Chuyện kể về “những chiến binh mây mù” trên sừng trời Khau Phạ

Trịnh Thông Thiện |

Địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Căng Chải - Yên Bái) không chỉ hút hồn du khách vào mùa nước đổ hoặc lúa chín mà còn đẹp đến độ diễm lệ khi mây đến vờn bay trên núi rừng, ruộng bậc thang và bản làng. Còn đối với người Thái, người Mông sinh sống nơi lưng chừng núi, lưng chừng đèo này, mỗi khi mùa mây về, bà con hân hoan bảo rằng, các “chiến binh mây mù” về thăm bản và phù hộ cho mùa canh tác mới.

Đội du kích huyền thoại nương theo mây mù

Khau Phạ trong tiếng Thái có nghĩa là “sừng trời”, bởi vì đỉnh đèo cao 2.000m, như một chiếc sừng hiên ngang, nhô cao vươn thẳng tới bầu trời. Còn người H’Mông gọi con đèo này là Đở Chua - nghĩa là đỉnh núi có nhiều gió. Già bản ở các xã Cao Phạ, Chế Cu Nha, Chế Tạo, Dế Xu Phình, Hồ Bốn, La Pán Tẩn, Lao Chải, Mồ Dề, Nậm Có, Nậm Khắt của huyện Mù Căng Chải... vẫn còn kể cho con cháu nghe chuyện về “những chiến binh mây mù” gắn liền với những trận đánh vang dội của Đội du kích Khau Phạ trong kháng chiến chống Pháp.

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái ghi rằng, Đội du kích Khau Phạ đã được thành lập tại bản Trống Tông Khúa, xã Cao Phạ vào tháng 10.1946, chỉ có 7 đội viên với 4 khẩu súng CKC cùng một số vũ khí khác là súng kíp tự tạo, dao nhọn và cung nỏ. Ban đầu, Đội do ông Giàng Khua Kỷ làm Đội trưởng, rồi sau khi ông Kỷ bị giặc Pháp bắt thì lần lượt đến ông Giàng Sống Tu và Lý Nủ Chu. Qua một thời gian chiến đấu, Đội phát triển nhanh về quân số, lên 30 người, 50 người rồi khi đông nhất lên tới hơn 200 người, lực lượng tham gia hầu hết là người dân tộc H’Mông tại địa phương.

Trong suốt những năm hoạt động từ 1946 đến năm 1952, Đội du kích Khau Phạ đã chặn đánh nhiều trận, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Đội vừa tổ chức huấn luyện vừa làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất tại đỉnh đèo, phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương anh dũng đánh giặc, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Đội du kích Khau Phạ đã lợi dụng địa hình núi cao và nương theo mây gió quánh đặc trên đèo, "xuất quỷ nhập thần" liên tục đánh chặn các cuộc hành quân của thực dân Pháp từ Nghĩa Lộ đi Lai Châu, Lao Cai và ngược lại bằng súng kíp hoặc bẫy đá, khiến quân Pháp hãi hùng kiêng nể gọi là "những chiến binh mây mù". Tiêu biểu là trận Nậm Khắt, Đội đã phục kích đã đánh tan 1 đại đội của địch. Tiếp đến là hai trận ở Gia Hội và Tú Lệ, Đội đã phối hợp với bộ đội đuổi đánh địch, thu nhiều súng, mìn và lựu đạn. Tháng 3.1948, Đội đã phối hợp với Đại đội 520 và Đội xung phong Quyết Tiến đánh đồn Tú Lệ, bắt sống tên Bang tá Lò Văn Inh (chỉ huy đồn), thu 2 súng máy, gần 20 súng trường và một số vũ khí khác.

Tháng 10.1952, Bộ Tổng tư lệnh mở chiến dịch Tây Bắc nhằm giải phóng Phân khu Nghĩa Lộ và các tiểu khu Than Uyên, Phù Yên, Sơn La. Tháng 10.1952, địch cho nhảy dù một tiểu đoàn xuống Tú Lệ, Cao Phạ nhưng đã bị Đội du kích phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt, truy kích. Cũng trong tháng 10.1952, địch thất bại thảm hại ở Phân khu Nghĩa Lộ và tìm đường tháo chạy sang Sơn La; tàn quân địch đi qua xã Cao Phạ đã bị lực lượng du kích truy kích, tiêu diệt. Từ đó, Mù Cang Chải hoàn toàn giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp.

