Để mâm cơm công nhân có hương vị Tết

Linh Nguyên |

Mâm cơm ngày Tết không chỉ chứa đựng tình cảm gia đình họp mặt, sum vầy, mà còn là dịp để mọi người trổ tài nữ công gia chánh hoặc để thể hiện những món ngon, vật lạ. Nhưng với không ít công nhân, Tết cũng chỉ cố gắng có được chiếc bánh chưng, khoanh giò.

Năm nay không gói bánh chưng

Chị Phùng Thị Vân là công nhân của một Công ty trong khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội). Hoàn cảnh gia đình chị khá khó khăn vì từ sau dịch COVID-19 chồng chị thất nghiệp, chuyển sang làm xây dựng tự do, ai gọi thì đi làm thợ nề nên thu nhập không ổn định.

Năm 2023 lại là năm đầy khó khăn, chị Vân không được tăng ca khiến thu nhập của cả vợ chồng bình quân vẻn vẹn chưa đầy 9 triệu đồng. Ngần đấy tiền lo cho 2 vợ chồng và 2 con đang học cấp 2 nên không thể có tích luỹ tiêu Tết. Cũng may là nhà anh chị ở ngay Mê Linh nên không tốn tiền thuê trọ như những công nhân khác.

Chị Vân nhớ lại, Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 chị được tham gia Chương trình Tết Sum vầy và Chợ Tết Công đoàn do Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức. Với số phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng được Công đoàn phát, chị đã mua được bánh kẹo biếu bố mẹ hai bên bầy ban thờ tổ tiên; mua được miến, mộc nhĩ, nước mắm, dầu ăn để nấu các bữa cơm ngày Tết.

Còn tiền thưởng Tết, chị trích ra một ít mua gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong gói bánh chưng. Chị Vân bảo nếu có tiền thì mua bánh chưng gói sẵn cũng được nhưng cả hai con của chị đều thích bánh chưng, chỉ chờ đến Tết để ăn thoải mái mà không phải thòm thèm nên chị dành thời gian gói khoảng chục cân gạo. Đỗ xanh làm nhân bánh kiểu gì cũng dư một chút, chị dùng nấu mấy đĩa chè kho.

Năm ngoái, ngoài hai bữa cơm ở hai bên ông bà nội ngoại, mâm cơm của gia đình chị có bánh chưng, bát măng miến lúc thì nấu với lạng nạc vai, lúc thì nấu với thịt gà xé ra từ con gà cúng Giao thừa. Vẫn biết, thường mâm cơm ngày Tết, nhất là với thời tiết miền Bắc hay có đĩa thịt nấu đông hoặc canh chân giò măng nhưng như thế thì phải chi thêm khá nhiều tiền nên vợ chồng chị Vân thống nhất giảm bớt. Còn năm nay, “một năm đầy khó khăn nên chưa chắc mâm cơm ngày Tết của gia đình tôi được như năm ngoái” - chị Vân cho biết.

Trước hết, để tiết kiệm, chị Vân không gói bánh chưng, chỉ mua 2 chiếc, một để thắp hương ban thờ, một để cúng Giao thừa. Tiền hỗ trợ Tết của Công đoàn chị sẽ để dành lo thêm sách vở cho cậu con trai lớn năm nay thi hết cấp 2. Chị chia sẻ: "Tôi cũng động viên các con rồi, rằng năm nay kinh tế khó khăn, việc học của các con lại cần nhiều tiền hơn nên cơm ngày Tết cũng như cơm ngày thường, nghĩa là vẫn có đậu phụ, rau xanh, chút thức ăn mặn tuỳ tình hình chợ búa. Các con cũng hiểu nên không đòi hỏi gì".

Còn chị Lê Thị Hồng - quê Thanh Hóa, cũng làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh thì nhớ lại không khí Tết Quý Mão đến sớm trong căn nhà trọ của vợ chồng chị vì lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố và lãnh đạo Công đoàn Các khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội đến thăm, động viên, tặng quà Tết.

Món quà Công đoàn trao cho gia đình không chỉ là số tiền hỗ trợ mà còn là một cành đào, cặp bánh chưng, cân giò lụa và bánh kẹo. Vợ chồng chị bảo có bánh chưng, có cân giò là đã làm nên hương vị mâm cơm ngày Tết. Khi bóc bánh chưng, mùi lá dong thơm ngọt khiến chị càng thêm xúc động trước sự chăm lo của tổ chức Công đoàn đối với nhu cầu của những đoàn viên còn khó khăn như chị...

Công nhân mua các loại thực phẩm thiết yếu cho mâm cơm ngày Tết bằng phiếu mua hàng do Công đoàn phát tại Chợ Tết Công đoàn năm Quý Mão 2023. Ảnh: Kiều Vũ
Công nhân mua các loại thực phẩm thiết yếu cho mâm cơm ngày Tết bằng phiếu mua hàng do Công đoàn phát tại Chợ Tết Công đoàn năm Quý Mão 2023. Ảnh: Kiều Vũ

Mâm cơm ngày Tết là những món ăn ưa thích

Ra Hà Nội làm công nhân 5 năm, trong đó có 2 năm khó khăn vì dịch bệnh COVID-19 nhưng năm nào về quê ăn Tết, anh Đinh Như Hải cũng dành tiền mua 3 cây giò lụa về biếu bố mẹ và gia đình 2 chị trên anh ăn Tết. Quê anh Hải là một vùng ven biển Nghệ An. Chưa lập gia đình nên anh ở với bố mẹ. Các thành viên trong gia đình anh đều thích giò lụa Hà Nội vì giò mềm, chắc, ngọt, ít pha bột lại không bị mặn.

Kể từ năm đầu ra Hà Nội làm công nhân đến nay, chưa năm nào mâm cơm cúng Giao thừa nhà anh Hải lại thiếu giò lụa. Nhưng, với anh Hải, mâm cơm ngày Tết không nhất định phải là mâm cơm truyền thống gồm bánh chưng, hành muối, khoanh giò, bát canh măng miến. Anh Hải quan niệm Tết được về bên bố mẹ, gặp anh chị và các cháu là vui rồi nên ăn uống thế nào cũng được.

Anh Hải kể, bố mẹ anh biết anh thích canh đầu cá và đuôi cá kho nên mâm cơm ngày Tết nhà anh thường không bao giờ thiếu hai món đó. “Bố mẹ tôi bảo mọi người kiêng ăn đầu cá đầu năm đầu tháng nhưng vì là món tôi thích nên bố mẹ không kiêng gì nữa, nấu luôn cho tôi ăn từ ngày mùng Một Tết” - anh Hải nói.

Bắt đầu từ Tết Nguyên đán năm 2023, các cấp Công đoàn tổ chức mô hình Chợ Tết Công đoàn. Ở đó, ngoài những gian hàng bán các sản phẩm thiết yếu với giá ưu đãi thì còn có những gian hàng 0 đồng để hỗ trợ và đảm bảo người lao động nào cũng có Tết. Rất nhiều những gian hàng bán thực phẩm phục vụ mâm cơm ngày Tết cho đoàn viên, người lao động như miến, măng khô, xúc xích...

Theo ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Công đoàn cả nước tích cực, chủ động, linh hoạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2024 với mong muốn mọi đoàn viên đều có cái Tết đủ đầy, ấm no.

Riêng Hà Nội, với đặc thù là Thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông công nhân lao động nên Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định giao Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2024.

Đặc biệt, hoạt động năm nay cũng sẽ gắn thêm nội dung tổng kết 10 năm triển khai Chương trình “Tết Sum vầy” - một hoạt động rất thiết thực, ý nghĩa với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; khai trương Chợ Tết Công đoàn năm 2024 qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Tại Chợ Tết Công đoàn, đoàn viên, người lao động sẽ được mua hàng với giá ưu đãi, trong đó có những thực phẩm phục vụ mâm cơm ngày Tết.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Ấm lòng bếp cơm 2.000 đồng, đỏ lửa ngày cuối năm

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Vào những ngày thứ 3, thứ 5 hàng tuần và ngày rằm, mồng 1 hàng tháng quán cơm Đồng Cảm với giá 2.000 đồng tại quận Liên chiểu (TP Đà Nẵng) lại đỏ lửa mang đến hàng trăm suất cơm chất lượng chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, người có thu nhập thấp tại Đà Nẵng.

Vì những bữa cơm có thịt cho trẻ vùng cao

hà quyên (thực hiện) |

Những ngày cuối năm, trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ "Trò nghèo vùng cao" (tiền thân là chương trình Cơm có thịt) - chia sẻ nhiều tâm tư về hành trình hơn 10 năm miệt mài thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim”. Hàng trăm ngôi trường và hàng nghìn trẻ em miền núi phía Bắc đã có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, có trường học, giếng nước, chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh, đồ dùng học tập... Những tấm lòng đã kết nối với nhau và vẫn đang tiếp tục sứ mệnh yêu thương.

100.000 đồng khó mua cơm đủ thịt, cá, công nhân mong sớm được tăng lương

THẾ ĐẠI - HẠNH AN |

Những năm qua, tiền lương tối thiểu có tăng nhưng vẫn chưa theo kịp mức sống tối thiểu của người lao động, nhiều người trong số đó đã "bỏ phố về quê". Tăng lương tối thiểu vùng giúp người lao động tiếp tục gắn bó với nhà máy, hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Lâm Đồng thông báo hỏa tốc hoãn phiên họp Thường trực HĐND tỉnh

Mai Hương |

Sáng 8.1, HĐND tỉnh Lâm Đồng ra thông báo hỏa tốc hoãn phiên họp Thường trực HĐND tỉnh.

Dỡ lô cốt tại nút giao Nguyễn Trãi, bao giờ các phương tiện được đi thẳng?

Thế Kỷ |

Lô cốt được quây để thi công hố ga, thuộc Gói thầu số 2, Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá tại nút giao Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển (Hà Nội) đã được tháo dỡ. Tuy nhiên hiện các phương tiện chưa được đi thẳng qua nút giao (hướng Hà Đông - Thanh Xuân).

Thổ Nhĩ Kỳ được lệnh không cản trở việc tặng tàu chiến cho Ukraina

Linh Nhi |

Thổ Nhĩ Kỳ được yêu cầu hành động phù hợp với vai trò là thành viên NATO và không được cản trở Anh tặng tàu chiến cho Ukraina.

Bảo Hân "Về nhà đi con": Thích đóng cùng Mạnh Trường, ấn tượng với Doãn Quốc Đam

Nhóm PV |

Diễn viên Bảo Hân tham gia thử thách "3 phút với người nổi tiếng" của báo Lao Động, nữ diễn viên chia sẻ tình cảm đặc biệt dành cho Mạnh Trường, Bảo Thanh, Doãn Quốc Đam.

Biển số ngũ quý 1 độc nhất Thủ đô sẽ có trong phiên đấu giá biển số 8.1

Hải Danh |

Đấu giá biển số: Trong ngày 8.1, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) sẽ tổ chức đấu giá 7.000 biển số đẹp. Trong phiên đấu giá lần này, xuất hiện hàng loạt biển số siêu khủng như: 30K-867.89; 30L-119.91; 35A-399.66; 30L-111.11; 63A-288.88;…

Ấm lòng bếp cơm 2.000 đồng, đỏ lửa ngày cuối năm

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Vào những ngày thứ 3, thứ 5 hàng tuần và ngày rằm, mồng 1 hàng tháng quán cơm Đồng Cảm với giá 2.000 đồng tại quận Liên chiểu (TP Đà Nẵng) lại đỏ lửa mang đến hàng trăm suất cơm chất lượng chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, người có thu nhập thấp tại Đà Nẵng.

Vì những bữa cơm có thịt cho trẻ vùng cao

hà quyên (thực hiện) |

Những ngày cuối năm, trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ "Trò nghèo vùng cao" (tiền thân là chương trình Cơm có thịt) - chia sẻ nhiều tâm tư về hành trình hơn 10 năm miệt mài thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim”. Hàng trăm ngôi trường và hàng nghìn trẻ em miền núi phía Bắc đã có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, có trường học, giếng nước, chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh, đồ dùng học tập... Những tấm lòng đã kết nối với nhau và vẫn đang tiếp tục sứ mệnh yêu thương.

100.000 đồng khó mua cơm đủ thịt, cá, công nhân mong sớm được tăng lương

THẾ ĐẠI - HẠNH AN |

Những năm qua, tiền lương tối thiểu có tăng nhưng vẫn chưa theo kịp mức sống tối thiểu của người lao động, nhiều người trong số đó đã "bỏ phố về quê". Tăng lương tối thiểu vùng giúp người lao động tiếp tục gắn bó với nhà máy, hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.