Chuyện những nông dân trở thành công nhân, vệ sĩ

thế vinh |

Tại Việt Nam hiện nay, hiếm có khu đô thị nào sau khi lấy đất canh tác để xây dựng đã không ngừng đào tạo, dạy nghề, giúp rất nhiều người nông dân ngày nào trở thành công nhân, vệ sĩ, được tạo công ăn việc làm ngay trên chính mảnh đất trước đây là của họ.

Dạy nghề - tạo việc làm

Đảm bảo việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân sau khi thu hồi đất luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai một cách thực sự có hiệu quả. Trong những năm qua, chủ đầu tư khu đô thị Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) đã liên tục có những chính sách thiết thực để hỗ trợ đời sống cho người dân địa phương với ngân sách lên đến gần 500 tỉ đồng, bao gồm: Tổ chức các khoá đào tạo chuyển đổi nghề cho khoảng 600 nông dân Văn Giang (đào tạo kỹ thuật chuyên trồng hoa các loại và sản xuất rau sạch; đào tạo nâng cao tay nghề chăn nuôi – thú y các loại gia súc gia cầm và giảm thiểu tối đa các vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở nông thôn). Ngoài ra còn hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ kinh phí di chuyển cây; hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ dọn mặt bằng; thường xuyên sử dụng hàng ngàn lao động địa phương làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp tại khu đô thị với công việc ổn định từ 5 năm trở lên, chủ yếu trong các lĩnh vực chăm sóc, phát triển cây xanh, vệ sinh môi trường, an ninh khu đô thị.

Hiện tại lượng số lao động địa phương làm việc tại đô thị Ecopark lên đến hơn 1.300 người bao gồm lao động cố định và thời vụ. Thậm chí có những phòng ban như ban An ninh đô thị, lượng lao động địa phương chiếm đến 80% nhân sự.

Xã Xuân Quan hiện còn hàng trăm héc ta đất màu ngoài bãi, diện tích đất nông nghiệp thu hồi thực hiện dự án vừa qua chỉ chiếm khoảng 36% diện tích đất canh tác của toàn xã. Nếu bà con nông dân được đào tạo, hướng dẫn về kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, rau sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, năng suất cao hơn. Bởi vậy chủ đầu tư khu đô thị đã phối hợp với chính quyền địa phương đưa ra các giải pháp hộ trợ căn cơ, giúp người dân từng bước chuyển đổi nghề và ổn định đời sống, với số lượng người dân đăng ký tham gia các khóa học rất đông.

Từ nhiều năm trước, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico - chủ đầu tư Khu đô thị Ecopark) và Trung đoàn 22, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã tổ chức các lớp huấn luyện võ thuật định kỳ dành cho cán bộ, nhân viên Phòng An ninh Đô thị Ecopark. Học viên không phải ai xa lạ, chính là những chàng trai trẻ của 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan. Đây là một trong những chương trình đào tạo được tổ chức thường xuyên, định kỳ cho các cán bộ, nhân viên Phòng An ninh Đô thị nhằm tiến tới mục tiêu là tất cả các cán bộ, nhân viên trong phòng đều có tác phong chuyên nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, thể lực tốt, võ thuật giỏi để mang đến sự an tâm và bình yên cho cộng đồng cư dân về khu đô thị Ecopark sinh sống.

Từ năm 2012 đến nay, chủ đầu tư không ngừng dạy nghề, cập nhật kiến thức để giúp những người nông dân ngày nào trở thành công nhân, vệ sĩ. Chị Phan Thị Phấn, nhân viên Phòng Môi trường đô thị cho hay: “Tôi làm việc ở dự án từ những ngày đầu tiên Ecopark được khởi công xây dựng. Hơn 8 năm gắn bó với công ty, phải nói là tôi thuộc từng con đường, tán cây trong dự án, tôi cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi vì đã có một việc làm ổn định và tin rằng mình sẽ gắn bó lâu dài với công ty”.

Những người phụ nữ nông dân ngày nào của ba xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan nay đã trở thành công nhân cây xanh của khu đô thị.
Những người phụ nữ nông dân ngày nào của ba xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan nay đã trở thành công nhân cây xanh của khu đô thị.