Những chiến sỹ của Đội du kích Khau Phạ hy sinh trong các trận đánh oai hùng được người dân địa phương chôn cất tại nghĩa trang ở bản Phạ Trên, xã Tú Lệ và đến năm 1990 được Nhà nước chuyển về Nghĩa trang liệt sỹ xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn. Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang làm hồ sơ đệ trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di tích Quốc gia và dựng tượng đài tưởng niệm Đội du kích Khau Phạ trên đỉnh đèo.

Về tâm linh, người H’Mông cư trú trên dải núi này coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại tới Khau Phạ để lập lễ cúng Giàng. Trong những năm gần đây, với những chính sách của Đảng và Nhà nước, hậu duệ của "những chiến binh mây mù" xưa đang cư trú trên dãy núi lộng gió ngàn này đã có cuộc sống ngày càng đổi thay no ấm; đã có những làng bản trù phú; lúa, ngô giống mới cho những mùa bội thu; các bản heo hút nay đã có các phân hiệu cho trẻ được đến trường học chữ. Cuộc sống đang đổi mới từng ngày.

Mây luồn vào bản người H’Mông nhìn từ lung chừng đèo Khau Phạ.
Mây luồn vào bản người H’Mông nhìn từ lung chừng đèo Khau Phạ.

Những người ăn mây, uống gió, thở sương

Theo các chỉ dẫn của dân phượt và các hãng du lịch lữ hành thì mùa mây Tây bắc chỉ giới thiệu ở các vùng nổi tiếng như Tà Xùa, Mộc Châu (Sơn La), Hoàng Liên Sơn, Y Tý, Sa Pa (Lào Cai) nhưng ít nhắc đến vẻ đẹp của mùa mây ở đèo Khau Phạ.

Người H’Mông ở bản Lìm Mông xã Cao Phạ cho biết, ở dãy núi Khau Phạ này, mù nhiều hơn mây, có nghĩa là, có những tháng, cả con đèo huyền thoại này chìm trong màn mù khổng lồ, người đứng cách người vài mét là không nhìn thấy nhau.

Chính vì thế, người H’Mông, người Thái sinh sống trên mây này được người vùng Yên Bái ví với cụm từ rất mỹ miều “ăn mây, uống gió, thở sương”. Cũng vì đặc thù thời tiết khắc nhiệt đến thế, con người nơi đây có sức chịu đựng và sáng tạo trong lao động phi thường, từ cách dựng nhà tránh hướng gió, nương theo triền núi đến cách tỉ mẫn nhẫn nại làm ruộng bậc thang từ đời này sang đời khác để lấy lương thực làm kế sinh nhai.

Chúng tôi đã nhận thấy rằng, so với các địa danh ruộng bậc thang nổi tiếng khác của Việt Nam như Y Tý, Hoàng Su Phì, Sa Pa... thì đa số người H’Mông chỉ trồng cây ngô trên các triền núi, chọc lỗ gieo hạt rồi nhờ vào mưa trời gió núi, cây tự lớn, đến mùa thu hoạch. Còn người H’Mông ở Mù Căng Chải kỳ công đào đất, san nền, dẫn nước để thành ruộng bâc thang để trồng ngô. Việc này đã nhiều lần làm các nhiếp ảnh gia thất vọng, cứ tưởng tháng 9 - 10 là mùa lúa chín, lặn lội lên chiêm ngưỡng và sáng tác thì đã gặp những ruộng bậc thang trồng ngô đã úa lá, đến mùa thu hoạch bắp.

Quốc lộ 32 ngoằn nghèo trong bồng bềnh mây sớm.
Quốc lộ 32 ngoằn nghèo trong bồng bềnh mây sớm.

Còn nhìn vào những số liệu thống kê hằng năm của huyện Mù Căng Chải, quả thực người vùng Tây bắc phải trầm trồ và thán phục. Ví như năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt gần 13 nghìn ha, tăng 232 ha so với năm 2019. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 45 nghìn tấn. Đặc biệt, các tộc người “ăn mây, uống gió, thở sương” trên đèo Khau Phạ đã tổ chức khai hoang được 49,7 ha ruộng bậc thang. Có lẽ vì thế, ruộng bậc thang nơi đây vẫn cứ sinh sôi nảy nở từ ngày này sang tháng khác, giữa địa hình chia cắt, mây mù quanh năm để trở thành Danh thắng quốc gia, hàng năm đón hàng triệu khách từ mọi miền đất nước đổ về thăm thú. Hàng năm, huyện Mù Cang Chải tổ Lễ hội ruộng bậc thang vào đúng mùa gặt để quảng bá du lịch. Lễ hội ruộng bậc thang thực chất là lễ hội tôn vinh những cư dân đã đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu, để tạo nên những nấc thang hạnh phúc, ấm no cho mảnh đất vùng cao này.

