Giữ gìn và bảo tồn các bảo vật quý hiếm

GS.TS Trịnh Sinh |

Di sản văn hóa là một lĩnh vực quan trọng trong cuộc chấn hưng văn hóa hiện nay, trong đó có một kho di sản văn hóa vật thể khá lớn là cổ vật, đang nằm trong hệ thống bảo tàng nhà nước từ trung ương đến địa phương.

1. Văn hóa đã đến lúc cần phải thực hiện một cuộc chấn hưng. Ở tầm vĩ mô, gần đây các cấp chính quyền đã có nhiều quyết sách, chiến lược để xác định văn hóa là một ngành công nghiệp, gọi tắt là “công nghiệp văn hóa”.

Di sản văn hóa là một lĩnh vực quan trọng trong cuộc chấn hưng văn hóa hiện nay, trong đó có một kho di sản văn hóa vật thể khá lớn là cổ vật, đang nằm trong hệ thống bảo tàng nhà nước từ trung ương đến địa phương. Một số lượng lớn các cổ vật nằm trong các bảo tàng và bộ sưu tập tư nhân. Thêm nữa, nhiều cổ vật đã “xuất ngoại” âm ỉ từ nhiều năm trước đây, đang nằm trong các bảo tàng nổi tiếng nước ngoài.

Trong đó, có những hiện vật nổi bật, nhiều giá trị là chiếc trống đang trưng bày tại bảo tàng Guimet nước Pháp được phát hiện trong nhà của một người vợ góa viên quan lang người Mường ở vùng sông Đà, tỉnh Hòa Bình. Vì vậy, trống cũng được các nhà khảo cổ Việt Nam đặt tên theo địa danh phát hiện là trống Sông Đà. Trống sở hữu nhiều hoa văn đẹp, đường kính mặt 78cm, chiều cao là 61cm. Trống được mang sang Pháp, trưng bày tại nhà Đấu Xảo quốc tế ở Paris năm 1889. Tính đến nay, trống đã lưu lạc 134 năm xa đất nước. Bên cạnh đó, nhiều trống đồng còn được các nhà sưu tập tư nhân ở nước ngoài thu thập bằng các “con đường lắt léo” từ trong nước sang, cũng có số lượng lớn.

Bên cạnh trống đồng, các thạp đồng Đông Sơn cũng nằm trong các sưu tập trong và ngoài nước. Chiếc thạp Đông Sơn đã được mang sang Quảng Đông, nằm ở bảo tàng Nam Việt Vương nơi an táng của nhà vua Triệu Văn Đế. Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc thì chiếc thạp này được tùy táng vào năm 124 trước Công Nguyên, tức cách ngày nay ít ra đã 2147 năm lưu lạc xa nơi đúc nó là vùng Bắc bộ Việt Nam.

Trống Sông Đà. Ảnh: Bảo tàng Guime
Trống Sông Đà. Ảnh: Bảo tàng Guime

Một số lượng cổ vật bằng đồ gốm cũng nằm trong các bảo tàng, sưu tập trong và ngoài nước. Tôi đã từng sang bảo tàng Kyushu (Cửu Châu) ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản, đã thấy nhiều đồ gốm Việt Nam được trưng bày. Chiếc bình gốm hoa lam cũng đang được trưng bày ở bảo tàng quốc gia Tokapi Saray ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) có dòng minh văn gồm 13 chữ, đẹp và nguyên vẹn, kể về xuất xứ từ một làng gốm bình dị Chu Đậu ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Nay thì làng trở nên nổi tiếng khắp thế giới bởi là nơi sản sinh ra một dòng gốm đặc trưng Chu Đậu.

2. Từ nhiều nguồn, các bảo vật của tổ tiên chúng ta được biết đều mang các giá trị lớn, kể cả các cổ vật còn lưu lạc xa quê hương hay trong các sưu tập tư nhân chưa có xuất xứ nguồn gốc địa phương cụ thể, nhưng đều là gia tài vô giá. Cho đến nay, số lượng cổ vật mà chúng ta chưa biết, chưa thống kê và quản lý còn là phần chìm của một tảng băng nổi.

Gần đây, nhiều sưu tập tư nhân không còn ngại ngần như vài chục năm trước, đã công bố, trưng bày công khai. Thậm chí, nhiều bảo vật tư nhân được nhà nước xếp hạng là Bảo vật quốc gia, đóng góp vào gia sản chung của tổ tiên. Có những cổ vật tuyệt mĩ mà hệ thống bảo tàng của nhà nước không thể có được và mang nhiều giá trị nổi bật về mỹ thuật, lịch sử, văn hóa. Trong quá trình được tiếp xúc, giám định một trong các cổ vật như vậy, chúng tôi đã phải bất ngờ vì vẻ đẹp của chiếc thạp đồng nguyên vẹn, mới được sưu tầm, được đặt tên là thạp Kính Hoa II. Có lẽ đây là một trong những chiếc thạp nguyên vẹn nhất có cả nắp đậy, được phủ một lớp gỉ xanh màu ngọc do được người xưa chôn dấu trong hang trong thời gian dài.

