Hổ trong nghệ thuật tạo hình

đông sơn |

Hổ là một trong những con vật có gương mặt đẹp trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Xưa nay, hổ được thờ vì tượng trưng cho sự dũng mãnh, là chúa Sơn Lâm, chẳng ai dại gì mà “vuốt râu hùm”: “Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu/ Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn”.

Người Việt đã tạo ra cặp tượng hổ khá sớm, cách đây chừng 2.000 năm. Các nhà khảo cổ khai quật được một dao găm đồng được trang trí hổ. Hình tượng đôi hổ ngậm chân con voi trên chuôi dao găm Làng Vạc là tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ về hổ sớm nhất. Hổ có đầu tròn, thân hình có nhiều nét khắc chìm vằn vện, còn được miêu tả đôi bàn chân sau có ngón và đuôi. Hai chân trước bám vào thân hổ còn được miêu tả có ngón. Voi có vòi dài. Miệng hai con hổ ngậm chân voi. Người thời văn hoá Đông Sơn thể hiện nghệ thuật cách điệu hoá, bỏ qua luật “viễn cận”, cặp tượng đăng đối, đỉnh cao của mỹ thuật trang trí thực dụng. Đây cũng là nét đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc Đông Sơn. Người Đông Sơn nhìn đâu cũng thấy các động vật có hồn cốt như người. Họ muốn “gắn” các động vật vào vũ khí hay vật dụng thường nhật một cách hài hoà, nhuần nhuyễn. Vì vậy, họ đã gắn cặp hổ, voi vào chuôi dao găm theo một ý tưởng lãng mạn, có thể liên quan đến yếu tố âm dương giao hoà, hổ đực, hổ cái, cầu cho mùa màng bội thu. Nghệ thuật đúc đồng đã giúp nghệ nhân Đông Sơn đúc được tượng có dáng đẹp, cân đối, sắc nét đến đừng chi tiết hoa văn chấm nổi và khắc vạch.

Tượng hổ thời Lê bằng đá. Ảnh: Đông Sơn
Tượng hổ thời Lê bằng đá. Ảnh: Đông Sơn

Một bức tượng hổ bằng đá nổi tiếng được đặt trong khu lăng mộ của Trung Vũ Đại Vương Trần Thủ Độ ở quê hương Thái Bình. Tượng miêu tả hổ mang tính hiện thực cao, các nét tạo hình khoẻ khoắn.

Hổ được tạc trong tư thế nằm phủ phục, hai chân trước sải dài, hai chân sau thu gọn trong bụng. Đầu hổ hơi ngóc lên, được tạc có cả đôi mắt, mũi và miệng. Đuôi hổ, có sức mạnh quật ngã đối thủ, được miêu tả quặt về phía trước có đường nét vuông vắn, khoẻ. Mặc dù tượng có kích thước dài 1,4m hơi nhỏ so với kích thước thực tế, nhưng đã lột tả được thần thái ung dung, tự tại đúng như tính cách của Trần Thủ Độ: Quyền biến, đứng sau buông rèm nhiếp chính cho vua Trần và đầy mưu lược trong chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất. Có lẽ ông cầm tinh con Hổ (sinh năm Giáp Dần, 1194) nên việc chọn bức tượng hổ ở lăng mộ đã phần nào phản ánh được cái thần thái của một vị khai quốc công thần tài ba.

Trang trí hình hổ trên viên gạch ở chùa Bối Khê. Ảnh: Đông Sơn
Trang trí hình hổ trên viên gạch ở chùa Bối Khê. Ảnh: Đông Sơn

Hình tượng hổ còn có mặt ở một số ngôi chùa được xây dựng từ thời Trần là chùa Bối Khê (Hà Nội). trên các mảng phù điêu được ghép từ các viên gạch, trang trí trên tường, bậc thềm có hình hổ trên thân vằn vện đang chuẩn bị vồ mồi. Hổ có đầu tròn, đôi mắt nổi rõ, mũi, miệng, đuôi cong, đủ cả 4 chân. Hổ được miêu tả hiện thực, có những mảng nổi, cách điệu. Qua năm tháng, nhiều chỗ đã bị rêu phong, tạo thành các mảng sáng tối trên nền gạch đỏ của không gian ba chiều.

Vào thời Lê Mạc, trên nhiều mảng chạm khắc đá, hình tượng hổ cũng khá sinh động. Người xưa dùng đục để chạm một khung hình chữ nhật, bên trong có hình một con hổ trong tư thế đang chạy. Thân uốn cong, hai chân lao về phía trước, đuôi cong. Đầu hồ tròn, mắt nổi, có hai tai, mũi, miệng. Hổ được chạm nổi trên nền phẳng, đường nét sống động.

Tượng tròn miêu tả hổ trong thời Lê còn được phát hiện trong trạng thái tĩnh. Hổ có hình khối chắc, khoẻ. Đầu hổ được tạc hình gần khối cầu. Thân hổ có khối gần hình trụ tròn. Tượng này được cách điệu cao, thoát ly khỏi hiện thực, không giống với những con hổ trên thực tế. Có thể thấy hổ có đôi mắt tròn nằm sâu trong hốc mắt, mũi to, miệng rộng. Hổ trong tư thế nằm, chân trước và chân sau đưa về phía trước. Có lẽ đây là một con hổ già, đang ngước mặt nhìn trời để tưởng nhớ về thời oanh liệt nay còn đâu?

Tranh Đông Hồ “Tử Vi trấn trạch” miêu tả vị thần cưỡi hổ. Ảnh: Đông Sơn
Tranh Đông Hồ “Tử Vi trấn trạch” miêu tả vị thần cưỡi hổ. Ảnh: Đông Sơn

Hổ còn được tạo tượng tròn bằng chất liệu men rạn màu trắng ngà thời Lê. Đó là cặp hồ dang vờn nhau, phong cách nghệ thuật tả thực. Hổ đang nhe răng gầm gừ. Hổ có cả đôi mắt, mũi, tai, đuôi, bốn chân. Những hoa văn mầu nâu được trang trí khắp mình biểu thị cho bộ lông cọp.

Hình ảnh hổ còn tràn vào mảng điêu khắc đình làng ở thời Lê Trung Hưng. Đó là những mảng chạm gỗ trang trí trong đình khá đẹp. Ví dụ, mảng chạm hổ ở đình Chu Quyến, đình Đông Viên trong những hoạt cảnh mả táng hàm rồng, chàng trai cưỡi hổ. Đình Chay có mảng chạm cuộc đấu người và hổ. Đình Thổ Tang với cảnh người đi săn dùng súng kíp bắn hổ...

Năm 1835, Hoàng đế Minh Mạng cho đúc Cửu Đỉnh, tức là 9 cái đỉnh đồng khắc hoạ mọi tinh tuý của nước ta vào đó. Mỗi cái đỉnh lại ứng vào Thụy hiệu của một vị vua Nguyễn. Chiếc Cao Đỉnh, Thụy hiệu của vua đầu triều Gia Long nặng 2,6 tấn cao 2,5m đã khắc hoạ những sản vật đặc biệt quý, trong đó có hình tượng hổ.

Tác phẩm điêu khắc đôi hổ ngậm chân voi ở Làng Vạc. Ảnh: Đông Sơn
Tác phẩm điêu khắc đôi hổ ngậm chân voi ở Làng Vạc. Ảnh: Đông Sơn

Nghệ thuật trang trí hoa văn kết hợp với nghệ thuật đúc đã tạo ra một con hổ khá đẹp, đang trong tư thế ngồi chễm chệ. Đầu tròn, đôi mắt mở to, sáng rực. Hổ được khắc chạm đã miêu tả được mũi, râu, tai, chân, móng và đuôi dài. Trên thân còn có những đường khắc chìm vằn vện. Tư thế đĩnh đạc của hổ dễ làm cho người ta liên tưởng đến tư thế của một vị Quân Vương.

Thời Nguyễn còn thịnh hành một dòng tranh vẽ trên kính ở Nam Bộ, cũng có hình một ông Địa, to béo đang cưỡi Hổ. Ông Địa có nụ cười hào sảng của dân miền Tây, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc đang hút. Hổ được mô tả hiện thực và có những nét hơi hung dữ.

