Di sản của Thiền sư Tuệ Tĩnh trong lịch sử y học dân tộc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh thiền sư, biệt danh là Hồng Nghĩa; người làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông được hậu thế suy tôn là “Thánh y”, là ngôi sao sáng khởi dựng truyền thống của ngành thuốc Nam của dân tộc. Ông đồng thời cũng trở thành biểu tượng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử y học cổ truyền Việt Nam.

Hành trình đúc kết tri thức y học

Tuệ Tĩnh sinh ra vào thế kỷ 14, một thời kỳ mà y học truyền thống Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Từ những ngày thơ ấu cơ cực, mồ côi cha mẹ ở tuổi lên 6, Nguyễn Bá Tĩnh đã được sự bảo bọc, nuôi dưỡng bởi các nhà sư tại chùa Hải Triều ở Yên Trang (sau có tên là Nghiêm Quang tự, tức chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ngày nay) và chùa Giao Thủy ở Sơn Nam (Nam Định) đưa về cho học với các sư tăng chùa Dũng Nhuệ, chùa Keo (Thái Bình). Tại đây, ông được đặt pháp danh là Tiểu Huệ, biệt danh là Huệ Tĩnh, bắt đầu chuyên chú vào việc học chữ và học cả nghề thuốc để giúp việc chữa bệnh cho dân nghèo trong vùng.

Tương truyền, đây là tượng tạc chân dung Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Tư liệu
Tương truyền, đây là tượng tạc chân dung Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Tư liệu

Vốn là người thông minh, ham học, năm 22 tuổi, dưới triều vua Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong 11 (1351), ông đã xuất sắc vượt qua kỳ thi Thái học sinh, một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông. Tuy nhiên, thay vì bước vào con đường làm quan, Nguyễn Bá Tĩnh chọn lối sống tu tập tại chùa Nghiêm Quang, nhận pháp hiệu là Tuệ Tĩnh, và dành trọn vẹn thời gian để nghiên cứu giáo lý, lấy vườn chùa làm nơi sản xuất thuốc và chữa bệnh cho nhân dân.

Năm Giáp Tý (1384), vua nhà Trần phái Tuệ Tĩnh đi sứ nhà Minh. Lúc đó, Hoàng hậu nhà Minh đang mắc chứng hậu sản, các thầy thuốc đều không chữa khỏi. Tuệ Tĩnh đã dùng thuốc Nam chữa khỏi căn bệnh. Khâm phục tài năng của ông, vua Minh đã phong cho Tuệ Tĩnh làm “Đại y Thiền sư” và cũng từ đây, nhà Minh đã giữ ông ở lại Kim Lăng. Một thời gian sau, ông mất tại Giang Nam.

Theo truyền ngôn, lúc lâm chung, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh có trăng trối rằng: “Về sau có ai bên nước Nam sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”. Gần ba trăm năm sau, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người cùng làng Nghĩa Phú được nhà vua cử đi sứ Trung Quốc. Khi đi qua mộ Tuệ Tĩnh đã cho người dập bia, về nước thuê thợ khắc bia rồi cho về quê. Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã cùng dân làng Nghĩa Phú dựng đền thờ Tuệ Tĩnh tại quê nhà để ghi nhớ công lao Đại danh y - Thiền sư đã trọn đời hy sinh vì sự nghiệp cao cả chữa bệnh cứu người.

Những đóng góp cho nền y học cổ truyền

Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh chủ yếu được thể hiện trong lĩnh vực y dược học. Các học giả và giới Đông y đều thừa nhận, dù ông sống ở thế kỷ nào thì ông vẫn là một thầy thuốc và nhà dược học vĩ đại. Ông là một Đại danh y Việt Nam đã mở đường cho sự nghiên cứu thuốc Nam, xây dựng nền móng cho y học dân tộc.

