Con gà đẻ trứng vàng của kinh tế thế giới

Thanh Hà |

Hàng hóa và dịch vụ văn hóa không chỉ là những hàng hóa thông thường, tạo ra việc làm, thu nhập, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào GDP, mở đường cho các ngành khác chiếm lĩnh kinh tế toàn cầu mà còn góp phần hòa nhập và công bằng xã hội.

Ngành phát triển nhanh nhất thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) định nghĩa ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo là "những lĩnh vực hoạt động có tổ chức với mục đích chính là sản xuất hoặc tái tạo, quảng bá, phân phối và/hoặc thương mại hóa hàng hóa, dịch vụ cũng như các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hoặc tự nhiên mang tính chất di sản". Cách tiếp cận này không chỉ nhấn mạnh những sản phẩm được tạo ra từ sự sáng tạo của con người, mà còn liên quan đến toàn bộ chuỗi sản xuất, cũng như các chức năng cụ thể của từng lĩnh vực liên quan đến việc đưa những sáng tạo này đến với công chúng.

Được biết, ban đầu định nghĩa của UNESCO tập trung vào các hoạt động văn hoá (cultural activities) nhưng tới cuối những năm 1990, thuật ngữ này chuyển qua công nghiệp văn hoá (cultural industries), phản ánh sự tập trung nhiều hơn vào những lợi ích kinh tế mà lĩnh vực này mang lại.

Tới đầu những năm 2000, lần thay đổi thuật ngữ khác diễn ra, với việc bổ sung nội dung liên quan tới công nghiệp sáng tạo (creative industries), bao hàm nhiều lĩnh vực rộng hơn, không mang tính văn hoá rõ ràng như các lĩnh vực truyền thống (như khiêu vũ, âm nhạc), nhưng đòi hỏi mức độ sáng tạo đáng kể (như quảng cáo, kiến trúc).

Việc mở rộng định nghĩa này vẫn đang tiếp tục, với những tài liệu gần đây đề cập tới thuật ngữ hệ sinh thái văn hoá hoặc hệ sinh thái sáng tạo (cultural or creative ecosystems), để biểu thị tầm quan trọng của văn hoá và sáng tạo với mọi góc độ của nền kinh tế.

UNESCO thông tin tháng 5.2023, công nghiệp văn hoá và sáng tạo là ngành phát triển nhanh nhất thế giới. Với giá trị toàn cầu ước tính 4,3 nghìn tỉ USD mỗi năm, lĩnh vực văn hoá hiện chiếm 6,1% nền kinh tế toàn cầu. Lĩnh vực này tạo ra doanh thu hàng năm là 2.250 tỉ USD và gần 30 triệu việc làm trên toàn thế giới; sử dụng nhân lực độ tuổi từ 15-29 nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào.

Trong báo cáo: "Thời đại văn hóa: Bản đồ toàn cầu đầu tiên về ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo" xuất bản năm 2015, UNESCO và các đồng tác giả khác chỉ ra, doanh thu toàn cầu 2.250 tỉ USD của ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo vượt xa doanh thu toàn cầu của dịch vụ viễn thông (1.570 tỉ USD), vượt qua GDP của Ấn Độ (1.900 tỉ USD).

Trong ngành này, 3 lĩnh vực tạo ra doanh thu hàng đầu là truyền hình (477 tỉ USD), nghệ thuật thị giác (391 tỉ USD), báo chí và tạp chí (354 tỉ USD). Ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo cũng tạo ra 29,5 triệu việc làm trên toàn cầu, tương đương với tuyển dụng 1% dân số hoạt động kinh tế của thế giới. Với 3 lĩnh vực tuyển dụng nhiều nhất là nghệ thuật thị giác (6,73 triệu người), sách (3,67 triệu người) và âm nhạc (3,98 triệu người).

Du khách xem ảnh in của nghệ sĩ thị giác người Mỹ Man Ray tại Paris, Pháp năm 2022. Ảnh: AFP
Du khách xem ảnh in của nghệ sĩ thị giác người Mỹ Man Ray tại Paris, Pháp năm 2022. Ảnh: AFP

Đầu tàu của nền kinh tế kỹ thuật số

Công nghiệp văn hoá và sáng tạo sử dụng sự sáng tạo và văn hóa làm đầu vào chính để sản xuất các sản phẩm sáng tạo. Những sản phẩm này bao gồm âm nhạc, phim ảnh, thời trang và nghệ thuật thị giác, cùng với rất nhiều sản phẩm khác, đồng thời mở rộng ra một loạt sản phẩm nội dung sáng tạo trong các lĩnh vực khác. Ngành này có tiềm năng tạo thành không chỉ một nguồn giá trị văn hóa mà còn cả giá trị thương mại.

Công nghiệp văn hoá và sáng tạo cũng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy năng suất, thúc đẩy đổi mới công nghiệp qua liên kết chuỗi cung ứng với các ngành khác và nâng cao thương hiệu quốc gia cho ngành du lịch. Đáng chú ý, khác các ngành kinh tế khác, công nghiệp sáng tạo mang lại nhiều lợi ích về nhận thức xã hội cho các cá nhân bởi việc tiêu thụ hàng hóa sáng tạo góp phần thúc đẩy kết quả giáo dục, sức khỏe và phúc lợi cũng như sự hòa nhập.

Cũng trong báo cáo "Thời đại văn hóa: Bản đồ toàn cầu đầu tiên về ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo", UNESCO và các đồng tác giả lưu ý, những nội dung văn hoá và sáng tạo thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số. "Công nghiệp văn hoá và sáng tạo là đầu tàu của nền kinh tế kỹ thuật số" - các tác giả khẳng định.

Công nghiệp văn hoá và sáng tạo đóng góp 200 tỉ USD vào doanh thu kỹ thuật số toàn cầu năm 2013. Nội dung văn hoá và sáng tạo cũng thúc đẩy doanh số bán các thiết bị kỹ thuật số, với tổng trị giá 530 tỉ USD cũng trong năm 2013. Cho tới 2013, hàng hoá văn hoá kỹ thuật số là nguồn doanh thu lớn nhất của nền kinh tế kỹ thuật số, tạo ra doanh thu B2C (business to consumer) 66 tỉ USD và 21,7 tỉ USD doanh thu quảng cáo cho phương tiện truyền thông trực tuyến và trang web phát trực tuyến miễn phí.

Trong khi đó, báo cáo: "Cơ hội và thách thức mới cho công nghiệp văn hóa và sáng tạo hòa nhập trong môi trường kỹ thuật số" của UNESCO chỉ ra, quá trình số hóa văn hóa đang ngày càng nhanh hơn. Năm 2020, 62,1% tổng doanh thu âm nhạc thu âm trên toàn cầu đến từ phát trực tuyến và đăng ký video theo yêu cầu.

Cùng với đó, những năm qua ghi nhận những chuyển biến điển hình về âm nhạc và nghệ thuật thị giác được tạo ra thông qua trí tuệ nhân tạo. Những xu hướng này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong đại dịch COVID-19.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới lưu ý, ngành công nghiệp sáng tạo đóng góp gần 3 nghìn tỉ USD vào GDP toàn cầu năm 2020 nhưng khả năng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững của ngành này ở các thị trường mới nổi phần lớn là vô hình, đặc biệt là khi so với các ngành truyền thống như khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và dịch vụ tài chính. Khi không tận dụng những tài sản văn hóa phong phú đó, các nền kinh tế mới nổi đang bỏ lỡ những cơ hội lớn trong việc theo đuổi đa dạng hóa kinh tế và thúc đẩy thịnh vượng chung.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số mới nổi đang mở ra những con đường mới để sản xuất, phân phối và kiếm tiền từ nội dung. Việc giảm đáng kể chi phí của các công nghệ ghi phương tiện, như máy ảnh và micrô, cũng đã giúp nhiều nghệ sĩ mua thiết bị hơn.

Các công nghệ kỹ thuật số hướng tới người tiêu dùng như phát trực tuyến nhạc (Spotify, Pandora), nền tảng sản xuất và phát trực tuyến phim (Netflix, Amazon Prime), ứng dụng công nghệ dành cho người sáng tạo (YouTube, Instagram, Facebook) và thương mại điện tử (Etsy) cùng với nhiều yếu tố khác, đã giảm bớt nhiều rào cản trong phát hiện, phân phối và thu nhập từ nội dung sáng tạo.