Nhiều cổ vật đồ đồng văn hóa Đông Sơn còn nằm trong các sưu tập cá nhân nữa mà có lẽ tính thẩm mỹ và giá trị tư liệu chân xác về bối cảnh lịch sử tương tự chiếc thạp Kính Hoa II. Sưu tập trống đồng của một Việt kiều ở California (Mỹ) cũng có nhiều bảo vật nguyên lành, quý giá. Hay nhà hàng có tên là Trống đồng Đông Sơn ở Hà Nội cũng có hàng trăm đồ đồng được chọn lọc kỹ càng mà vẻ đẹp của nó chưa mấy ai khai thác. Chưa kể nhiều đồ gốm, đồ sứ “long lanh” nguyên vẹn từ thời Lý men xanh, thời Trần men nâu, thời Lê men hoa lam…còn có mặt trong hàng chục sưu tập tư nhân ở nhiều tỉnh thành khắp nước còn đang ít được biết tới.

Thạp Kính Hoa II. Ảnh: Bá Ngọc
Thạp Kính Hoa II. Ảnh: Bá Ngọc

3. Đã đến lúc, nhà nước cần để chính sách quản lý cổ vật đi vào thực tế hơn, để các sưu tập tư nhân được sở hữu, được trưng bày, được khai thác mà không còn phải lo sợ như những thập niên đã qua. Đấy là cái “vốn” lớn để phục vụ ngành du lịch là một ngành mũi nhọn hiện nay. Vì thế, cần có một sự thống kê đầy đủ để xem cái “gia tài” chung của tổ tiên đang nằm ở đâu, để nhà nước hướng dẫn bảo quản lâu dài bằng những phương pháp tiên tiến, cũng cần có chính sách để các sưu tập này từng bước phục vụ du khách. Thêm nữa, có nhiều cổ vật rất có giá trị đang nằm trong sưu tập cá nhân, bảo tàng ở nước ngoài thì nhà nước cần có kế hoạch, chính sách ngoại giao, kể cả dùng kinh phí để “kéo” về làm giàu cho kho tàng di sản bảo vật Việt Nam. Tiền cũng quý nhưng nhiều khi các giá trị của bảo vật còn có giá trị nhiều mặt quý hơn cả tiền.

Nhiều khi, nhà nước và tư nhân cùng biết cách giữ gìn và bảo tồn các bảo vật quý hiếm chính là đóng góp thực sự vào phát huy truyền thống dân tộc và có cả phục vụ công nghiệp văn hóa đang bùng nổ, ngành du lịch hái ra tiền nữa.

GS.TS Trịnh Sinh
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội sắp nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ở Kiên Giang có gì đặc biệt?

NGUYÊN ANH |

Lễ hội truyền thống kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sắp nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể

NGUYÊN ANH |

Dự kiến, tỉnh Kiên Giang sẽ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” vào dịp diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về "diễn giải di sản", sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng, các nhà quản lý văn hóa cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa di sản.

Giá sầu riêng đảo chiều, lao dốc khiến thương lái lao đao

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Giá sầu riêng trong 2 tuần qua "quay đầu" lao dốc khiến không ít thương lái thu mua lâm vào cảnh điêu đứng, nợ nần chồng chất.

Tìm thấy 3 chị em lạc trên núi khi đi du lịch trải nghiệm ở Gia Lai

THANH TUẤN |

3 chị em khi đi tham quan núi Chư Nâm, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, Gia Lai) thì mất phương hướng, đi lạc nhiều giờ giữa rừng núi, may mắn được công an tìm thấy.

Làm rõ vụ người phụ nữ giúp việc nghi tự thiêu ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

Công an TP Thủ Đức đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà nghi do tự thiêu trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh.

Sống trong các khu trọ kín cổng cao tầng, sinh viên lo khó thoát khi hỏa hoạn

Mạnh Cường |

Để gia tăng lợi nhuận, nhiều nhà trọ đã xây vượt tầng cho thuê. Từ khi xảy ra vụ cháy làm 56 người thiệt mạng tại phố Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều sinh viên thuê trọ tại các chung cư mini cảm thấy vô cùng lo lắng. Bởi nếu hỏa hoạn xảy ra sẽ cực kỳ khó khăn trong việc thoát thân.

Mưa lớn gây ngập cục bộ trung tâm Đà Nẵng

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Do ảnh hưởng của Áp thấp nhiệt đới, ngày 25.9 trên địa bàn TP Đà Nẵng đã có mưa to và rất to ngay từ đầu giờ sáng. Một số tuyến đường trung tâm thành phố ngập cục bộ, khiến người dân di chuyển khó khăn.

Lễ hội sắp nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ở Kiên Giang có gì đặc biệt?

NGUYÊN ANH |

Lễ hội truyền thống kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sắp nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể

NGUYÊN ANH |

Dự kiến, tỉnh Kiên Giang sẽ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” vào dịp diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về "diễn giải di sản", sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng, các nhà quản lý văn hóa cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa di sản.