Bước ngoặt của ước mơ trở thành cường quốc công nghiệp ôtô

phạm quốc hợp |

Sau thất bại của chiến lược công nghiệp ôtô được hình thành từ hơn 20 năm trước, việc Vingroup mới đây bất ngờ khởi công dự án tổ hợp sản xuất ôtô VinFast đã làm sống lại ước mơ sánh vai với cường quốc công nghiệp ôtô. Mặc dù ngành công nghiệp này xưa nay vốn là “sân chơi riêng” của các cường quốc.

Ảnh: Hải Nguyễn
Ảnh: Hải Nguyễn
Tại lễ khởi công dự án sản xuất ôtô duy nhất ở Việt Nam này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn nghiên cứu của Bộ Công Thương: Một đất nước có trên 50 triệu dân thì phải có thương hiệu ôtô của quốc gia đó. Nước ta sắp đạt thu nhập bình quân 3.000 USD, xu hướng ôtô hoá đang phổ cập, thì không cớ gì không phát triển công nghiệp ôtô.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định: “Ôtô không chỉ là ôtô, mà còn là thương hiệu quốc gia. Đảng, Nhà nước có chủ trương xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ trong môi trường bất trắc, việc có thương hiệu ôtô là rất quan trọng”.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, công nghiệp ôtô là một ngành trụ cột của một nền công nghiệp, vì nó đòi hỏi một trình độ công nghệ, một trình độ tổ chức sản xuất và một cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà không phải nền kinh tế nào cũng có thể đáp ứng được. Ngành công nghiệp này gần như là chuẩn mực của một nền kinh tế mà người ta xác nhận là công nghiệp phát triển.

Theo ông Ánh, các nước công nghiệp phát triển, kể cả những nước nằm trong OECD (Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế, gồm 34 quốc gia thành viên có nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới) thì không phải lúc nào cũng phát triển được ngành công nghiệp ôtô của chính mình. Chỉ có một số nước mà người ta gọi là cường quốc thì mới gắn với ngành công nghiệp ôtô của họ.

“Nên việc lựa chọn ngành công nghiệp ôtô còn là một mong muốn để vươn lên vị thế của một cường quốc phát triển trên thế giới”, ông Ánh nói và cho biết: Các nước đang phát triển hầu hết dừng lại ở lựa chọn lắp ráp ôtô, hoặc lựa chọn lập ra các liên doanh để sản xuất ôtô mang nhãn hiệu hay thương hiệu của những nước có nền công nghiệp ôtô phát triển. Ngoài ra, một số nước lại lựa chọn phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ôtô, điển hình nhất là trường hợp của Thái Lan.

Với việc chúng ta xác định sẽ phát triển ngành công nghiệp ôtô đúng ý nghĩa của nó, tức là sẽ tương đương ngành công nghiệp ôtô của những nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Italia hay Nhật Bản, Hàn Quốc thì điều này thể hiện không chỉ ở hiện tại mà quan trọng hơn, nó là ước mơ, gắn với ước mơ của rất nhiều người dân Việt Nam là sở hữu một chiếc ôtô.

VinFast là dự án công nghệ tiêu biểu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới. Đặc biệt, lãnh đạo Vingroup khẳng định sẽ đi thẳng vào công nghệ hiện đại nhất để sản xuất ôtô điện, vốn là xu hướng của thế giới nhằm thay thế ôtô chạy xăng, dầu hiện nay.

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cũng chia sẻ: “Sự ra đời của VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có tầm thế giới, khẳng định khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại của người Việt. Mục tiêu của VinFast là trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu Đông Nam Á có công suất thiết kế 500.000 xe/năm”.

Đây là con số khổng lồ, công suất nhà máy của Vingroup bằng 1/6 tổng số ôtô đăng ký lưu hành ở Việt nam hiện nay và vượt tổng số xe Toyota nhập khẩu, lắp ráp tại Việt Nam từ trước đến nay.