Cuộc sống tốt hơn xưa

Chị Nguyễn Thị Lan, 42 tuổi, sống tại 65, thôn 5, đội 6, Xuân Quan kể: Trước đây gia đình chị có nghề gốm sứ truyền thống. Năm 2005, do thua lỗ nhiều, nhà bỏ lò gốm không làm nữa, chị đi bán hoa quả ngoài chợ mưu sinh. Năm 2012, chị nhờ người xin vào Công ty cây xanh của Ecopark từ đó đến nay. Ban đầu là trồng cây, đào đất, đắp gốc, cắt tỉa... vốn là con nhà nông nên thấy người ta làm gì chị cũng làm theo được. Rồi chị được học nghề về cây xanh. Sau hai năm chị lên làm Tổ trưởng, phải bao quát, chấm công, đánh giá, phân việc cho 18 công nhân dưới quyền mình. Con gái chị hiện cũng làm cô giáo mầm non trong Ecopark. Đất ruộng ngày xưa đã không còn, lương hiện nay khoảng 6 - 7 triệu/tháng, nhưng chị thấy cuộc sống ổn định hơn ngày xưa. Chị cho biết: “Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại”.

Chị Phí Thị Đắc, 59 tuổi, là người xã Cửu Cao. Nhà vốn nghề nông, có 1,5 sào đất ruộng thì một nửa giờ đã thành đất của Ecopark. Trước có khoảng thời gian chị làm nghề thu dọn vệ sinh ở thôn xóm (5.000đ/khẩu, 6 tháng được 600 ngàn/đồng), cứ 3h sáng là dậy đi đổ rác rồi về sớm với cháu. Ngoài ra chị mưu sinh bằng việc làm số ruộng còn lại. Không phun được thuốc sâu, phun không định kỳ, nên lúa thường hỏng hết. Chị vào đây làm từ 10.2015, sức khỏe tốt, được đánh giá là rất có trách nhiệm. Sáng làm từ 6h30 – 10h30, chiều từ 14h – 18h. Giờ số ruộng còn lại cho người ta thuê làm màu với mức giá 1 tạ/sào. Lương khi đi làm công nhân cây xanh được 4,5 triệu/ tháng, so ra khá hơn làm ruộng. Chị kể, dân 3 xã xung quanh vào đây làm gần hết. Nhà chị có 4 người sang đây làm cây xanh. Bồi thường đất, chị được 36 triệu, nhờ có tiền ấy mới chữa được bệnh hở van tim cho con, giờ con chị đã đi làm may. “Nhà mình cũng gặp may” - chị nói - “bây giờ cuộc sống nhìn chung dễ chịu hơn xưa”.

Chị Phạm Thị Hằng ở xã Phụng Công, 45 tuổi, vào làm từ năm 2014. Mất một ít ruộng giờ làm thêm Công ty, trồng hoa chăm cây. Công việc theo chị là rất thoải mái. Buổi nông nhàn thì chị về đây làm cây cảnh, lương 150 ngàn đồng/ngày. Chồng chị vẫn làm ruộng ở nhà, kiêm trồng hoa nhỏ, thu lượm vặt. Cuộc sống giờ cũng ổn định, một con đã tốt nghiệp ĐH đi làm. Chị nói: “Mình sinh ra 100% là nông dân, giờ thành công nhân cây xanh, mà loại cây nào cũng biết”.

Chúng tôi gặp Nguyễn Đức Đạt, nhà ở Xuân Quan, có 8 miếng đất ruộng bị thu hồi làm dự án, khoảng 250m2, tổng cộng nhận được 250 triệu bồi thường. Đạt năm nay 27 tuổi, vốn tốt nghiệp ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ra trường đi làm điện ở Cầu Giấy, cách 27km, hôm nào cũng mất 1 giờ đi 1 giờ về. Sau thấy bên Ecopark tuyển nhân viên An ninh nên năm 2012 em về làm cho gần nhà. Đạt được học võ để rèn luyện sức khỏe vào thứ 5 hàng tuần; được dạy về kỹ năng an ninh, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, ứng xử giao tiếp, từ đỡ đần người già, đưa trẻ qua đường, xách đồ cho cư dân.v.v... Đạt gây được cảm tình và ấn tượng với cư dân của khu đô thị, từ người đầu tiên tới những người đến ở sau này. Công việc ban đầu là gác chốt, lương 6,5 triệu/tháng, mỗi ngày có 3 ca, mỗi ca 8 tiếng. Giờ Đạt là Đội trưởng, lương 9 triệu/tháng. Khu vực Ecopark chưa tính an ninh vòng ngoài, chỉ riêng vòng trong đã là 180 người bảo vệ, đa phần là người của 3 xã. “Cuộc sống của em cân bằng hơn, bởi từ chỗ làm về nhà chỉ 2,5km. Khi mới vào đây chỉ là nhân viên đứng bục gác. Em quen vợ ở đây, rồi cưới nhau, giờ vợ cũng làm nấu ăn cho học sinh ở đây và chuẩn bị có cháu thứ hai. Em chưa để xảy ra sự cố nào đáng tiếc trong công việc” – Đạt nói.

