30 năm và hành trình của "công trình thế kỷ"

Kim Sơn |

Cách đây 30 năm, ngày 27.5.1994, Việt Nam đã chứng kiến một sự kiện mang tính lịch sử khi đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1 chính thức đóng điện. Đây là công trình điện lực siêu cao áp đầu tiên của nước ta, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới.

Quyết định lịch sử

Đầu những năm 1990, hệ thống điện của Việt Nam vẫn còn khá chắp vá và phân tán, với ba lưới điện riêng biệt ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong khi miền Bắc thừa điện nhờ vào sự hoạt động hiệu quả của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, thì miền Nam lại thiếu điện trầm trọng do nhu cầu năng lượng tăng cao cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Tình trạng này dẫn đến mất cân bằng cung cầu, phải hạn chế phụ tải bằng cách cắt điện luân phiên, đòi hỏi một giải pháp cấp bách để cân bằng cung cầu điện năng giữa các vùng miền.

Trước tình hình đó, vào tháng 1.1992, Bộ Chính trị đã thông qua việc xây dựng đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Võ Văn Kiệt ra Quyết định số 61/CT ngày 25/2/1992 phê duyệt dự án với mục tiêu hoàn thành trong vòng 2 năm, cho phép thực hiện song song công tác khảo sát, thiết kế, nhập vật tư - thiết bị và thi công để đảm bảo tiến độ dự án. Đây là một quyết định mang tính lịch sử, thể hiện sự quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo đất nước.

Ngày 5.4.1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình. Công trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của hàng nghìn cán bộ, kỹ sư và công nhân, mà còn cần sự hợp tác chặt chẽ của chính quyền và người dân tại 17 tỉnh, thành phố nơi dự án đi qua. Sau 2 năm thi công, ngày 27.5.1994, đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1 với 1.487km đường dây 500kV đã chính thức đóng điện, nối liền hai miền Bắc - Nam bằng dòng điện ổn định.

Nhờ có công trình thế kỷ này, từ mức tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc chỉ 5 - 6% giai đoạn 1990-1992 đã tăng đột biến lên 18,2% giai đoạn 1993 - 1997, đỉnh điểm là 21% năm 1995; riêng khu vực miền Trung và miền Nam là 21% trong toàn giai đoạn, năm 1995 là 25%.

Ý nghĩa to lớn với sự phát triển của đất nước

Việc xây dựng đường dây 500kV là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi lúc bấy giờ đất nước còn nghèo khó, thiếu thốn về vật tư, thiết bị và công nghệ trong khi 80% đường dây đi qua vùng núi cao và rừng rậm. Công trình này cũng là minh chứng cho khả năng tiếp thu và làm chủ khoa học, công nghệ mới của đội ngũ cán bộ, kỹ sư Việt Nam. Toàn bộ quá trình thiết kế, thi công, chế tạo cột thép và giám sát, nghiệm thu đều do người Việt Nam đảm nhận. Đây là một bước tiến quan trọng, khẳng định năng lực của ngành điện Việt Nam trong việc thực hiện các công trình lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.

Đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1 không chỉ là một công trình kỹ thuật, mà còn mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và xã hội. Nó đã giải quyết tình trạng thiếu điện ở miền Nam và miền Trung, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Chính nhờ vào việc vận hành hệ thống lưới điện thống nhất ba miền Bắc - Trung - Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng từ 5,1% vào năm 1990 lên 9,5% vào năm 1995, trong đó tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp bình quân đạt từ 12% đến 14%.

Hiện đại hóa hệ thống

Sau hơn 10 năm vận hành đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1, vào ngày 23.9.2005, ngành điện Việt Nam lại đánh dấu một kỳ tích mới khi hoàn thành đóng điện đường dây 500kV Bắc Nam mạch 2. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2005, đường dây 500kV Bắc - Nam một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của mình bằng việc truyền tải ngược một lượng lớn điện năng để hỗ trợ miền Bắc, đặc biệt trong những thời kỳ khô hạn, nắng nóng.

Đến tháng 5.2014, cung đoạn đầu tiên của tuyến đường dây 500kV mạch 3 từ Pleiku đến Mỹ Phước và Cầu Bông đã được hoàn thành và đưa vào vận hành. Công trình này đã kịp thời đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Nam, đáp ứng nhu cầu điện tăng cao liên tục trong những năm gần đây.

Năm 2018, đường dây 500kV mạch 3, bao gồm các đoạn Quảng Trạch - Vũng Áng, Quảng Trạch - Dốc Sỏi và Dốc Sỏi - Pleiku 2 được triển khai xây dựng. Mặc dù gặp nhiều thách thức từ việc giải phóng mặt bằng và dịch COVID-19, các cán bộ, kỹ sư và công nhân ngành điện vẫn nỗ lực vượt qua để đảm bảo tiến độ dự án. Dự án hoàn thành trong 4 năm giúp tăng cường năng lực truyền tải lưới điện 500kV của hệ thống điện quốc gia; giải tỏa công suất nguồn nhiệt điện và đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo phát triển mạnh trong khu vực. Hiện nay, Chính phủ đang gấp rút hoàn thành việc xây đường dây 500kV mạch 3 ra Bắc, hoàn thành trong tháng 6.2024 để kiện toàn hệ thống lưới điện quốc gia.

30 năm đã qua, việc xây dựng và vận hành đường dây truyền tải 500kV từ Bắc vào Nam đã ghi dấu những hy sinh, vất vả thầm lặng và cả máu xương của hàng nghìn cán bộ, kỹ sư và công nhân. Họ đã kiên cường vượt qua muôn vàn khó khăn về thời tiết, địa hình hiểm trở, thi công trên các sườn đồi, rừng núi để hoàn thành công trình vĩ đại này.

Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo Công đoàn Điện lực Việt Nam thăm hỏi người lao động thủy điện Ialy

Trang Thùy |

Nhân dịp Tháng công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024, vừa qua đoàn công tác của Công đoàn Điện lực Việt Nam do bà Nguyễn Kim Thanh - Phó Chủ tịch làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho người lao động (NLĐ) tại Công ty Thủy điện Ialy (Gia Lai).

Công đoàn Điện lực Việt Nam động viên công nhân thủy điện

Hồng Nhung |

Đoàn công tác của Công đoàn Điện lực Việt Nam do bà Nguyễn Kim Thanh - Phó Chủ tịch - làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi tập thể người lao động Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak (Bình Định) nhân Tháng Công nhân năm 2024.

Công đoàn Điện lực Việt Nam phát động Tháng Công nhân tại Bình Thuận

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Sáng ngày 11.5, Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân 2024 tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Lãnh đạo Công đoàn Điện lực Việt Nam thăm hỏi người lao động thủy điện Ialy

Trang Thùy |

Nhân dịp Tháng công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024, vừa qua đoàn công tác của Công đoàn Điện lực Việt Nam do bà Nguyễn Kim Thanh - Phó Chủ tịch làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho người lao động (NLĐ) tại Công ty Thủy điện Ialy (Gia Lai).

Công đoàn Điện lực Việt Nam động viên công nhân thủy điện

Hồng Nhung |

Đoàn công tác của Công đoàn Điện lực Việt Nam do bà Nguyễn Kim Thanh - Phó Chủ tịch - làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi tập thể người lao động Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak (Bình Định) nhân Tháng Công nhân năm 2024.

Công đoàn Điện lực Việt Nam phát động Tháng Công nhân tại Bình Thuận

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Sáng ngày 11.5, Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân 2024 tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận.