Định hình tương lai chuyển đổi số

hà vinh (tổng hợp) |

Xu hướng chuyển đổi số trong năm 2022 và tương lai dài hơn sẽ xuất hiện rộng khắp trong công việc hằng ngày, công nghệ kinh doanh đến những lĩnh vực kỹ thuật chuyên sâu hơn như tự động hóa, bảo mật dữ liệu hay điện toán đám mây phân tán.

Các phân tích của Công ty công nghệ FSI dẫn nghiên cứu mới nhất từ MuleSoft (hãng công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở tại San Francisco, Mỹ) chỉ ra hàng loạt xu huống hàng đầu có thể định hình chuyển đổi số trong năm nay cũng như tương lai dài hơn. Trong đó siêu tự động hóa, đa trải nghiệm và điện toán đám mây phân tán được xác định nằm trong số những thách thức nhưng cũng là cơ hội mới với tất cả các doanh nghiệp. MuleSoft cũng chỉ ra những xu hướng chuyển đổi số chính có thể xuất hiện nhanh chóng trong lĩnh vực kinh doanh vào năm 2022.

Giảm sự có mặt tại văn phòng

McKinsey - Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ dẫn dữ liệu cho biết hơn 20% lực lượng lao động toàn cầu (với chủ yếu là những người có kỹ năng cao trong các ngành như tài chính, bảo hiểm và công nghệ thông tin) có thể không cần có mặt tại văn phòng mà năng suất và chất lượng công việc vẫn được đảm bảo. Thay vào đó tự động hóa kết hợp công nghệ hiệu quả sẽ đóng một vai trò quan trọng trong một môi trường làm việc.

Các nghiên cứu thực tế cho thấy, 30% tổ chức đã triển khai các sáng kiến ​​tự động hóa trong doanh nghiệp để tạo ra trải nghiệm làm việc tốt và hiệu quả hơn cho nhân viên và 44% tổ chức hiện đang triển khai các sáng kiến ​​tự động hóa để tạo ra trải nghiệm kết nối tốt hơn.

Theo đó các ưu tiên tự động hóa hàng đầu cho năm 2022 sẽ bao gồm cải thiện hiệu quả hoạt động tới 54%, tăng 49% năng suất. Điểm mấu chốt là việc phối hợp chặt chẽ các khâu trong quy trình làm việc sẽ là định hướng chính trong quá trình chuyển đổi số.

Chìa khóa thành công từ AI

Nối tiếp số lượng các sáng kiến chuyển đổi số tăng gấp đôi trong thời kỳ đại dịch, tuy nhiên theo MuleSoft, các nhà công nghệ kinh doanh trong năm 2022 sẽ giảm bớt một phần áp lực này bằng cách làm việc cùng với các nhóm công nghệ thông tin để đẩy nhanh sự đổi mới. Tổ chức nào hỗ trợ và áp dụng công nghệ vào kinh doanh được nhìn nhận có khả năng chuyển đổi số nhanh 2,6 lần. Tuy nhiên, để làm được như vậy, họ sẽ cần những công cụ phù hợp với từng nhóm ngành khác nhau.

Một đự đoán gây sốc là đến năm 2024, 80% sản phẩm và dịch vụ công nghệ sẽ được xây dựng bởi những người không phải là chuyên gia công nghệ. Thay vào đó cơ bản các công cụ phát triển được hỗ trợ bởi AI sẽ là chìa khóa thành công. Gartner, một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu nhận thấy 77% các nhà kinh doanh công nghệ thường xuyên sử dụng kết hợp các công cụ tự động hóa, tích hợp ứng dụng và AI trong công việc hàng ngày.

Các khâu trong quy trình làm việc được phối hợp chặt chẽ với nhau sẽ là định hướng chính trong quá trình chuyển đổi số. Ảnh: I.N
Các khâu trong quy trình làm việc được phối hợp chặt chẽ với nhau sẽ là định hướng chính trong quá trình chuyển đổi số. Ảnh: I.N

Động lực Hyperautomation

Nghiên cứu từ MuleSoft cũng cho thấy, tự động hóa sẽ là động lực chính thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trong các năm tới đây. Hyperautomation được hiểu là quy mô tự động hóa trong doanh nghiệp thông qua việc kết hợp sử dụng các quy trình làm việc với khả năng tích hợp công nghệ tương tự như với tự động hóa quy trình bằng robot (RPA).

RPA được dự báo là một thị trường sẽ có tốc độ tăng trưởng gần 24% từ năm 2020 lên trị giá gần 600 tỉ USD vào năm 2022. Thậm chí theo Deloitte, 93% các doanh nghiệp mong đợi sẽ được sử dụng RPA vào năm 2023 với kỳ vọng các sáng kiến về ​​tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược như cải thiện năng suất tăng 96% và tăng 93% chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Một lĩnh vực tự động hóa dịch vụ khác là chatbots cũng được dự báo sẽ tiếp tục bủng nổ mạnh trong các năm tới đây khi hơn 80% khách hàng mong đợi được tương tác ngay lập tức khi liên hệ với một công ty, doanh nghiệp. Chatbot trả lời tin nhắn tự động nhờ đó sẽ chứng kiến tốc độ phát triển chưa từng thấy.

Mối bận tâm bảo mật dữ liệu

Sự bùng nổ các sáng kiến ​​chuyển đổi số và áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh kéo theo những lo ngại về bảo mật. MuleSoft dẫn số liệu khảo sát cho thấy khoảng 87% các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin và doanh nghiệp nhìn nhận việc cân nhắc về bảo mật đang làm chậm tốc độ đổi mới. Chưa kể 73% ý kiến cho rằng mối quan tâm về quản trị và bảo mật tăng lên tương ứng khi hệ thống ngày càng được tích hợp hiện đại hơn.

Thậm chí Gartner dự đoán rằng đến năm 2022, giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ trở thành địa chị bị tấn công thường xuyên nhất, gây ra vi phạm dữ liệu cho các ứng dụng web doanh nghiệp. Bảo mật dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số sẽ là xu hướng được đặc biệt chú trọng các năm tới.

Kỷ nguyên “đám mây phân tán”

“Điện toán đám mây phân tán” được đề cập đến như một xu hướng phân tán các dịch vụ đám mây công cộng đến các điểm bên ngoài các trung tâm dữ liệu vật lý của nhà cung cấp đám mây, nhưng vẫn được kiểm soát bởi nhà cung cấp. Với điện toán đám mây phân tán, các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của đám mây bao gồm kiến trúc dịch vụ, phân phối, vận hành, quản trị và cập nhật.

Theo Deloitte, hơn 97% nhà quản lý công nghệ thông tin cho biết có kế hoạch phân phối khối lượng công việc trên hai hoặc nhiều đám mây để tăng cường khả năng phục hồi và hỗ trợ các yêu cầu quy định. Sự phát triển từ đám mây công cộng tập trung sang đám mây công cộng phân tán theo đó sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ điện toán đám mây.

Xu hướng một nguồn dữ liệu duy nhất

Với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dựa trên dữ liệu, một nguồn dữ liệu duy nhất có thể là chìa khóa thành công trong tương lai. Với sự bùng nổ dữ liệu. Theo Trung tâm dữ liệu Internet IDC, chỉ riêng trong năm 2020, hơn 64 zettabyte (ZB) được tạo ra và khối lượng này dự kiến ​​sẽ duy trì tốc độ tăng 23% cho đến năm 2025.

Song với các doanh nghiệp đang tìm cách tích hợp, phân tích và hành động dựa trên dữ liệu, sự bùng nổ dữ liệu lại trở thành thách thức không nhỏ do các phức tạp của công nghệ thông tin, các hệ thống độc quyền cũng như sự thiếu định hướng chiến lược. Việc thống nhất dữ liệu trên một nguồn duy nhất vừa là một xu hướng và cũng là một yêu cầu tiên quyết trong quá trình chuyển đổi số.

hà vinh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Viettel chính thức cung cấp vCar - Món quà Công nghệ Tết Nguyên Đán

Mimi Trần |

Ngày 5.1.2022, sau một thời gian thử nghiệm và hoàn thiện, Tổng Công ty Viễn thông Viettel công bố chính thức cung cấp ra thị trường Giải pháp kết nối thông minh cho ô tô đầu tiên tại Việt Nam - vCar.

Kỳ lân công nghệ Việt: 4 doanh nghiệp kỳ lân, nhưng vẫn… “nghèo”

Thế Lâm |

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” công nghệ. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt để đạt được trạng thái kỳ lân phải có giá trị vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên. Trong nền kinh tế Việt Nam, các kỳ lân nghiễm nhiên được xem là những doanh nghiệp lớn.

"Bến đỗ" cho các ý tưởng đổi mới công nghệ

Tần Quỳnh |

Chỉ quãng 5 năm trở lại đây, 1.000 ý tưởng đổi mới công nghệ do các doanh nghiệp đề xuất được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) tiếp nhận, hỗ trợ. Qua đó huy động được gần 783 tỉ đồng phục vụ các dự án, cải tiến, ứng dụng công nghệ, giải pháp... tại chính doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất chất lượng, tăng thu nhập cho người lao động.

20 xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ năm 2021 – Phần 4

Đỗ Lộc |

Năm 2021 là một năm khó khăn với nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nền kinh tế, ngành nghề trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp giải trí truyền thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta hãy cùng xem các xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ đã diễn ra trong năm 2021 thông qua những nhận định đánh giá đến từ các chuyên gia của Công ty Globecast ở Pháp một trong những công ty cung cấp dịch vụ cho ngành phát thanh, truyền hình và truyền thông, cung cấp các giải pháp cho quản lý nội dung và truyền thông.

20 xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ năm 2021 – Phần 3

Quang Lộc |

Năm 2021 là một năm khó khăn với nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nền kinh tế, ngành nghề trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp giải trí truyền thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta hãy cùng xem các xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ đã diễn ra trong năm 2021 thông qua những nhận định đánh giá đến từ các chuyên gia của Công ty Globecast ở Pháp một trong những công ty cung cấp dịch vụ cho ngành phát thanh, truyền hình và truyền thông, cung cấp các giải pháp cho quản lý nội dung và truyền thông.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Viettel chính thức cung cấp vCar - Món quà Công nghệ Tết Nguyên Đán

Mimi Trần |

Ngày 5.1.2022, sau một thời gian thử nghiệm và hoàn thiện, Tổng Công ty Viễn thông Viettel công bố chính thức cung cấp ra thị trường Giải pháp kết nối thông minh cho ô tô đầu tiên tại Việt Nam - vCar.

Kỳ lân công nghệ Việt: 4 doanh nghiệp kỳ lân, nhưng vẫn… “nghèo”

Thế Lâm |

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” công nghệ. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt để đạt được trạng thái kỳ lân phải có giá trị vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên. Trong nền kinh tế Việt Nam, các kỳ lân nghiễm nhiên được xem là những doanh nghiệp lớn.

"Bến đỗ" cho các ý tưởng đổi mới công nghệ

Tần Quỳnh |

Chỉ quãng 5 năm trở lại đây, 1.000 ý tưởng đổi mới công nghệ do các doanh nghiệp đề xuất được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) tiếp nhận, hỗ trợ. Qua đó huy động được gần 783 tỉ đồng phục vụ các dự án, cải tiến, ứng dụng công nghệ, giải pháp... tại chính doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất chất lượng, tăng thu nhập cho người lao động.

20 xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ năm 2021 – Phần 4

Đỗ Lộc |

Năm 2021 là một năm khó khăn với nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nền kinh tế, ngành nghề trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp giải trí truyền thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta hãy cùng xem các xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ đã diễn ra trong năm 2021 thông qua những nhận định đánh giá đến từ các chuyên gia của Công ty Globecast ở Pháp một trong những công ty cung cấp dịch vụ cho ngành phát thanh, truyền hình và truyền thông, cung cấp các giải pháp cho quản lý nội dung và truyền thông.

20 xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ năm 2021 – Phần 3

Quang Lộc |

Năm 2021 là một năm khó khăn với nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nền kinh tế, ngành nghề trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp giải trí truyền thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta hãy cùng xem các xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ đã diễn ra trong năm 2021 thông qua những nhận định đánh giá đến từ các chuyên gia của Công ty Globecast ở Pháp một trong những công ty cung cấp dịch vụ cho ngành phát thanh, truyền hình và truyền thông, cung cấp các giải pháp cho quản lý nội dung và truyền thông.