Báo chí đồng hành với công nhân lao động xa quê

DƯƠNG BÌNH |

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh có hơn 30 cụm khu công nghiệp với khoảng 1,5 triệu lao động. Trong đó, có khoảng 80% là người lao động ngoại tỉnh. Cũng chính yếu tố này, đời sống và việc làm của người lao động ở Bình Dương trở thành đề tài báo chí rất rộng cho phóng viên trong tỉnh và phóng viên thường trú thực hiện.

Nhà báo cùng người lao động vượt qua khó khăn

Tại Bình Dương, người lao động xa quê chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Thu nhập phải trang trải nhiều chi phí đắt đỏ ở đô thị như: Tiền thuê phòng, tiền điện, tiền nước, chi phí ăn uống, học phí cho con cái... Với tính chất đặc thù như vậy, người lao động nhập cư ở tỉnh Bình Dương là đối tượng dễ chịu tác động khi kinh tế xã hội gặp khó khăn.
Những năm gần đây, các bài viết về người lao động ở Bình Dương gần như thường nhật trên báo chí. Các vấn đề báo chí tiếp cận rất đa dạng, nhưng tập trung nhất vẫn là đời sống của công nhân lao động xa quê. Giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, đồng hành cùng công nhân vượt qua khó khăn xuất hiện nhiều trên báo. Các nhà báo đã đến từng nhà trọ để tìm hiểu và phản ánh đời sống của công nhân xa quê trong tất cả các thời điểm. Qua đó kiến nghị cơ quan chức năng cần có những chính sách để hỗ trợ người lao động.
Tháng 6.2021, khi Bình Dương trở thành tâm điểm của dịch bệnh, nhiều nhà trọ bị phong tỏa, người lao động không thể đi làm, không có thu nhập, gặp nhiều khó khăn. Nhà báo Hương Chi - Báo Tiền Phong, nhà báo Quang Tám - Báo Bình Dương là những người đã không ngại nguy hiểm đi vào các điểm nóng thực hiện những bài viết, chùm ảnh miêu tả chân thực về đời sống của người lao động.
Trước những khó khăn của người xa quê, nhà báo Đỗ Trường - Báo Thanh Niên, nhà báo Thiên Lý - Đài tiếng nói Việt Nam đã bỏ tiền túi và tiếp nhận nhu yếu phẩm của người quen, đồng nghiệp vào điểm nóng trao công nhân đang ở tình thế không còn tiền tiêu, phòng trọ hết gạo hết đồ ăn.

Nhà báo Thiên Lý - phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam đặt câu hỏi về vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho người lao động tại họp báo. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhà báo Thiên Lý - phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam đặt câu hỏi về vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho người lao động tại họp báo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Qua những bài viết của mình, tôi mong muốn kịp thời truyền tải thông tin, hình ảnh về đời sống người lao động xa quê đến cơ quan chức năng. Khi người lao động được hỗ trợ vượt qua khó khăn, trụ lại ở Bình Dương tiếp tục lao động, khi đó người làm báo cũng thấy được niềm vui trong công việc của mình" - nhà báo Thiên Lý cho biết.
Phóng viên Báo Lao Động cũng vào nhiều điểm phong tỏa, thực hiện hàng chục bài viết, chùm ảnh về đời sống công nhân trong dịch. Qua đó vận động doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ người lao động khó khăn. Báo Lao Động cũng là một trong những đơn vị đầu tiên hỗ trợ công nhân khó khăn trong khu phong tỏa, 1.000 suất quà của Báo Lao Động (mỗi suất 1 triệu đồng tiền mặt) được trao cho 1.000 công nhân để họ mua nhu yếu phẩm tích trữ vượt qua thời gian bị phong tỏa.
Phóng viên Báo Lao Động cũng thực hiện các bài viết kiến nghị cần có giải pháp hỗ trợ nhanh chóng cho công nhân. Cùng với kiến nghị của tổ chức Công đoàn, tỉnh Bình Dương đã ban hành chính sách hỗ trợ tiền ăn và tiền thuê trọ cho tất cả những người lao động.
"Sau dịch, phóng viên tiếp tục đi vào các nhà máy và nhà trọ ở thành phố Tân Uyên, ghi nhận đời sống của người lao động đang bị giảm việc làm, nghỉ không lương. Những khó khăn trong đời sống của công nhân cuối năm 2022 tiếp tục được phản ánh. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ hàng chục tỉ đồng từ kinh phí Công đoàn cho công nhân khó khăn" - phóng viên Đình Trọng cho biết.

Cùng người lao động xa quê "an cư lạc nghiệp"

Vấn đề xây dựng nhà ở cho người lao động nhập cư cũng là đề tài phóng viên thường trú ở Bình Dương thực hiện nhiều. Sau thời gian dài làm việc ở Bình Dương, từ năm 2010, nhiều người lao động ngoại tỉnh bắt đầu xem đây là quê hương thứ 2 của mình, mong muốn gắn bó lâu dài với tỉnh. Nhà ở cho công nhân lúc này là vấn đề nóng được đặt ra.

Hình ảnh công nhân lao động Bình Dương qua ống kính phóng viên. Ảnh: Đình Trọng
Hình ảnh công nhân lao động Bình Dương qua ống kính phóng viên. Ảnh: Đình Trọng

Phóng viên Báo Lao Động cùng các cơ quan báo chí khác đã thực hiện nhiều bài viết, phóng sự truyền hình xoay quanh đề tài giải quyết bài toán "an cư" cho người lao động xa quê, tạo sự phát triển bền vững cho tỉnh Bình Dương. Năm 2012, Bình Dương là địa phương đầu tiên trên cả nước khởi công xây dựng mô hình nhà ở xã hội.
Kết cấu của nhà ở xã hội là 1 trệt 4 lầu, giá bán tại thời điểm đó là 90 triệu đồng/30 m2. Các dự án được triển khai trên diện tích 240 ha tại 5 huyện thị trên cả tỉnh. Ưu điểm của mô hình này là giá cả phù hợp, trả tiền linh động và được ngân hàng hỗ trợ vốn. Đến nay, riêng công ty thuộc UBND tỉnh Bình Dương đã xây dựng được 47.000 căn hộ, hiện đang khởi công thực hiện thêm 20.000 căn hộ.
Trong suốt quá trình, các dự án nhà ở cho người lao động được triển khai, phóng viên thường trú các báo đã đồng hành khích lệ và giám sát quá trình doanh nghiệp thực hiện các dự án. Hiện nay, vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân vẫn là đề tài thời sự "nóng" mà các báo đang triển khai.
"Qua dịch mới thấy, không gian nhà trọ nhỏ hẹp cũ kỹ mà người lao động ở rất khó phòng chống dịch bệnh. Khi xảy ra dịch bệnh, người lao động nghèo là đối tượng bị đầu tiên và bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, cần phải kiến tạo không gian nhà ở cho người lao động tốt hơn nữa, các căn hộ rộng hơn và có cả khu vui chơi giải trí. Chúng tôi tiếp tục thực hiện bài viết kiến nghị tỉnh Bình Dương bố trí thêm đất, bố trí thêm vốn xây dựng thêm các dự án nhà ở xã hội ở khu vực đông công nhân lao động" - nhà báo Thiên Lý - Đài tiếng nói Việt Nam chia sẻ.
"Hiện có 30 dự án nhà ở thương mại được bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại nhưng doanh nghiệp chưa hoặc chậm thực hiện. Chúng tôi vẫn đang giám sát và phản ánh vấn đề này trên các sản phẩm báo chí. Các dự án đã khởi công nhưng chưa thực hiện, giá bán nhà ở xã hội cũng là đề tài báo chí viết nhiều. Trong các cuộc họp báo chúng tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi để chất vấn các sở ngành liên quan, thậm chí kiến nghị các giải pháp để mong sao xây dựng thêm nhiều nhà ở giá rẻ để người lao động xa quê được an cư lập nghiệp ở Bình Dương" - phóng viên Đình Trọng - Báo Lao Động chia sẻ.

Báo chí đồng hành cùng Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động
Tại Bình Dương, các hoạt động của tổ chức Công đoàn địa phương được nhiều cơ quan báo chí đưa tin. Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đánh giá, "các nhà báo, phóng viên đã đồng hành cùng chúng tôi trong quá trình bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Các nhà báo cũng tham gia hỗ trợ tích cực đoàn viên, người lao động gặp khó khăn".

DƯƠNG BÌNH
TIN LIÊN QUAN

Nhà trọ vơi công nhân, chủ nhà trọ đầy nỗi lo

Quế Chi |

Tại xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nhiều khu nhà trọ đang trong tình cảnh vắng công nhân so với trước. Nguyên nhân là do các công ty cắt giảm công nhân, giảm giờ làm, công nhân trả phòng trọ để về quê hoặc tìm công việc mới. Thực trạng này khiến nhiều chủ nhà trọ tại xã gặp nhiều khó khăn vì họ phải vay nhiều tiền khi xây dựng.

Giấc mơ có nhà của công nhân vẫn xa vời dù có gói tín dụng 120.000 tỉ

PHƯƠNG ANH |

Dù có gói tín dụng 120.000 tỉ đồng về nhà ở xã hội, nhưng với nhiều công nhân, lao động thu nhập thấp, giấc mơ có nhà vẫn còn xa vời.

Nhiều năm không mua nổi nhà, công nhân nhập cư tính nước về quê

Phương Ngân |

Thu nhập thấp, giá nhà cao, khó tiếp cận vốn vay và nguồn cung nhà ở xã hội hạn chế… khiến nhiều công nhân lao động làm việc tại TP Hồ Chí Minh sau nhiều năm không thể mua được nhà ở. Về quê sau một thời gian dài làm việc tại thành phố là lựa chọn của nhiều người.

Đổ xô đi cho cá tiền tỉ "ăn chân” miễn phí tại hồ Tây

Thu Thủy |

Hà Nội – Thời gian gần đây, hồ cá Koi siêu độc đáo tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang được nhiều người dân Thủ đô tìm đến để vui chơi, tham quan và chụp ảnh. Đặc biệt, khi tới đây, người dân được tận tay trải nghiệm và ngồi thư giãn với hàng trăm chú cá Koi tiền tỉ bơi quanh chân.

Tuyển sinh 2023: Chọn ngành hot, trường hot và điều thí sinh cần lưu ý

Nhóm PV |

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, học sinh lớp 12 sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học 2023. Nhiều học sinh vẫn luôn hướng tới chọn ngành hot, trường hot vì cho rằng đầu ra sẽ được đảm bảo.

Gia Lai tìm cách khống chế 33 ổ dịch sốt xuất huyết

THANH TUẤN |

Ngày 20.6, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn đã ghi nhận 882 ca mắc sốt xuất huyết, may mắn không có trường hợp tử vong.

Kịp thời cứu 5 người trong vụ cháy ở quận Hà Đông

KHÁNH AN |

Hà Nội - Hồi 3h58 sáng nay (ngày 20.6), nhận tin báo về vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà địa chỉ số 21 ngõ 249 đường Chiến Thắng (phường Văn Quán), lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hà Đông lập tức xuất 1 xe chỉ huy, 2 xe chữa cháy đến hiện trường.

Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Lo thiếu điện trong giai đoạn sản xuất cao điểm, lãnh đạo Tổ hợp Samsung Việt Nam đã họp khẩn với EVN để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Nhà trọ vơi công nhân, chủ nhà trọ đầy nỗi lo

Quế Chi |

Tại xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nhiều khu nhà trọ đang trong tình cảnh vắng công nhân so với trước. Nguyên nhân là do các công ty cắt giảm công nhân, giảm giờ làm, công nhân trả phòng trọ để về quê hoặc tìm công việc mới. Thực trạng này khiến nhiều chủ nhà trọ tại xã gặp nhiều khó khăn vì họ phải vay nhiều tiền khi xây dựng.

Giấc mơ có nhà của công nhân vẫn xa vời dù có gói tín dụng 120.000 tỉ

PHƯƠNG ANH |

Dù có gói tín dụng 120.000 tỉ đồng về nhà ở xã hội, nhưng với nhiều công nhân, lao động thu nhập thấp, giấc mơ có nhà vẫn còn xa vời.

Nhiều năm không mua nổi nhà, công nhân nhập cư tính nước về quê

Phương Ngân |

Thu nhập thấp, giá nhà cao, khó tiếp cận vốn vay và nguồn cung nhà ở xã hội hạn chế… khiến nhiều công nhân lao động làm việc tại TP Hồ Chí Minh sau nhiều năm không thể mua được nhà ở. Về quê sau một thời gian dài làm việc tại thành phố là lựa chọn của nhiều người.