Uber Việt Nam nói gì về phán quyết của Toà án Châu Âu?

KH |

Hai ngày sau khi Toà án Công lý Hội đồng Châu Âu (CJEU) đưa ra phán quyết xác định Uber là một công ty vận tải chứ không phải là ứng dụng, Uber Việt Nam đã lên tiếng về vấn đề này.

Trong thông cáo gửi báo chí, đại diện Uber Việt Nam cho biết, ngày 20.12, Toà án Công lý Hội đồng Châu Âu (CJEU) đã đưa ra phán quyết “Các dịch vụ trung gian sử dụng ứng dụng di động, có thu phí, để kết nối giữa các tài xế không chuyên có phương tiện di chuyển cá nhân và những người có nhu cầu đi lại trong thành phố, về bản chất phải được coi là có liên quan đến một dịch vụ vận tải và được phân loại là ‘một dịch vụ trong lĩnh vực vận tải’ dưới hệ thống pháp luật Châu Âu”.  

Uber Việt Nam cho rằng quyết định này chỉ áp dụng cho dịch vụ cung cấp bởi các tài xế không đăng ký kinh doanh vận tải, và loại hình dịch vụ này không nằm trong khuôn khổ Đề án Thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng do Bộ GTVT Việt Nam khởi xướng.

Theo đề án thí điểm, mọi phương tiện sử dụng ứng dụng Uber phải là phương tiện hợp đồng, tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành áp dụng cho kinh doanh vận tải bằng xe hợp đồng; theo đó, chỉ các doanh nghiệp và hợp tác xã được cấp phép kinh doanh vận tải mới được sử dụng ứng dụng Uber. Uber Việt Nam khẳng định không chấp nhận các tài xế không chuyên, không đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong thí điểm.

Cũng theo đơn vị này, tại Châu Á - Thái Bình Dương, nhiều quốc gia điển hình triển khai những chính sách tiến bộ cho việc quản lý dịch vụ chia sẻ phương tiện, chẳng hạn như Úc, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Ví dụ, tại Malaysia, Uber được công nhận là một “dịch vụ trung gian“, nghĩa là một công ty hỗ trợ việc tổ chức, đặt chỗ hoặc giao dịch thanh toán. Một số định nghĩa tương tự khác cũng được các quốc gia trong khu vực sử dụng, như: Tại Singapore, Uber là một “nhà điều hành dịch vụ đặt xe cá nhân“; tại Đài Loan, “nền tảng tìm kiếm khách hàng“; tại Úc, luật pháp sử dụng các thuật ngữ “nhà cung cấp dịch vụ được uỷ quyền” hoặc “dịch vụ đặt chỗ“.

Uber Việt Nam nhận định, dù triển khai cùng một công nghệ trên khắp thế giới, các quy định về Uber nói riêng và quản lý dịch vụ chia sẻ phương tiện nói chung có nhiều khác biệt tại mỗi quốc gia. Mỗi chính phủ và cơ quan quản lý có một khung pháp lý riêng và Uber luôn tuân thủ đồng thời cam kết đầu tư và gắn bó với thị trường Việt Nam.

KH
TIN LIÊN QUAN

Tòa án EU tuyên bố Uber không phải là ứng dụng, còn Việt Nam thì sao?

HÀ LIÊN - KHÁNH HOÀ |

Ngày 21.12, Toà án Công lý Châu Âu (ECJ) - Tòa án Tối cao của Liên minh Châu Âu (EU) tuyên bố trong một phán quyết mang tính bước ngoặt rằng Uber nên được phân loại như một Cty dịch vụ vận tải và được quản lý giống như các hãng taxi khác. Trong khi đó, tại Việt Nam, câu chuyện này chưa hoàn toàn ngã ngũ.

Lái xe Uber có phải là người làm công của Uber?

LÊ THÀNH LƯƠNG |

Một tháng sau khi chính quyền thành phố London cấm Uber hoạt động, tới lượt Australia có thể đưa ra lệnh cấm đối với mô hình hoạt động vận tải này. Liệu các tài xế Uber có phải là đối tác hay thực sự là nhân viên của Uber? Trả lời câu hỏi này có thể làm thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh chia sẻ này.

Bộ GTVT: Xe Uber, Grab sẽ phải dán logo

Lâm Anh |

Trả lời kiến nghị của Hiệp hội taxi Hà Nội, Bộ GTVT cho biết các xe Uber, Grab sẽ phải niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh ở hai bên thân xe, có logo nhận diện.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Tòa án EU tuyên bố Uber không phải là ứng dụng, còn Việt Nam thì sao?

HÀ LIÊN - KHÁNH HOÀ |

Ngày 21.12, Toà án Công lý Châu Âu (ECJ) - Tòa án Tối cao của Liên minh Châu Âu (EU) tuyên bố trong một phán quyết mang tính bước ngoặt rằng Uber nên được phân loại như một Cty dịch vụ vận tải và được quản lý giống như các hãng taxi khác. Trong khi đó, tại Việt Nam, câu chuyện này chưa hoàn toàn ngã ngũ.

Lái xe Uber có phải là người làm công của Uber?

LÊ THÀNH LƯƠNG |

Một tháng sau khi chính quyền thành phố London cấm Uber hoạt động, tới lượt Australia có thể đưa ra lệnh cấm đối với mô hình hoạt động vận tải này. Liệu các tài xế Uber có phải là đối tác hay thực sự là nhân viên của Uber? Trả lời câu hỏi này có thể làm thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh chia sẻ này.

Bộ GTVT: Xe Uber, Grab sẽ phải dán logo

Lâm Anh |

Trả lời kiến nghị của Hiệp hội taxi Hà Nội, Bộ GTVT cho biết các xe Uber, Grab sẽ phải niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh ở hai bên thân xe, có logo nhận diện.