Ví dụ, trước đây, những nghệ sĩ ở Kenya, Tanzania và Uganda dựa vào các buổi biểu diễn trực tiếp để kiếm phần lớn thu nhập, nhưng các nền tảng kỹ thuật số như Mdundo cho phép hơn 90.000 nghệ sĩ ở những quốc gia đó bán nhạc của họ cho khán giả toàn cầu.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp văn hoá: Cần những ngọn cờ

thu hương |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, các chuyên gia có kinh nghiệm ở nhiều ngành văn hóa đã đưa ra giải pháp cụ thể với mong muốn đóng góp xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045.

Công nghiệp văn hoá không thể chỉ quảng bá thô tài nguyên du lịch

Hiền Hương - Mai Châu (thực hiện) |

Ngành công nghiệp Văn hóa của Hàn Quốc vẫn được coi là biểu tượng về sự thành công bậc nhất. Chính âm nhạc và điện ảnh đã giúp Hàn Quốc có những bước phát triển thần tốc về kinh tế, du lịch. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc - ông Suk Jin Young về chiến lược công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam.

Công nghiệp văn hoá: Sức mạnh hàng tỉ USD nhìn từ BTS

Mi Lan |

Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tham vọng này là cần thiết khi công nghiệp văn hóa đang giúp nhiều quốc gia kiếm tiền như vũ bão.

Du lịch thủy nội địa Đà Nẵng tiềm năng nhưng chỉ mới thu được tiền lẻ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng là thành phố “đầu biển cuối sông”, thế nhưng đến nay, du lịch thủy nội địa phát triển mới chỉ lên trên kế hoạch. Mức thu của ngành này cũng chỉ đóng góp một con số trong mục tiêu của đề án.

Nhiều nơi ở Mù Cang Chải vẫn bị cô lập do sạt đường, mất điện

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Đến thời điểm chiều 7.8, hai xã Hồ Bốn và Lao Chải của huyện Mù Cang Chải vẫn trong tình trạng bị cô lập, mất liên lạc hoàn toàn do mất mất điện, sạt lở đường nghiêm trọng.

Bão Khanun sượt qua phía nam Nhật Bản, tiến thẳng vào Hàn Quốc

Thanh Hà |

Bão Khanun dự kiến hướng tới Hàn Quốc trong tuần này, với khả năng đổ bộ bờ biển phía đông Hàn Quốc ngày 10.8.

Xét xử chủ quán karaoke liên quan vụ 3 cảnh sát phòng cháy chữa cháy hy sinh ở Hà Nội

Việt Dũng |

Hà Nội - Do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, cơi nới phòng hát khiến hoả hoạn xảy ra tại quán karaoke, làm 3 cảnh sát phòng cháy chữa cháy hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, Phạm Duy Hùng đã bị đưa ra xét xử.

Cận cảnh tô phở dát vàng gần 4 triệu đồng ở TPHCM

Như Quỳnh |

Bát phở giá 3,88 triệu đồng của một nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh có nguyên liệu đắt đỏ từ thịt bò Wagyu, nấm truffle, gan ngỗng Pháp cho đến vàng lá.

Công nghiệp văn hoá: Cần những ngọn cờ

thu hương |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, các chuyên gia có kinh nghiệm ở nhiều ngành văn hóa đã đưa ra giải pháp cụ thể với mong muốn đóng góp xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045.

Công nghiệp văn hoá không thể chỉ quảng bá thô tài nguyên du lịch

Hiền Hương - Mai Châu (thực hiện) |

Ngành công nghiệp Văn hóa của Hàn Quốc vẫn được coi là biểu tượng về sự thành công bậc nhất. Chính âm nhạc và điện ảnh đã giúp Hàn Quốc có những bước phát triển thần tốc về kinh tế, du lịch. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc - ông Suk Jin Young về chiến lược công nghiệp hóa ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam.

Công nghiệp văn hoá: Sức mạnh hàng tỉ USD nhìn từ BTS

Mi Lan |

Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa, để từ đó tiến tới xuất khẩu thương hiệu văn hóa. Chiến lược được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tham vọng này là cần thiết khi công nghiệp văn hóa đang giúp nhiều quốc gia kiếm tiền như vũ bão.