“Đi theo ôtô có hàng trăm doanh nghiệp vệ tinh, nhà máy phụ trợ. Dự án sẽ tạo việc làm cho 25.000 lao động. Trong tương lai (vào năm 2025) tổ hợp sản xuất ôtô của Vingroup sẽ đóng góp cho ngân sách TP Hải Phòng bằng toàn bộ mức thu nội địa hiện tại (khoảng 20.000 tỉ đồng/năm) của TP Hải Phòng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch công nghiệp ôtô với 3 cụm sản xuất lớn, trong đó có Trường Hải, Thành Công...

Như vậy, theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, sau thất bại của Chiến lược ôtô kéo dài đến 20 năm, hiện nay, với việc Vingroup tham gia và đi thẳng vào sản xuất ôtô (kể cả động cơ) theo công nghệ hiện đại nhất, ước mơ về ngành công nghiệp ôtô với ôtô thương hiệu Việt bỗng dưng trở nên tràn đầy hy vọng, sáng sủa.

Hơn nữa, Vingroup đặt mục tiêu nội địa hóa đến 60% đây là con số cực kỳ ấn tượng và đặc biệt có ý nghĩa. Vì sau hơn 20 năm thực hiện chiến lược công nghiệp ôtô, tỉ lệ nội địa hóa hiện mới đạt khoảng 7-10%. Hơn nữa giả thiết mỗi ôtô có giá 2.000-20.000 USD, thì 12.000 USD được tạo ra và giữ lại ở Việt Nam. Với công suất hàng trăm ngàn xe, đây sẽ là số tiền khổng lồ, đằng sau đó là nguồn sống của hàng trăm doanh nghiệp, là việc làm của hàng trăm ngàn lao động...

“Nếu như bên sản xuất ôtô là trình độ phát triển về công nghiệp, về quản lý doanh nghiệp thì bên tiêu dùng, tức là đầu ra của ôtô thể hiện trình độ phát triển về kinh tế - xã hội ở góc độ thu nhập, góc độ tiện ích. Thậm chí đối với một bộ phận dân cư nó còn là biểu tượng của sự thành đạt trong cuộc sống, đặc biệt là với tâm lý như của người Việt Nam”, ông Ánh nói và cho biết ông tin tưởng Vingroup sẽ thành công ở ngành công nghiệp đầy thách thức này.

Cần chính sách phù hợp, ổn định

Để phát triển ngành công nghiệp ôtô, Bộ Tài chính đang lập Chương trình giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện ôtô nhập khẩu trong 5 năm từ năm 2018 - 2022 cho 2 nhóm xe, trong đó có nhóm xe chở người dưới 9 chỗ, có dung tích xi lanh từ 2.000 cc trở xuống…

Bộ Tài chính hy vọng rằng chương trình sẽ góp phần tạo ra thị trường ôtô giá rẻ, chất lượng cao. Vì nếu không có chính sách gì cho sản xuất trong nước, việc giảm thuế nhập khẩu ôtô từ 30% xuống 0% vào năm 2018 thì lượng nhập khẩu ô tô từ Thái Lan, Indonesia sẽ tăng mạnh.

Mới đây, Bộ Tài chính cũng đề xuất giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước. Tức là, ôtô nào có tỉ lệ sử dụng linh kiện sản xuất trong nước càng nhiều thì giá ô tô đó càng rẻ. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn đề xuất tăng mạnh thuế nhập khẩu ôtô cũ lên gấp 2 lần vì là mặt hàng “hạn chế nhập khẩu”.

Trong khi đó nhằm hỗ trợ sản xuất ôtô trong nước, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Nghị định về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô với những điều kiện nhập khẩu chặt chẽ.

Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, là khách hàng tiêu dùng lớn tiềm năng của xe cá nhân. Đến năm 2020, dự kiến nhu cầu thị trường trong nước đạt khoảng 450.000 đến 500.000 xe. Năm 2025, dự kiến đạt khoảng 800.000 đến 900.000 xe/năm.

Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 326/QĐ-TTg, năm 2016). Đến năm 2020, dự kiến sẽ có 21 đường cao tốc được xây dựng với tổng chiều dài đạt gần 6.500km. Mạng lưới cao tốc này sẽ tạo sự thuận tiện và rút ngắn thời gian đi lại nên sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy tiêu dùng xe ôtô cá nhân.

phạm quốc hợp
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".