Guitarist ban nhạc Bức Tường và ký ức về ông nội Trần Nhật Dụ

Anh Tuấn |

Sáng Hà Nội ngày lập thu, Guitarist Trần Tuấn Hùng mở điện thoại khoe với tôi vài tấm ảnh hiếm hoi được cất giữ cẩn thận trong album ảnh gia đình. Một trong số đó có bút tích của ông nội anh - cụ Trần Nhật Dụ, Tổng Biên tập thứ 9 của Báo Lao Động.

Dòng chữ viết: “Ra trường chưa lâu nhưng cháu đã có triển vọng là kiến trúc sư giỏi. Ông rất mừng”. Cụ Trần Nhật Dụ là Tổng Biên tập Báo Lao Động giai đoạn 1978-1985. Anh Trần Tuấn Hùng, tay guitar lead và thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường thời điểm hiện tại - là cháu đích tôn của cụ Trần Nhật Dụ.

"Đồng chí Trần Nhật Dụ sinh năm 1922, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn khóa II, khóa III, khóa IV. Tổng Biên tập Báo Lao Động từ năm 1978 - 1985. Đồng chí mất ngày 25.10.2013.

Xuất thân là một nhà giáo, ông hoạt động ở Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam, được điều động làm Chánh văn phòng Tổng Công đoàn Việt Nam.

Trong những năm giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại, ông đề xuất phong trào cán bộ trung ương đi thực tế về địa phương và cơ sở. Rồi chính ông tình nguyện và được điều động làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Bắc Thái. Ông ở đây trong những năm bom đạn ác liệt rồi về làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn các cơ quan trung ương. Ông là người chấp bút nhiều văn bản quan trọng của Tổng Công đoàn từ năm 1962 đến 1976.

Đặc điểm của Trần Nhật Dụ khi ở Báo Lao Động là không làm việc ở phòng riêng của Tổng Biên tập mà dọn xuống ngồi cùng các phóng viên", Theo tư liệu Sách 90 năm Báo Lao Động.

Ký ức căn nhà 51 phố Hàng Bồ

Guitarist Tuấn Hùng kể, lúc hơn 1 tuổi anh đã được bố mẹ gửi lên Hà Nội sống cùng ông bà nội ở phố Lý Thường Kiệt. Đó là năm 1976. Hai năm sau, ông nội anh - cụ Trần Nhật Dụ mới chính thức về nhận nhiệm vụ Tổng Biên tập Báo Lao Động, trụ sở khi đó ở số 51 phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngày đó, Trần Tuấn Hùng đã nhiều lần được ông đưa lên trụ sở báo chơi, chứng kiến những công việc của người làm báo.
“Tôi vẫn còn nhớ rõ tòa nhà trụ sở Báo Lao Động. Đó là một căn nhà 3 tầng. Bước qua mặt tiền vào một khoảng sân rộng để được cả xe ôtô, ngày đó thông dụng là xe U oát của Liên Xô, dùng để các cô chú trong báo đi công tác. Các lối cầu thang bao xung quanh sân. Phòng làm việc của ông tôi ở trên tầng 2”.

“Ngày đó, đi học về tôi được ông đưa lên cơ quan. Ngay cửa vào có một tấm hộp kính trong để những tờ báo mới ra (giống như ở báo Hà Nội Mới ngày nay). Tôi vẫn nhớ hình ảnh: Mỗi buổi chiều công việc làm báo diễn ra khẩn trương nhất. Từng trang báo chuyển từ nhà in về, phơi trên những sợi dây thép chăng dọc ngang ban công. Một cậu bé là tôi chẳng hiểu rõ công việc chuyên môn làm báo, nhưng những hình ảnh đó vẫn đọng lại trong ký ức đến giờ mỗi khi tôi nhớ về ông”.

“Hình dung của tôi về những phóng viên Báo Lao Động thời đó là những người cư xử rất văn hóa, hài hước, có vốn sống phong phú. Những câu chuyện các cô chú kể về các chặng đường tác nghiệp tôi nghe thấy vô cùng thú vị, giúp tôi hình dung về phong cảnh mọi miền Tổ quốc. Ngày đó chưa có mạng internet, các kênh thông tin giải trí không nhiều nên những câu chuyện kể của các cô chú nhà báo là một kho kiến thức cực kỳ phong phú với một đứa bé như tôi”.

Tấm hình Trần Tuấn Hùng chụp cùng ông nội. Ảnh gia đình cung cấp
Tấm hình Trần Tuấn Hùng chụp cùng ông nội. Ảnh gia đình cung cấp

Những câu chuyện trong gia đình

Sống với ông từ nhỏ, tác phong và cử chỉ của Trần Tuấn Hùng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ông nội Trần Nhật Dụ của mình. “Nếu mà nói kỷ niệm với ông thì nhiều lắm. Ông nội tôi thích đọc sách. Ở nhà ông tự đóng một tủ sách rất to. Tính ham đọc sách của tôi chắc cũng ảnh hưởng từ ông”.

“Ông tôi - cũng như đa số những người cùng thời - rất tháo vát và hay tự sửa chữa đồ đạc vật dụng trong nhà. Ngoài tủ sách, chiếc xe đạp đầu tiên mà tôi đạp từ nhà ông bà ở phố Lý Thường Kiệt đến Nhạc viện Hà Nội học trung cấp guitar cũng là ông và tôi cùng nhau sửa. Ông có cả một hộp dụng cụ chứa đủ thứ bu-lông, đinh ốc... không biết nhặt nhạnh ở đâu về, dùng để sửa chữa, thay thế các đồ vật dụng cụ trong nhà. Sau này, tôi thường tự mày mò ghép nối các thiết bị chơi nhạc, chắc do ảnh hưởng từ tính tỉ mẩn của ông nội tôi”.

“Bố tôi là con trai duy nhất của ông nội. Tôi là cháu đích tôn. Hồi nhỏ sống với ông, cứ mỗi mùa hè tôi lại về Hải Phòng nghỉ hè với bố mẹ. Mỗi lần như thế mọi người kể ông buồn lắm, đi làm về chỉ vào phòng đóng cửa đọc sách, viết lách. Có tôi hai ông cháu còn làm chung cái này cái kia”.

Tuấn Hùng kể, năm 1995 anh bắt đầu tham gia ban nhạc Bức Tường. Nhạc rock thời đó là điều hơi xa lạ, có gì đó “phá cách”, nổi loạn trong mắt người lớn. Ông nội Trần Nhật Dụ có chút ưu tư, điều mà mãi sau này khi ông qua đời Tuấn Hùng mới biết được qua dòng chữ ông chú thích tấm ảnh anh đang tập đàn guitar: “Mỗi khi nghĩ, liệu Bức Tường có ảnh hưởng đến công việc kiến trúc sư của cháu, ông lại cứ lo lo”.

Sau này, Bức Tường thành công, được ghi nhận bởi công chúng và xã hội, trong đó có vai trò không thể thiếu của guitarist Trần Tuấn Hùng bên cạnh ca sĩ - nhạc sĩ - người thủ lĩnh Trần Lập, đấy là lúc ông Trần Nhật Dụ hài lòng và mãn nguyện về cháu đích tôn.

Bút tích của cụ Trần Nhật Dụ nhắn gửi cháu Trần Tuấn Hùng. Ảnh gia đình cung cấp
Bút tích của cụ Trần Nhật Dụ nhắn gửi cháu Trần Tuấn Hùng. Ảnh gia đình cung cấp

“Ông tôi thích sưu tầm những thứ nho nhỏ. Mỗi lần cùng ban nhạc đi lưu diễn ở đâu đó, tôi lại mua những vật kỷ niệm tượng trưng cho nơi đến để tặng ông. Ông vui lắm. Năm Bức Tường sang Pháp biểu diễn, tôi cũng mua quà tặng ông.

Cho đến năm 2013, tôi cùng ban nhạc đi lưu diễn, lúc đó ông đã yếu lắm rồi và đang nằm viện. Trước khi đi tôi vào thăm ông, ông bảo ‘Lần này không cần mua gì cho ông đâu. Để dành mà mua quà cho con’ (lúc đó tôi đã lập gia đình, con trai An Nguyên của tôi cũng được 10 tuổi). Tôi không nghĩ đó là lần cuối cùng tôi được gặp ông. Ông qua đời khi tôi đang lưu diễn cùng ban nhạc”.

Ông nội mất đã tròn 10 năm. Nhưng những ký ức từ ông vẫn còn sâu đậm với Guitarist Trần Tuấn Hùng, đặc biệt là 3 nguyên tắc làm người mà ông đã dạy từ nhỏ: Hiếu Đễ - Trung Thực - Nhân Hậu. Đó cũng là 3 giá trị cốt lõi mà Trần Tuấn Hùng ghi nhớ trong cuộc sống, cũng như thể hiện trong các ca khúc của ban nhạc Bức Tường.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Về nơi thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ nhân 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Minh Ánh |

94 năm trước (28.7.1929), tại số nhà 15 Hàng Nón đã diễn ra Hội nghị thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Công đoàn Việt Nam. Hành trình tìm về nơi cội nguồn của chúng tôi - những đoàn viên công đoàn - đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.

Báo Lao Động đồng hành và có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TPHCM

Anh Tú |

Ngày 20.6, nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2023), đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương - Cơ quan Thường trực khu vực miền Nam, lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh và LĐLĐ thành phố, các sở ngành, cơ quan, đơn vị đã đến thăm, chúc mừng Cơ quan Thường trú Báo Lao Động tại TP Hồ Chí Minh.

Báo Lao Động đạt giải A báo chí tỉnh An Giang về học tập và làm theo Bác

Thanh Mai |

Tác phẩm "Mỗi năm, dịp 27 tháng 7…" của nhà báo Lục Tùng đăng trên Báo Lao Động đã đạt giải A giải báo chí “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do tỉnh An Giang tổ chức.

Lý do Hội An có tên trong top thành phố biển hấp dẫn nhất thế giới

Chí Long |

SCMP liệt kê Hội An của Việt Nam là một trong 9 điểm đến tuyệt vời phù hợp với mọi nhu cầu của du khách, từ tham quan, mua sắm đến nghỉ dưỡng, tắm nắng trên bãi biển dài...

Vụ "đê trăm tỉ làm khổ dân" ở Phú Thọ: Mòn mỏi chờ sổ đỏ

Tô Công |

Phú Thọ - Đã 12 năm sau khi di dời để làm dự án đê trăm tỉ, người dân xã Điêu Lương vẫn chưa thể tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Hơn 3.563 tỉ đồng làm 2 khu tái định cư cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 14.8, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư 31,52 ha tại phường Tam Phước, TP Biên Hòa phục vụ công tác tái định cư cho Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Hoãn xử vụ án ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái

Long Nguyễn |

Ngay từ sáng sớm 14.8, rất đông người dân đã có mặt tại trụ sở TAND tỉnh Yên Bái để theo dõi phiên xét xử vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái, song chỉ ít phút sau khi bắt đầu, phiên tòa bị tạm hoãn.

Về nơi thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ nhân 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Minh Ánh |

94 năm trước (28.7.1929), tại số nhà 15 Hàng Nón đã diễn ra Hội nghị thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Công đoàn Việt Nam. Hành trình tìm về nơi cội nguồn của chúng tôi - những đoàn viên công đoàn - đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.

Báo Lao Động đồng hành và có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TPHCM

Anh Tú |

Ngày 20.6, nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2023), đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương - Cơ quan Thường trực khu vực miền Nam, lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh và LĐLĐ thành phố, các sở ngành, cơ quan, đơn vị đã đến thăm, chúc mừng Cơ quan Thường trú Báo Lao Động tại TP Hồ Chí Minh.

Báo Lao Động đạt giải A báo chí tỉnh An Giang về học tập và làm theo Bác

Thanh Mai |

Tác phẩm "Mỗi năm, dịp 27 tháng 7…" của nhà báo Lục Tùng đăng trên Báo Lao Động đã đạt giải A giải báo chí “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do tỉnh An Giang tổ chức.