể thao Hàn Quốc để chống lại 4 vấn nạn chính gồm: Bạo lực, tư nhân hoá các tổ chức, tham nhũng và dàn xếp tỉ số. Với 30 nhân lực, Trung tâm này đảm nhiệm khối lượng công việc khổng lồ với hàng trăm nghìn vận động viên chuyên nghiệp trên cả nước.

Hoạt động của Trung tâm này vẫn chưa hiệu quả như mong muốn từ thực tế nhiều vận động viên, gia đình không lên tiếng tố cáo những hành vi sai trái; thực trạng tiếp nhận các đơn tố cáo nhưng không xử lý từ các Liên đoàn/Hiệp hội thể thao. Ngoài ra, KSOC cũng không có thẩm quyền xử lý các vụ việc ở thể thao học đường - vốn thuộc về thể thao nghiệp dư.

Đứng trước những điều đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã giao cho Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hàn Quốc Hwang-hee phải chấm dứt vấn nạn này. “Trong bóng tối của lĩnh vực thể thao, những vấn đề về quyền con người trong thể thao như bạo lực, dùng nhục hình, quấy rối tình dục đã được đặt ra. Ông ấy yêu cầu những nỗ lực phi thường để xóa bỏ những vấn đề này”, ông Hwang-hee, người vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch chia sẻ trên tờ Sport Seoul.

Phủ Tổng thống cho biết ông Hwang là người có năng lực về hoạch định chính sách, đối thoại, thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ là khắc phục cuộc khủng hoảng ở lĩnh vực văn hóa, thể thao. Vì thế, nhiệm vụ chấm dứt vấn nạn vi phạm nhân quyền trong thể thao Hàn Quốc, được Tổng thống Moon Jae-in giao cho chính là thách thức lớn cho vị tân Bộ trưởng này.

Gần như ngay lập tức sau vụ việc của các vận động viên bóng chuyền, Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã cho sửa đổi Đạo luật khuyến khích thể thao quốc gia. Trong thông cáo đưa ra hôm 16.2, họ chỉ rõ: “Chúng tôi sẽ tích hợp và quản lý hồ sơ kỷ luật của bộ phận thể thao trường học từ các ý kiến phản hồi, kết hợp với các cơ quan hữu quan như Bộ Giáo dục và phản ánh điều đó trong quá trình hoạt động của các vận động viên sau này”. Từ thay đổi này, ngành thể thao Hàn Quốc cũng sẽ hạn chế lựa chọn các vận động viên vi phạm nhân quyền khoác áo các đội tuyển quốc gia.

Nghị định thực thi và Quy tắc thực thi của Đạo luật khuyến khích thể thao Hàn Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 19.2 nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người trong thể thao, cải thiện hệ thống gây ra bất công và vi phạm nhân quyền, tăng cường chức năng của trung tâm đạo đức thể thao, và cải thiện quy trình tổng thể để xóa bỏ vi phạm nhân quyền và tham nhũng trong lĩnh vực thể thao.

Với bước đi mạnh tay này, Chính phủ Hàn Quốc hy vọng vấn nạn vi phạm nhân quyền trong thể thao Hàn Quốc sẽ chấm dứt, không còn gây ra bất bình trong xã hội.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Những bộ phim Hàn Quốc đáng chờ đợi nhất trong tháng 3.2021

Tuấn Đạt |

3 siêu phẩm phim Hàn Quốc hứa hẹn thu hút người xem khi ra mắt khán giả trong tháng 3 này.

Hàn Quốc khởi động chiến dịch tiêm chủng bằng vaccine AstraZeneca

Bảo Châu |

Hàn Quốc ngày 26.2 đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 trong nỗ lực đưa đất nước quay trở lại cuộc sống bình thường.

Những bộ phim hành động Hàn Quốc gây chú ý sẽ ra mắt cuối tháng 2

Tuấn Đạt |

3 siêu phẩm Hàn Quốc sẽ ra mắt vào cuối tháng 2 hứa hẹn sẽ làm “bùng nổ” thị trường phim truyền hình Châu Á.

Cặp "Nữ thần" bóng chuyền Hàn Quốc tiêu tan sự nghiệp vì bạo lực học đường

NGUYỄN ĐĂNG |

Cặp vận động viên ngôi sao song sinh của bóng chuyền Hàn Quốc Lee Da-yeong và Lee Jae-yeong đã bị treo giò vô thời hạn vì ăn cắp, bắt nạt cũng như đe dọa bạn bè khi còn học trung học.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Những bộ phim Hàn Quốc đáng chờ đợi nhất trong tháng 3.2021

Tuấn Đạt |

3 siêu phẩm phim Hàn Quốc hứa hẹn thu hút người xem khi ra mắt khán giả trong tháng 3 này.

Hàn Quốc khởi động chiến dịch tiêm chủng bằng vaccine AstraZeneca

Bảo Châu |

Hàn Quốc ngày 26.2 đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 trong nỗ lực đưa đất nước quay trở lại cuộc sống bình thường.

Những bộ phim hành động Hàn Quốc gây chú ý sẽ ra mắt cuối tháng 2

Tuấn Đạt |

3 siêu phẩm Hàn Quốc sẽ ra mắt vào cuối tháng 2 hứa hẹn sẽ làm “bùng nổ” thị trường phim truyền hình Châu Á.

Cặp "Nữ thần" bóng chuyền Hàn Quốc tiêu tan sự nghiệp vì bạo lực học đường

NGUYỄN ĐĂNG |

Cặp vận động viên ngôi sao song sinh của bóng chuyền Hàn Quốc Lee Da-yeong và Lee Jae-yeong đã bị treo giò vô thời hạn vì ăn cắp, bắt nạt cũng như đe dọa bạn bè khi còn học trung học.