Còn Lê Thanh Tuyền, 27 tuổi, người xã Phụng Công thì kể, trước đây em làm bảo vệ ở ngoài Phố Nối. Năm 2009, khi dự án bắt đầu thì Tuyền về đây làm. Ngày trước nơi này là cánh đồng, giờ là khu đô thị. Giờ Tuyền là K ca trưởng bảo vệ của Ecopark kiêm Bí thư chi bộ thôn: “Công việc của em phải làm sao để hạn chế tối đa những việc khiến cư dân phàn nàn. Tính từ nhà em sang chỗ đi làm theo đường chim bay chỉ vài trăm mét. Không có chuyện dân xung quanh vào đây phá rối. Anh em đồng nghiệp đoàn kết vui vẻ. Em vốn nông dân mà giờ không còn lo mất mùa, lúa lép”.

Ecopark từ lâu đã được biết đến là một đô thị xanh kiểu mẫu của phía Bắc với cảnh quan cây xanh luôn được chăm sóc kỹ lưỡng cũng như các dịch vụ vệ sinh, an ninh chuyên nghiệp, bài bản. Điều này không phải chuyện tự nhiên ngày một ngày hai mà có!

thế vinh
TIN LIÊN QUAN

Nông dân thiệt hại 600 tỉ: Sở Nông nghiệp Hà Tĩnh “thờ ơ”?

Phạm Dung |

10 vạn tấn lúa của nông dân Hà Tĩnh mắc đạo ôn, thiệt hại lên tới hơn 600 tỉ trong vụ xuân 2017. Sau 1 năm, nào là điều tra, xác định nguyên nhân, nào là xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm, thì nông dân vẫn chưa thể trả lời câu hỏi “Ai đền bù thiệt hại cho người dân?”

Quảng cáo "láo" khiến nông dân thiệt hại 600 tỉ đồng, doanh nghiệp nói gì?

Thiên Bình |

Dù quảng cáo trên bao bì là "đặc biệt kháng đạo ôn" nhưng thực tế Thiên ưu 8 chỉ kháng đạo ôn ở mức trung bình. Đại diện công ty cung cấp giống đã chính thức lên tiếng về dòng quảng cáo gây thiệt hại 600 tỉ cho người dân.

Nông dân mất mùa 600 tỉ: Bộ lên tiếng về mức phạt "gãi ngứa" với doanh nghiệp "quảng cáo láo"

Phan Anh |

Xung quanh vụ việc nông dân Hà Tĩnh bị thiệt hại 600 tỉ đồng do chủ quan dùng giống lúa được "quảng cáo láo" của Cty giống cây trồng Trung ương, đại diện Bộ NN&PTNN đã lên tiếng chính thức về mức phạt chỉ như "gãi ngứa" 25 triệu đồng với công ty này.  

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Nông dân thiệt hại 600 tỉ: Sở Nông nghiệp Hà Tĩnh “thờ ơ”?

Phạm Dung |

10 vạn tấn lúa của nông dân Hà Tĩnh mắc đạo ôn, thiệt hại lên tới hơn 600 tỉ trong vụ xuân 2017. Sau 1 năm, nào là điều tra, xác định nguyên nhân, nào là xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm, thì nông dân vẫn chưa thể trả lời câu hỏi “Ai đền bù thiệt hại cho người dân?”

Quảng cáo "láo" khiến nông dân thiệt hại 600 tỉ đồng, doanh nghiệp nói gì?

Thiên Bình |

Dù quảng cáo trên bao bì là "đặc biệt kháng đạo ôn" nhưng thực tế Thiên ưu 8 chỉ kháng đạo ôn ở mức trung bình. Đại diện công ty cung cấp giống đã chính thức lên tiếng về dòng quảng cáo gây thiệt hại 600 tỉ cho người dân.

Nông dân mất mùa 600 tỉ: Bộ lên tiếng về mức phạt "gãi ngứa" với doanh nghiệp "quảng cáo láo"

Phan Anh |

Xung quanh vụ việc nông dân Hà Tĩnh bị thiệt hại 600 tỉ đồng do chủ quan dùng giống lúa được "quảng cáo láo" của Cty giống cây trồng Trung ương, đại diện Bộ NN&PTNN đã lên tiếng chính thức về mức phạt chỉ như "gãi ngứa" 25 triệu đồng với công ty này.