Chùa Đại Trà, cửa ngõ phía Bắc của kinh đô Dương Kinh xưa

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Đại Trà tên chữ là Đại Linh tự, tọa lạc trên một khu đất rộng, tương đối bằng phẳng, nằm về phía Tây Bắc của thôn Đại Trà, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Tương truyền, chùa Đại Trà trước đây được xây dựng vào thời nhà Mạc, là nơi lui tới của nhiều vị quan khách triều đình trong khoảng thời gian vùng đất huyện Kiến Thụy đóng vai trò như là kinh đô dưới thời nhà Mạc (1527 - 1592). Vì nằm ở phía Bắc của kinh đô Dương Kinh nên nhiều người cho rằng nó như là "cửa ngõ", đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ kinh đô xưa.

Vang bóng chùa xưa nơi cựu đô

Cách đây khoảng 700 năm, thực hiện kế sách “Ngụ binh ư nông”, xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp, các vị hoàng đế nhà Trần có chủ trương khuyến khích các vương công, quý tử, công chúa đứng ra lập các điền trang thái ấp, mở mang làng xóm, chiêu mộ dân chúng khai khẩn đất hoang để cày cấy. Vị Phò mã tôn thất nhà Trần là Đô uý, Văn Định Vương, Lạng Giang trấn đô thống chế Văn nhượng hầu Trần Quốc Thi là người có công đầu trong việc chiêu dân xiêu tán cùng với dân sở tại lập ra trang Đại Trà. Nhân dân trang Đại Trà đã đóng góp nhiều nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên ở thế kỷ 13.

Theo truyền thống của người Việt, có làng, có xóm thì có chùa. Dựa trên bia ký được phát hiện tại chùa, sách Chùa cổ Hải Phòng cho biết: Chùa Đại Trà được xây dựng khang trang, to lớn bắt đầu từ thời nhà Mạc. Chùa gồm nhiều tòa ngang dọc, tổng cộng gần 50 gian bằng gỗ lim, mái lợp ngói sen. Nhà bia chứa gần 60 chiếc bia lớn nhỏ khác nhau ghi công ơn của những người trùng tu, tôn tạo. Vị sư trụ trì chùa lúc ấy là Hòa thượng họ Đào được mời làm quân sư về quân sự và chính trị cho triều Mạc. Nhiều vị hoàng đế, thân vương nhà Mạc đã tìm đến chùa đàm đạo với nhà sư. Đương thời, chùa Đại Linh là một sơn môn lớn, thu hút du khách bốn phương tấp nập tìm về viếng thăm, vãn cảnh.

Tam quan chùa Đại Trà. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Tam quan chùa Đại Trà. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Tuy nhiên, sau khi nhà Mạc lâm vào con đường suy vong, chùa Đại Trà cũng đã bị tàn lụi dần theo thời gian. Sau đó, chùa Đại Trà được tu bổ lớn vào năm Vĩnh Trị thứ 2 Hoằng Định (1677) đời vua Lê Hy Tông và các năm 1695, 1711, 1846, 1980, 2000. Hiện nay, tuy có đầy đủ các công trình như tòa thượng điện, nhà tổ, nhà hậu, vườn bia và vườn tháp nhưng quy mô kiến trúc không còn kỳ̀ vĩ được như xưa.

Di sản quý báu của cha ông
Hình bóng chùa Đại Trà vang bóng từ thời Mạc hiện chỉ còn được lưu lại qua hệ thống các di vật tượng Phật, bia ký, chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa to lớn, như pho tượng thân vương nhà Mạc, tượng Quan Âm tọa sơn...

Tượng Quan Âm tọa sơn bằng đá vôi xám nhưng đã được sơn son thiếp vàng. Tượng ngồi trên mỏm núi nhấp nhô dạng thủy ba, chân phải chống xuống chân trái khoanh lại ở tư thế nằm ngang, hai tay đặt trên đầu gối vẻ khoan thai tự tại, bên cạnh có một quả bầu. Đầu đội khăn có viền các núm bằng hoa cúc mãn khai, phía trên là những hoa văn cánh sen. Phía trên đầu nổi lên khối nhục khấu, sau gáy được trải dài bởi những lớp tóc. Trang trí trên mũ tượng theo đề tài hoa lá khắc nổi đã cho thấy những cơ sở để tạo ra tiền đề sau này cho hoa văn thời Lê Trung Hưng ở các thế kỷ tiếp theo.

Mặt tượng thon tròn, trái xoan, mũi cao, mắt nhìn xa xăm. Hai tai tượng dài và to quá cỡ như chúng ta thường gặp ở các tượng Phật khác mà sách vở thường coi đó là dị tướng. Pho tượng có nhiều nét gần giống với pho tượng Quan Âm tọa sơn chùa Thiên Phúc, một ngôi chùa cũng được xây dựng dưới thời Mạc ở thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên cùng huyện. Tượng Quan Âm tọa sơn được các nhà nghiên cứu đánh giá là một pho tượng Quan Âm có niên đại tạo tác sớm ở nước ta.

Tượng vương nhà Mạc (có người cho rằng đây là pho tượng Ngọc Hoàng) được tạo tác bằng phiến đá liền khối, trong tư thế thiết triều, ngồi trên ngai rồng. Pho tượng này có nhiều nét giống với một số tượng thời Mạc được phát hiện trên đất Hải Phòng như ở chùa Trà Phương, chùa Lôi Động, chùa Trung Hành, chùa Đa Phúc... Tượng có khối hình đơn giản nhưng gợi mở cho ta về lòng từ tâm, tính phóng khoáng, nét mặt cương quyết và tràn đầy niềm tin.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Du Chi còn cho biết, phía sau ngai, đáng chú ý còn có chạm những dòng chữ Hán nói về việc làm tượng, họ tên của một số người cúng tiến và đặc biệt là niên đại tạo tác: Những người xã Đại Trà đã làm một pho tượng Phật ở chùa Đại Linh. Đứng đầu việc hưng công là Nguyễn Trung Lương, Ninh Quảng Phúc, Phạm Duy Năng... tức ngày 12 tháng 9 năm Diên Thành thứ nhất (1578) đời Mạc Mậu Hợp. Những pho tượng này là những tác phẩm quý giá góp phần làm sáng tỏ một thời rực rỡ trong lịch sử mỹ thuật thời Mạc, một triều đại tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại những thành tựu hết sức nổi bật.

Tượng vương chùa Đại Trà. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng
Tượng vương chùa Đại Trà. Ảnh: Bảo tàng Hải Phòng

Chùa hiện còn lưu giữ 7 tấm bia đá, trong đó có 5 bia niên đại thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII nhưng vẫn kế thừa được phong cách nghệ thuật thời Mạc như Đại Linh tự bi ký/Đại Trà xã bi ký/Tín thí (1612), Đại Linh tự bi/Nhất hưng công (1711)... Ngoài ra, còn một số tấm bia Hậu Phật thời Lê và 2 tấm bia triều Nguyễn niên hiệu Thiệu Trị, Thành Thái. Chùa Đại Trà còn lưu giữ một chuông đồng rất quý báu cho di sản của nước nhà có niên hiệu Cảnh Thịnh thời vua Nguyễn Quang Toản (triều Tây Sơn).

Chùa Đại Trà là một di tích hiện còn lưu giữ khá nhiều di vật phản ánh sự hưng thịnh của Phật giáo trên kinh đô Dương Kinh xưa, thời kỳ các vua nhà Mạc còn trị vì đất nước. Năm 1993, chùa Đại Trà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Các pho tượng và bia đá chùa Đại Trà thực sự là tác phẩm điêu khắc có giá trị cao về nghệ thuật điêu khắc và lịch sử, góp phần làm sáng tỏ một thời rực rỡ trong lịch sử mỹ thuật thời Mạc.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chùa Vạn Triều, đệ nhất danh lam phủ Hải Đông xưa

Bài và ảnh Nguyễn Hữu Mạnh |

Theo sử sách, chùa Vạn Triều là một trong các chùa được xây dựng sớm nhất ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Cùng với chùa Sùng Đức, chùa Lôi Âm ở phường Đại Yên, thành phố Hạ Long là những đại danh lam của phủ Hải Đông xưa.

Chùa cổ Trà Phương và hai pho tượng bảo vật quốc gia thời Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa thuộc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự. Trải suốt hơn 400 năm tồn tại, chùa Trà Phương nhiều lần trùng tu, tôn tạo theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc và sự thịnh suy của đạo Phật Việt Nam.

Ngôi chùa cổ thờ vị vua sáng lập nhà Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Nhân Trai tên chữ là Phúc Linh tự, tên cũ là Nhân Thọ cung. Tên chùa được gọi theo tên của làng, làng Nhân Trai thuộc tổng Cổ Trai cũ, nay là xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ngôi chùa tọa lạc bãi đất bồi ở lưu vực sông Văn Úc, gọi là cánh đồng Ếch, mênh mông, thoáng mát, cách xa khu dân cư; chỉ cách Khu tưởng niệm nhà Mạc mấy trăm mét.

Thị trường bất động sản "nóng" trở lại nếu Luật Đất đai sửa đổi thông qua

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được đưa ra thảo luận ở Kỳ họp Quốc hội bất thường vừa khai mạc ngày 15.1. Nếu được thông qua, sắc luật này được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động trở lại.

Dịch cúm gia tăng, báo động nhiều người tự mua thuốc điều trị

Lệ Hà |

Tại nhiều tỉnh phía Bắc, dịch cúm A đang gia tăng, nhiều người tìm mua kit test và thuốc Tamiflu điều trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Một ôtô ở Hà Nội vi phạm tốc độ 244 lần trong 11 ngày đầu năm

KHÁNH AN |

Trong 11 ngày đầu tháng 1.2024, một xe hợp đồng tại Hà Nội vi phạm tốc độ 244 lần.

Doanh nghiệp thành lập mới nhiều hơn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

HẠNH AN |

Theo Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình lao động mất việc làm có xu hưởng giảm; số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, qua đó góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Công ty cho nghỉ Tết dài ngày, công nhân lo thu nhập giảm nhiều

Mạnh Cường |

Tình hình khó khăn, ít đơn hàng, nhiều công ty cho người lao động nghỉ Tết sớm, đi làm muộn khiến công nhân lo lắng thu nhập càng bị ảnh hưởng.

Chùa Vạn Triều, đệ nhất danh lam phủ Hải Đông xưa

Bài và ảnh Nguyễn Hữu Mạnh |

Theo sử sách, chùa Vạn Triều là một trong các chùa được xây dựng sớm nhất ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Cùng với chùa Sùng Đức, chùa Lôi Âm ở phường Đại Yên, thành phố Hạ Long là những đại danh lam của phủ Hải Đông xưa.

Chùa cổ Trà Phương và hai pho tượng bảo vật quốc gia thời Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa thuộc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự. Trải suốt hơn 400 năm tồn tại, chùa Trà Phương nhiều lần trùng tu, tôn tạo theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc và sự thịnh suy của đạo Phật Việt Nam.

Ngôi chùa cổ thờ vị vua sáng lập nhà Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Nhân Trai tên chữ là Phúc Linh tự, tên cũ là Nhân Thọ cung. Tên chùa được gọi theo tên của làng, làng Nhân Trai thuộc tổng Cổ Trai cũ, nay là xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ngôi chùa tọa lạc bãi đất bồi ở lưu vực sông Văn Úc, gọi là cánh đồng Ếch, mênh mông, thoáng mát, cách xa khu dân cư; chỉ cách Khu tưởng niệm nhà Mạc mấy trăm mét.