Hổ được chạm khắc đá trong thời Lê Mạc. Ảnh: Đông Sơn
Hổ được chạm khắc đá trong thời Lê Mạc. Ảnh: Đông Sơn

Trong dòng tranh dân gian Đông Hồ, hình tượng hổ ít xuất hiện. Có thể thấy có bức tranh miêu tả cuộc đấu hổ-voi được in bằng ván dập trên nền giấy gió. Phong cách nghệ thuật của tranh khắc gỗ này hiện thực. Hổ mầu đỏ, thân có nhiều vằn vện. Hổ đang trong tư thế đứng hai chân, chồm người chuẩn bị xông trận. Nét mặt hung dữ, mồm há rộng, mắt mở to, râu hổ tua tủa, đuôi dài. Trong lúc đó voi được tô màu nâu xám, tư thế đứng, một chân nâng lên chuẩn bị nghênh chiến, vòi dài, đôi ngà to, tai rộng, mắt tròn. Người thợ Đông Hồ còn miêu tả 3 vết chân hổ và 2 vết chân voi vào khoảng cách giữa hai con vật, cũng là khoảng trống của tranh. Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật: Điền đầy vào chỗ trống và đăng đối giữa dòng chữ Hán-Nôm phía trên và các dấu chân phía dưới.

Bức tranh Đông Hồ này dường như minh hoạ một cuộc đấu trên đấu trường “Hổ quyền” diễn ra trong nhiều triều đại ở ta. Hổ quyền được tổ chức từ thời nhà Trần, qua thời Lê đến thời Nguyễn mới chấm dứt vào năm 1904. Hoàng đế Minh Mạng đã từng cho xây dựng đấu trường Hổ quyền khá lớn ở gần đồi Long Thọ, phía tây thành Huế.

Tranh dân gian Đông Hồ ít có sự xuất hiện của hổ. Tuy nhiên, có những bức tranh đẹp về một vị thần cưỡi hổ. Đó là tranh Tử Vi trấn trạch. Đây là bức tranh thường được dán ở cửa nhà để trừ tà ma, trấn trạch, bảo vệ đất đai, nhà cửa. Hình tượng hổ khá đẹp, có đuôi cong dài, toàn thân vằn vện, chân có lông dày có cả ngón chân, mắt tròn, miệng há rộng. Vị thần cưỡi hổ cũng có nét mặt phúc hậu, oai phong. Có lẽ người Đông Hồ muốn lấy hình tượng hổ dũng mãnh cùng với vị thần Tử Vi để trấn áp những thế lực đen tối.

Hình hổ khắc trên Cửu Đỉnh của triều Nguyễn. Ảnh: Đông Sơn
Hình hổ khắc trên Cửu Đỉnh của triều Nguyễn. Ảnh: Đông Sơn

Dòng tranh dân gian Hàng Trống cũng có bức tranh “Ngũ Hổ” miêu tả 5 con hổ khá đẹp. Đây vốn là loại tranh thờ trong bàn thờ ở một số gia đình xưa và ở một số điện Mẫu. Tranh “Ngũ Hổ” chất chứa nhiều quan niệm của người Việt xưa. Trong đó mỗi con hổ tượng trưng cho một phương. Chính giữa (trấn giữ trung tâm, còn gọi là Địa khu) là Hổ màu vàng (Hoàng Hổ). Góc dưới bên phải (Mộc khu), tượng trưng cho việc trấn giữ phương đông là hổ màu xanh (Thanh Hổ). Góc trên bên trái (Kim khu), tượng trưng cho việc trấn giữ phương tây, là hổ màu trắng (Bạch Hổ). Góc dưới bên trái (Hoả khu), tượng trưng cho việc trấn giữ phương nam, là hổ màu đỏ (Xích Hổ). Góc trên bên phải (Thuỷ khu), tượng trưng cho việc trấn giữ phương bắc, là hổ màu đen (Hắc Hổ). Bên cạnh ngũ phương, bức tranh “Ngũ Hổ” còn thể hiện nguyên lý ngũ hành, ngũ sắc, ngũ phúc trong tâm thức người Việt. Tranh được tạo ra với nghệ thuật cao kết hợp giữa in khắc ván và vẽ tay, vờn mầu. Bức tranh đã sử dụng thủ pháp bỏ qua luật viễn cận có từ thời văn hoá Đông Sơn, các con hổ được trình diễn trên một mặt bằng không kể đến độ to nhỏ, xa gần, khác với nghệ thuật chụp ảnh. Sự bố cục của tranh theo lối đăng đối mà không cứng nhắc. Người nghệ nhân Hàng Trống đã thể hiện trong một không gian hạn hẹp cả bầu trời xanh, mây vần vũ, chòm sao Đại Hùng tinh, núi non. Bên cạnh tạo nét, bức tranh còn có đặc trưng về mặt tạo mầu khá độc đáo, chọn những màu “gốc”, hơi chút sặc sỡ nhưng hợp với thị hiếu của người Việt có sở thích về loại tranh dân gian.

Tượng hổ bằng đá trong lăng Trần Thủ Độ. Ảnh: Đông Sơn
Tượng hổ bằng đá trong lăng Trần Thủ Độ. Ảnh: Đông Sơn

Từ dòng tranh Hàng Trống là dòng tranh thờ, liên quan nhiều đến tục thờ Mẫu đã trở thành dòng tranh chơi, tranh thưởng ngoạn, trang trí. Nhiều con hổ được vẽ tách ra, được dân gian phong cho là các “Hổ tướng quân”. Vẫn là các hổ với các màu và tên gọi như trong tranh “Ngũ Hổ” nhưng đã được tạo hình khác với hổ trong tranh gốc. Vì thế, có những Hoàng Hổ tướng quân, Bạch Hổ tướng quân, Thanh Hổ tướng quân, Xích Hổ tướng quân và Hắc Hổ tướng quân. Những vị tướng Hổ này được treo trong nhà còn mang tính trấn yểm tà ma, trấn trạch nữa.

Thanh Hổ tướng quân, tranh Hàng Trống. Ảnh: Đông Sơn
Thanh Hổ tướng quân, tranh Hàng Trống. Ảnh: Đông Sơn

Những tướng quân Hổ này cũng được tạo hình rất đẹp, cùng một phong cách nghệ thuật với bức tranh “Ngũ Hổ”. Các tướng quân đều có dáng ngồi bệ vệ như dáng của các con nghê bằng gốm thời Lê, hai chân trước thẳng, hai chân sau khuỵu xuống, bàn chân có đủ móng vuốt. Mắt hổ to, sáng, có đủ cả mũi, miệng, râu. Đặc biệt có đuôi dài như sẵn sàng quật ngã kẻ thù. Thanh kiếm và lá cờ ngũ sắc được vẽ to hơn. Ngoài ra, trong tranh vẫn có bầu trời xanh, chùm sao Bắc Đẩu, mây vần vũ và hổ vẫn đứng trên núi trập trùng. Tranh các tướng quân Hổ vẫn được vẽ với nghệ thuật điêu luyện với cách vờn mầu đặc trưng.

Ông Địa cưỡi hổ, tranh kính Nam Bộ. Nguồn: Đông Sơn
Ông Địa cưỡi hổ, tranh kính Nam Bộ. Nguồn: Đông Sơn

Với độ dài hơn 2.000 năm, hình tượng hổ đã đồng hành cùng người dân Việt trong các tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo. Đây chính là một kho di sản phong phú, mang hàm lượng mỹ thuật cao, cần được bảo tồn và phát huy giá trị để phục vụ du lịch và khai thác mỹ thuật truyền thống.

đông sơn
TIN LIÊN QUAN

Mâm cúng ông Công ông Táo năm Nhâm Dần cần mua sắm những gì?

Hương Lê |

Theo sách "Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam", để cúng ông Công ông Táo, các gia đình chuẩn bị một mâm cỗ mặn và bánh, kẹo, trầu cau, rượu...

Tham khảo bài văn khấn cúng ông Công ông Táo năm Nhâm Dần

Hương Lê |

Dưới đây là những bài văn khấn ông Công ông Táo trích từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” và “Văn khấn Nôm truyền thống”.

Màu sắc may mắn theo phong thủy năm Nhâm Dần 2022

Song Minh |

Có 4 màu sắc may mắn trong năm Nhâm Dần 2022, năm con hổ - sinh vật biểu thị cho tham vọng, tinh thần cạnh tranh, sự bốc đồng và thích giao tiếp.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Mâm cúng ông Công ông Táo năm Nhâm Dần cần mua sắm những gì?

Hương Lê |

Theo sách "Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam", để cúng ông Công ông Táo, các gia đình chuẩn bị một mâm cỗ mặn và bánh, kẹo, trầu cau, rượu...

Tham khảo bài văn khấn cúng ông Công ông Táo năm Nhâm Dần

Hương Lê |

Dưới đây là những bài văn khấn ông Công ông Táo trích từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” và “Văn khấn Nôm truyền thống”.

Màu sắc may mắn theo phong thủy năm Nhâm Dần 2022

Song Minh |

Có 4 màu sắc may mắn trong năm Nhâm Dần 2022, năm con hổ - sinh vật biểu thị cho tham vọng, tinh thần cạnh tranh, sự bốc đồng và thích giao tiếp.