Nước chấm - nước mắm: Phải minh bạch tên gọi

QUANG NGHĨA - ĐỨC THÀNH |

Mặc dù đơn vị sản xuất chỉ ghi trên bao bì là nước chấm nhưng khi ra siêu thị, loại sản phẩm này vẫn “đường hoàng” được ghi là nước mắm gây ra những hiểu lầm cho người tiêu dùng. Đã đến lúc cần phải định danh lại rõ hai loại sản phẩm này.

Nước chấm bán như nước mắm?

Sáng 10.3, tại hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội, một thương hiệu lớn vẫn đang trong thời gian thúc đẩy bán hàng một dòng sản phẩm được ghi rõ trên bao bì là nước chấm. Thế nhưng thông tin khuyến mại sản phẩm vẫn là nước mắm. Đáng chú ý là điều này gần như đương nhiên, gần như không vấp phải thắc mắc nào.

Bà Hồng Lý - một người nội trợ ở khu vực Thanh Xuân (Hà Nội) - cho hay: “Thật ra do thói quen, chúng tôi vẫn gọi là nước mắm. Sự khác nhau giữa các sản phẩm này chỉ lờ mờ là “nước mắm truyền thống” và “nước mắm công nghiệp” song khác nhau cụ thể thế nào thì chúng tôi không biết. Mặt khác những mặt hàng được cho là nước mắm công nghiệp có giá rẻ nên thường được mua hơn, nhất là những hộ kinh doanh nhà hàng. Nước mắm công nghiệp có giá chỉ bằng 1/4, 1/5 nước mắm truyền thống…”.

Hiện nay vẫn tồn tại hai khái niệm là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Nước mắm truyền thống được thủy phân từ cá, phơi nắng để không khí tiếp xúc, sử dụng men tiêu hóa có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, chuyển protein trong thịt thành đạm dễ hấp thụ. Trong khi đó, nước mắm công nghiệp lại dùng phương pháp sử dụng tới gần 20 thành phần như: Nước, muối, cốt cá cơm, đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo màu, hương cá... Thậm chí có loại mắm công nghiệp không dùng cốt cá mà dùng hóa chất.

Trên thực tế vẫn còn có cách hiểu là nước mắm truyền thống thì được làm theo thủ công, còn nước mắm công nghiệp cũng dùng cá, cách ủ nhưng làm theo dây chuyền công nghiệp. Đây là cách hiểu không đúng và nhiều hãng sản xuất vẫn lập lờ để nước mắm công nghiệp ngang hàng với nước mắm truyền thống.

Một số hãng nước mắm đã không ghi trên bao bì sản phẩm là nước mắm, thay vào đó là dòng chữ “nước chấm” khá nhỏ, thậm chí có sản phẩm chẳng ghi là nước mắm hay nước chấm, tùy ý khách hàng. Đối với những nhà bán lẻ thì không có sự phân biệt nào cả: Nước mắm hay nước chấm vẫn được đặt chung với nhau, tệ hơn, là dù nước chấm nhưng vẫn được ghi đàng hoàng là nước mắm.

 

Cần phân biệt rõ

Xung quanh tranh cãi về dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm thì các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, trước hết dự thảo phải đưa ra quy định nghĩ rõ về nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp để người tiêu dùng phân biệt. Đó cũng sẽ là căn cứ để đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá riêng.

Tại buổi họp về Dự thảo nói trên, tờ Dân Trí dẫn lời chuyên gia Vũ Thế Thành: “Tôi nghĩ cần làm rõ định nghĩa nước nắm truyền thống và nước mắm công nghiệp để người dân hiểu rõ và chọn lựa sản phẩm phù hợp cho gia đình mình. Không nên gọi chung chung là “nước mắm” như vậy được”. Còn Phó Chủ tịch Thường trực Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (FFA) Trương Tiến Dũng đưa ý kiến: “Nên có tiêu chuẩn riêng cho nước mắm và nước chấm công nghiệp, không nên để người tiêu dùng lẫn lộn giữa nước mắm truyền thống và nước chấm hay nước mắm công nghiệp”.

Gay gắt hơn, có chuyên gia cho rằng, cần phải trả lại tên nước mắm cho nước mắm truyền thống, còn nước mắm công nghiệp thì chỉ nên gọi là nước chấm. Đồng thời, bắt buộc các nhà sản xuất phải ghi rõ “nước chấm” và những nhà bán lẻ cũng phải tách hai sản phẩm này ở những khu vực khác nhau để tránh sự nhầm lẫn của khách hàng.