Với niềm tự hào dân tộc chân chính và tình yêu thương con người tha thiết, ông mang hết tâm và trí vào sự nghiệp nghiên cứu y dược dân tộc mong cứu con người thoát khỏi bệnh tật. Ông nói: "Muốn giúp dân sinh, trước tìm vị thuốc”. Mặc dù đỗ đạt, Tuệ Tĩnh không ra làm quan, mà đi tu ở chùa Nghiêm Quang chuyên tâm nghiên cứu y dược, tìm những phương thuốc đặc hiệu phù hợp với hoàn cảnh thiên nhiên, đất nước. Những loại cây cỏ thông thường mọc ở các vùng quê, ông đã chế ra nhiều bài thuốc Nam hữu dụng.

Bìa cuốn sách “Nam dược thần hiệu” của Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Tư liệu
Bìa cuốn sách “Nam dược thần hiệu” của Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Tư liệu

Những người dân nghèo ốm đau, bệnh tật đã được cứu chữa nhờ những bài thuốc của ông. Không chỉ nghiên cứu y dược chữa bệnh cho người dân, ông còn truyền dạy cho họ cách kiếm các loại cây chữa những bệnh thông thường, trồng trong vườn nhà, chùa làng để sử dụng khi cần thiết. Ông cũng hướng dẫn mọi người cách phòng tránh bệnh tật để có sức khỏe tốt.

Ngoài y dược phục vụ con người, Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc, phục vụ sản xuất, đặt cơ sở cho ngành Thú y dân tộc. Toàn bộ công trình nghiên cứu của ông được biên tập và soạn thành sách tiêu biểu như "Dược tính chỉ nam", "Thập tam phương gia giảm". Hiện bản nguyên tác của ông không còn trọn vẹn, những bản hiện còn do người đời sau ghi chép qua truyền khẩu dân gian như "Nam dược thần hiệu", Hồng Nghĩa giác tư y thư...

Các cuốn sách này đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực y học thời bấy giờ. Các tác phẩm y học của ông gần 700 năm trước đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển y học cổ truyền Việt Nam, được coi là bách khoa toàn thư về y học cổ truyền. Trong mỗi phương thuốc, ông đều ghi rõ công thức và cách dùng gia giảm như thế nào cho phù hợp. Phần lớn các tác phẩm của Tuệ Tĩnh được viết bằng thơ, trong đó một phần bằng chữ quốc âm nên mọi người dễ đọc, dễ nhớ và dễ hiểu.

Các công trình này không chỉ chứa đựng tri thức về chẩn đoán và điều trị bệnh mà còn đề cập đến những lời khuyên về cách sống lành mạnh, chế độ ăn uống. Đây là một cách tiếp cận y học toàn diện, kết hợp giữa việc chữa bệnh và phòng bệnh. Ông cũng đặc biệt chú trọng đến việc điều trị căn nguyên của bệnh tật chứ không chỉ triệu chứng, một nguyên tắc cơ bản của y học hiện đại ngày nay.

Chính vì vậy, ông được tôn vinh là "Ông Tổ - vị Thánh thuốc Nam" hay "Thánh thuốc Nam", được nhân dân nhiều nơi phụng thờ. Đặc biệt, ông cùng với Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được thờ tại Y miếu Thăng Long - Hà Nội, nơi giữ gìn, tưởng niệm những giá trị sâu sắc của Nho y Đại Việt. Sự nghiệp và tư tưởng của Thiền sư Tuệ Tĩnh đã vượt qua ranh giới thời gian, trở thành ngọn đuốc soi đường cho những vị bác sĩ, những tài năng y học đang ngày đêm chữa bệnh, cứu người.

Cuộc đời, sự nghiệp cũng như y đức, y đạo, y tài của Thiền sư Tuệ Tĩnh đã trở thành tấm gương sáng trong lịch sử y học dân tộc. Những di cảo của ông hiện vẫn là những bộ sách có vị trí trang trọng trong các trường Đại học, Cao đẳng y khoa nước nhà.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Hai người con trai của Phan Thanh Giản qua tài liệu mới

VIÊN CA |

Đằng sau cuộc đời bi hùng của bậc danh sĩ danh thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (1796 - 1867), có những câu chuyện nhỏ đáng kể liên quan đến hai người con trai của ông: Phan Liêm - Phan Tôn. Đây cũng là hai nhân vật thú vị trong lịch sử chống ngoại xâm của người Việt ở Nam kỳ lục tỉnh, trong lịch sử về những người tù quốc sự bị lưu đày viễn xứ, trong lịch sử về mối hợp tác Việt - Pháp giai đoạn thuộc địa.

Kinh sư cho muôn đời, thủ đô của lương tri và phẩm giá con người

Kiến Thụy |

Với hơn một nghìn năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội đã chứng kiến nhiều thăng trầm của quốc gia, dân tộc và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quý báu. Nhìn về hiện tại, Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch và văn hiến, là nơi lắng đọng hồn núi sông ngàn năm, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Dòng người đổ về chùa Từ Hiếu dự lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 29.1, rất đông tăng ni, Phật tử từ khắp mọi nơi trong nước và nước ngoài đã đổ về chùa Từ Hiếu dự lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tham vọng của ông Nguyễn Tử Quảng và thực tế đáng lo ngại tại BKAV

Lục Giang |

Trong khi CEO Nguyễn Tử Quảng thể hiện tham vọng rất lớn với các sản phẩm của BKAV thì tình hình thực tế cho thấy doanh nghiệp đang ngập trong nợ nần, “đói vốn”.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Samsung giúp Việt Nam đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn

Song Minh |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho, đề nghị Samsung hỗ trợ Việt Nam đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn.

TAND TPHCM yêu cầu hạn chế việc sử dụng ôtô đến toà ở phiên xử Vạn Thịnh Phát

Minh Tâm - Anh Tú |

TPHCM - Chiều ngày 4.3, đại diện TAND TPHCM thông tin nhanh với báo chí về công tác chuẩn bị cho phiên xử vụ Vạn Thịnh Phát từ ngày mai (5.3). Theo đó, luật sư, nhà báo được bố trí khu vực tác nghiệp riêng, sử dụng máy tính do tòa án cung cấp.

Chủ tiệm vàng kể lại thời điểm bị dí vật giống súng, cướp số lượng lớn vàng, phải trốn dưới gầm bàn

ĐÌNH TRỌNG |

Đến chiều 4.3, chủ tiệm vàng Bích Quý (thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) vẫn chưa hết bàng hoàng khi tiệm của mình xảy ra vụ cướp vào trưa ngày 3.3.

Xe ba gác tự chế, chở hàng cồng kềnh nhan nhản trên đường phố Hà Nội

Tô Thế |

Xe ba gác tự chế tại Hà Nội phổ biến đến nỗi cứ ra đường là gặp. Những phương tiện này thường chở hàng cồng kềnh, vượt đèn đỏ, lạng lách... gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác.

Hai người con trai của Phan Thanh Giản qua tài liệu mới

VIÊN CA |

Đằng sau cuộc đời bi hùng của bậc danh sĩ danh thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (1796 - 1867), có những câu chuyện nhỏ đáng kể liên quan đến hai người con trai của ông: Phan Liêm - Phan Tôn. Đây cũng là hai nhân vật thú vị trong lịch sử chống ngoại xâm của người Việt ở Nam kỳ lục tỉnh, trong lịch sử về những người tù quốc sự bị lưu đày viễn xứ, trong lịch sử về mối hợp tác Việt - Pháp giai đoạn thuộc địa.

Kinh sư cho muôn đời, thủ đô của lương tri và phẩm giá con người

Kiến Thụy |

Với hơn một nghìn năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội đã chứng kiến nhiều thăng trầm của quốc gia, dân tộc và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quý báu. Nhìn về hiện tại, Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch và văn hiến, là nơi lắng đọng hồn núi sông ngàn năm, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Dòng người đổ về chùa Từ Hiếu dự lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 29.1, rất đông tăng ni, Phật tử từ khắp mọi nơi trong nước và nước ngoài đã đổ về chùa Từ Hiếu dự lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh.