Nhà thơ Lý Hữu Lương: “Giữ lại những giá trị hiện tồn của dân tộc mình

Phan Đức Lộc (thực hiện) |

Nhà thơ Lý Hữu Lương với tập thơ “Yao” đã được vinh danh tại Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ I. Anh đã có những chia sẻ chân thành về tác phẩm đoạt giải cùng những trăn trở, dự định về con đường văn chương phía trước.

Giải Tác giả trẻ lần I này là một sự ghi nhận hành trình sáng tác đầy bền bỉ của Lý Hữu Lương trong hơn mười năm qua. Anh có thể chia sẻ cảm xúc về giải thưởng cũng như trách nhiệm của bản thân khi được giới chuyên môn đánh giá là một trong những nhà thơ trẻ viết về miền núi tiêu biểu nhất hiện nay?

- Đến với con đường sáng tác hơn một thập kỷ nay, tôi phải cảm ơn văn chương đã luôn đem đến cho tôi những trái ngọt. Và theo một nghĩa nào đó, tôi luôn cống hiến những gì tinh tuý để không phụ văn chương, không phụ những độc giả đã đọc, đã thương và dành tình yêu cho thơ Lý Hữu Lương. Nhận tin đoạt giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất của tổ chức nghề nghiệp cao nhất trong lĩnh vực văn chương - Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm “Yao”, tôi vui mừng khó tả. Trước những ngả văn chương, trước những thể nghiệm hay các thi phẩm khác của bạn bè, giọng điệu của mình đã được ghi nhận. Hay, như một cách nói khác: Sự hiện diện của tộc người Dao, “một dân tộc nhỏ/ đi trên đầu ngàn trái núi lớn” mà tôi - như một chú chim nhỏ, một sứ giả mang giọng điệu, tiếng hót của làng “đi trăm phương” đã được chú ý, vinh danh.

Những thuận lợi và khó khăn mà anh gặp phải khi chuyển tải nét đẹp trong nếp nghĩ, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Dao bằng ngôn ngữ thơ tiếng Việt?

- Tôi xin lấy lại lời trong phát biểu đáp từ tại Lễ trao giải: “Tiếng Việt của chúng ta đủ giàu đẹp để hiện thực hoá mọi biểu đạt ở khu vườn chữ nghĩa, cảm xúc. Nếu có tình yêu đủ lớn để yêu thương, trân quý dân tộc mình, đủ niềm tin và khẳng khái đem bản sắc dân tộc ấy ra thế giới thì hiển nhiên sẽ có một gương mặt không bị mờ nhoè, mọi điều vốn là khả dĩ. Tôi không thấy nhiều khó khăn trong việc chuyển tải nếp nghĩ, cái ăn ở, phong vị tập quán của đồng bào mình bằng ngôn ngữ phổ thông. Vốn dĩ, tôi nghĩ một văn bản - văn chương thành tựu hay không nằm ở thi pháp, là tổng hoà cả cách thể hiện, nội dung ý nghĩa hay giá trị của tác phẩm, chứ không thể vì rào cản ngôn ngữ mà hạn chế tính biểu cảm hay giá trị tinh thần mà tác phẩm đem đến cho người đọc. Nếu lấy cớ ngôn ngữ mà giả ngô nghê thì chúng ta cũng không thể có một tác phẩm hay đích thực.

Có thể thấy nguồn cảm hứng chủ đạo trong “Yao” xuất phát từ ký ức thân thương, da diết về ngôi làng, người em nhỏ, chái bếp, trăng quê, ông mo… và đặc biệt là các bài thơ viết về dân tộc mình. Và tại sao anh lại “gọi tộc người mình là Nỗi Buồn”? 

- “Tôi gọi tộc người mình là Nỗi Buồn/ Nỗi Buồn thiên di/ Nỗi Buồn củi nhỏ/ Cháy ủ ê qua mười kiếp người/ Đỏ than dăm mười kiếp nữa”. Tôi nghĩ cũng đơn giản thôi, Nỗi Buồn đó không hẳn biểu hiện tiêu cực, chán nản, u tối mà một Nỗi Buồn thương vừa man mác lắng đọng, vừa đầy chất tự sự cho những kiếp người thiên di nhưng cũng đầy hào sảng của tộc người “đi trên đầu ngàn trái núi lớn”.

Công tác giữa Hà Nội phồn hoa có làm “chất” miền núi trong anh bị “nhạt” ít nhiều? Anh làm cách nào để giữ được sự mộc mạc, giản dị mang dấu ấn đặc trưng trong tâm hồn và cá tính thơ của mình?

- Thưa không, “Tôi đi rồi/ Mười năm chửa rõ mặt/ Thấy phận mình nhành cỏ đỏ/ Rón rén cửa nhà trời…”. Vẫn con người tôi, trong tâm khảm luôn giữ lại cho mình những giá trị hiện tồn cơ bản và thiêng liêng nhất của dân tộc, đồng tộc thì tôi không bao giờ tôi dễ dàng để mất mình như vậy. Đêm đêm, tôi vẫn mơ trở về làng, ôm lấy mẹ tôi và nghe mẹ hát một điệu páo dung, mơ cùng người làng những giấc mơ no đủ từ hạt giống của trời, mơ cho lúa đầy kho, ngô đầy gác bếp, mơ những sáng dậy cùng em gái nhà bên đi thăm máng nước, hái những bông hoa đỏ ngoài hiên để bày lên bàn thờ tổ tiên… Đó là không gian của tôi, là căn cước của tôi, một cậu bé người Dao. Căn cước hay một định nghĩa về một dân tộc, một sắc tộc, trước những chân giá trị của tổ tiên, nguồn gốc, trước biến đổi to lớn về mọi mặt đời sống, văn hoá, tư tưởng để chúng tôi không bị chấp chới, mờ nhạt trước thời đại, chứ không phải làm khác đi, thay đổi giá trị tốt đẹp vốn có.

Dự định sắp tới của anh trên con đường sáng tạo. Và anh có ý định chuyển ngữ tập thơ sang tiếng Dao để tác phẩm được lan tỏa hơn nữa?

- Tôi sẽ tiếp tục viết về làng của tôi, đương nhiên là như vậy. Nhưng sẽ tiếp cận ở một điểm nhìn, một góc khai thác khác nhằm mang lại những hình ảnh, chân dung rõ nét, đầy đủ và mới mẻ, sâu lắng hơn, nhưng vẫn bằng thái độ trân trọng, nâng niu đó thôi - đó là điểm không thể khác (cười). Hy vọng các tác phẩm của tôi có nhiều cơ hội hơn đến bạn đọc - nhất là đồng bào Dao của tôi, ngay việc chuyển ngữ - nhằm giúp họ nhận ra sự kiêu hãnh đã và đang có của mình để bước nhanh hơn, gần hơn với thời đại hôm nay. Nhưng chắc chắn điều ấy cần những bước đi cụ thể, rành mạch, cần nhiều thứ nữa mà trong khả năng của tôi chưa thể đáp ứng được. Nhưng tôi vẫn hi vọng, và tôi tin, cả đồng bào của tôi cũng hy vọng điều đó.

- Xin cảm ơn nhà thơ Lý Hữu Lương và chúc anh dồi dào bút lực.

Phan Đức Lộc (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà thơ Trúc Thông qua đời ở tuổi 82

Hải Ngọc |

Sáng 26.12, nhà thơ Trúc Thông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi.

“Nạn sáng tác na ná thơ đã khiến công chúng quay lưng với thơ”

Lục Tùng (th) |

Nhà thơ Hữu Nhân - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng, chính những sáng tác na ná thơ đã khiến công chúng quay lưng với thơ...

Phổ nhạc bài thơ "Huynh ơi" của Hoài Linh viết tặng cố nghệ sĩ Chí Tài

DI PY |

Bài thơ "Huynh ơi" danh hài Hoài Linh viết cho cố nghệ sĩ Chí Tài đã được nhạc sĩ Tô Hiếu phổ nhạc thành ca khúc "Xin anh giữ nụ cười".

Giữa COVID-19, đọc thơ và được vui...

Thùy Ân (thực hiện) |

“Tiếng Việt của các bà các cô ở nông thôn chính là điều tôi ngưỡng mộ và học hỏi...” - đó là nhận định của nghệ sĩ Như Huy khi trả lời phỏng vấn Lao Động Cuối tuần.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Nhà thơ Trúc Thông qua đời ở tuổi 82

Hải Ngọc |

Sáng 26.12, nhà thơ Trúc Thông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi.

“Nạn sáng tác na ná thơ đã khiến công chúng quay lưng với thơ”

Lục Tùng (th) |

Nhà thơ Hữu Nhân - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng, chính những sáng tác na ná thơ đã khiến công chúng quay lưng với thơ...

Phổ nhạc bài thơ "Huynh ơi" của Hoài Linh viết tặng cố nghệ sĩ Chí Tài

DI PY |

Bài thơ "Huynh ơi" danh hài Hoài Linh viết cho cố nghệ sĩ Chí Tài đã được nhạc sĩ Tô Hiếu phổ nhạc thành ca khúc "Xin anh giữ nụ cười".

Giữa COVID-19, đọc thơ và được vui...

Thùy Ân (thực hiện) |

“Tiếng Việt của các bà các cô ở nông thôn chính là điều tôi ngưỡng mộ và học hỏi...” - đó là nhận định của nghệ sĩ Như Huy khi trả lời phỏng vấn Lao Động Cuối tuần.