Cuối năm 2016, theo đề nghị của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sẽ rà soát tiêu chuẩn VN về nước mắm để làm rõ khái niệm nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Theo bộ này, hiện nay VN đã có đầy đủ các văn bản quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm nước mắm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể về khái niệm nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Tuy nhiên hơn hai năm trôi qua, Bộ NNPTNT vẫn nợ một câu trả lời thỏa đáng về vấn đề này.

Phải lấy thực tế làm nền tảng để ra quy chuẩn

Ông Phan Thành Đức - Giám đốc Cty CP Thuỷ sản Nam Ô - phân tích: Quy chuẩn này yêu cầu kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh trong con cá làm nước mắm. Nhưng con cá đánh bắt từ biển lên mà cơ quan chức năng đặt sự hồ nghi như vậy thì chẳng khác nào nói cho thế giới là người dân bỏ thuốc vào cá. Những năm qua, một bộ phận người dân vẫn dành một tình cảm nhất định cho nước mắm truyền thống, đó là động lực để các cơ sở dù lớn hay nhỏ bám trụ với nghề. Vì vậy, cơ quan chức năng khi muốn áp dụng quy chuẩn nào, cần phải lấy thực tế làm nền tảng, nếu không sẽ có thể giết chết một nền nước mắm lâu đời của người dân Việt Nam. THUỲ TRANG

Ngày 8.3 vừa qua, Bộ NNPTNT tổ chức họp báo thông tin về dự thảo tiêu chuẩn nước mắm. Tại cuộc họp, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) vừa họp báo đưa ra dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, được khuyến nghị đối với sản phẩm nước mắm truyền thống.

Ông Trương Quang Hiến - Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết - bình luận: “Dự thảo đưa ra yêu cầu rất vô lý, đơn cử như yêu cầu tiêu chuẩn kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật... là rất vô lý và lãng phí vì nguyên liệu làm nước mắm truyền thống là cá biển chứ không phải cá nước ngọt. Nếu đáp ứng các tiêu chuẩn này thì nhà sản xuất nước mắm truyền thống phải thêm chi phí xét nghiệm các chỉ tiêu không có nguy cơ tồn dư trong nước mắm”.

QUANG NGHĨA - ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Nước mắm truyền thống than đang bị “bức tử”

Khánh Vũ |

Một số hội, hiệp hội, câu lạc bộ vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam "kêu cứu" trước nguy cơ nước mắm truyền thống không có đất tồn tại nếu bị đánh tráo khái niệm với nước chấm công nghiệp.

Nước mắm “thượng lưu” của Việt Nam chính thức gia nhập thị trường Mỹ

T.Huyền |

Với thiết kế sang trọng, đẳng cấp, được xem như một món quà “thượng lưu” trong dịp Tết, Nước mắm Hoàng Gia đã từng bước mở rộng thị phần của mình sang nước ngoài, đầu tiên là Mỹ.

Nước mắm Phú Quốc và Càphê Buôn Ma Thuột được Canada bảo hộ bởi CPTPP

Kh.V |

Ngày 14.1, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Cam kết bảo vệ nhà đầu tư, Canada bảo hộ hai thương hiệu lớn của Việt Nam là Nước mắm Phú Quốc và Càphê Buôn Ma Thuột.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Nước mắm truyền thống than đang bị “bức tử”

Khánh Vũ |

Một số hội, hiệp hội, câu lạc bộ vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam "kêu cứu" trước nguy cơ nước mắm truyền thống không có đất tồn tại nếu bị đánh tráo khái niệm với nước chấm công nghiệp.

Nước mắm “thượng lưu” của Việt Nam chính thức gia nhập thị trường Mỹ

T.Huyền |

Với thiết kế sang trọng, đẳng cấp, được xem như một món quà “thượng lưu” trong dịp Tết, Nước mắm Hoàng Gia đã từng bước mở rộng thị phần của mình sang nước ngoài, đầu tiên là Mỹ.

Nước mắm Phú Quốc và Càphê Buôn Ma Thuột được Canada bảo hộ bởi CPTPP

Kh.V |

Ngày 14.1, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Cam kết bảo vệ nhà đầu tư, Canada bảo hộ hai thương hiệu lớn của Việt Nam là Nước mắm Phú Quốc và Càphê Buôn Ma Thuột.