Chúng tôi đã có gần 10 năm, mỗi năm 2 lần vượt đèo Khau Pha lên khám phá danh thắng ruộng bậc thang, nhưng để gặp cảnh mây tràn vào bản làng, vào ruộng bậc thang chỉ có một lần duy nhất đúng vào hôm mù quá hóa mưa. Mù đến nỗi, xe phải nhích từng mét trên đèo Khau Phạ bởi bị khuất tầm nhìn. Đêm ngủ trên núi, mưa trút ầm ào mà sốt ruột bởi sẽ không di chuyển đến các địa danh La Pán Tẩn, Chế Cu Nha hay thung lũng Khau Phạ để ngắm cảnh mùa nước đổ. Nhưng, trận mưa này là niềm hân hoan đối với bà con tộc người H’Mông, Thái nơi đây, bởi nước mưa sẽ tràn ắp ruộng nương, dễ dàng cho một mùa canh tác lúa nương mới.

Một nét sinh hoạt của người H’Mông sinh sống bên đèo Khau Phạ.
Một nét sinh hoạt của người H’Mông sinh sống bên đèo Khau Phạ.

Sáng hôm sau thức dậy, thị trấn Mù Căng Chải heo hút nằm lung chừng con đèo Khau Phạ như chìm trong tấm màn mù khổng lồ. Cái lạnh như râm ran cơ thể, chúng tôi xuôi theo quốc lộ 32 ngoằn ngèo, uốn éo về thung lũng Cao Pha thì vỡ òa với khung cảnh hùng tráng mây trườn từ trên đỉnh núi Khau Phạ xuống ruộng bậc thang đang mùa đổ nước.

Chúng tôi đã ghi được thời khắc tuyệt vời này. Sau này, những tấm ảnh chụp được tại đây, chúng tôi phóng cỡ lớn, treo trong nhà, nơi làm việc và in tặng bạn bè thân hữu. Từ những tấm ảnh chúng tôi chia sẻ, nhiều bè bạn nhiếp ảnh cũng âm thầm chuẩn bị hành trang, để có thể may mắn gặp được phong cảnh kỳ thú mây luồn trên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp nơi đây.

Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến Quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km nối hai tỉnh Yên Bái và Lai Châu. Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng về ruộng bậc thang như La Pán Tẩn, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Cao Phạ, Nậm Có ở độ cao từ 1.200m đến 2.000m so với mực nước biển.

Trịnh Thông Thiện
TIN LIÊN QUAN

Người dân Tú Lệ hồ hởi mang "ngọc xanh" về nhà

An Trịnh - Bích Liên |

Khi lúa nếp tan bắt đầu chín, ruộng bậc thang dần ngả sắc vàng cũng là lúc người dân xã Tú Lệ (Yên Bái) bắt đầu bước vào mùa cốm duy nhất trong năm.

Người dân thích thú chụp ảnh băng tuyết phủ kín trên đèo Khau Phạ

Tú Quỳnh |

Bất cấp giá rét, những ngày qua, nhiều người dân, trong đó có cả trẻ nhỏ vẫn đổ xô lên khu vực đèo Khau Phạ (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) để ngắm và chụp ảnh băng tuyết.

Băng giá phủ trắng đèo Khau Phạ, dân nhiều nơi đổ về ngắm

Thế Kỷ (Ảnh: CTV) |

Đèo Khau Phạ nằm trên quốc lộ 32, khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Trong 2 ngày 9 -10.1, trên đỉnh đèo đã có băng giá.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Người dân Tú Lệ hồ hởi mang "ngọc xanh" về nhà

An Trịnh - Bích Liên |

Khi lúa nếp tan bắt đầu chín, ruộng bậc thang dần ngả sắc vàng cũng là lúc người dân xã Tú Lệ (Yên Bái) bắt đầu bước vào mùa cốm duy nhất trong năm.

Người dân thích thú chụp ảnh băng tuyết phủ kín trên đèo Khau Phạ

Tú Quỳnh |

Bất cấp giá rét, những ngày qua, nhiều người dân, trong đó có cả trẻ nhỏ vẫn đổ xô lên khu vực đèo Khau Phạ (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) để ngắm và chụp ảnh băng tuyết.

Băng giá phủ trắng đèo Khau Phạ, dân nhiều nơi đổ về ngắm

Thế Kỷ (Ảnh: CTV) |

Đèo Khau Phạ nằm trên quốc lộ 32, khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Trong 2 ngày 9 -10.1, trên đỉnh đèo đã có băng giá.