Đang là Trưởng Phòng NNPTNT huyện Châu Thành, nhưng kỹ sư Lê Quốc Việt không đeo đuổi việc làm giàu theo kiểu mở cửa hàng vật tư nông nghiệp như bạn bè. Anh vét vốn, rồi vay mượn họ hàng thân tộc tận dụng phần đất “hương quả” tại xóm Cù Là (thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) để mở trang trại trồng lúa mùa theo phương thức cổ truyền, tức hoàn toàn không sử dụng phân, thuốc hóa học...
Tất cả chỉ để hướng tới mục đích tạo ra nông sản sạch và lưu giữ đời sống lúa mùa cho thế hệ hôm nay biết về ngày xưa trước khi quá muộn.
Trên nền đất ruộng cao sản, anh dành ra diện tích lớn để tái hiện lại môi trường văn hóa gắn của đời sống cây lúa mùa. Theo đó, anh đào mương dẫn cá lên ruộng, nuôi vịt để bắt sâu, bọ; rồi khoanh vùng trồng những loại cây cỏ đang vắng dần trong nhịp sản xuất của lúa cao sản, như: Lác, rau dừa, điên điển...
Bên cạnh đó, anh cũng ra sức sưu tầm, lưu giữ và bảo tổn nhiều loại nông cụ từ lúc xuống giống cho đến thu hoạch và chế biến của lúa mùa và xây nhà khang trang, thoáng mát để bày trí.
Anh còn xây dãy nhà sàn trên ao thả cá tự nhiên để khách phương xa có thể nghỉ lại để cảm nhận không gian tĩnh lặng của nông thôn về đêm. Tốn kém, công phu là vậy, nhưng quan điểm của kỹ sư Việt không phải để kinh doanh theo khái niệm kinh tế thị trường mà là để quảng bá cho nhiều người cùng biết. Vì vậy anh rất hoan nghênh các đoàn nghiên cứu từ các viện, trường đại học đưa sinh viên đến tìm hiểu nên thường đích thân hướng dẫn, thuyết trình.
Nếu có nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi từ nguồn gạo, rau cá... nói không với hóa chất tại đây, cơ sở anh chỉ thu ở mức hữu nghị: 50 ngàn đồng/người/ bữa ăn và 100 ngàn đồng/phòng 2 người/đêm... Vì vậy dù không quảng bá theo kiểu thương mại, nhưng trang trại đón nhiều khách, nhất là ngày cuối tuần.
Một góc ruộng lúa mùa của kỹ sư Lê Quốc Việt. Ảnh: Lục TùngCây lúa mùa được tái tạo từ giống lúa do trường ĐH Cần Thơ hỗ trợ. Ảnh: Lục TùngRuộng không sử dụng phân thuốc hóa học nên chim chóc thường xuyên tìm đến trú chân. Ảnh: Lục TùngĐặc biệt, anh Việt dành ra diện tích khá lớn để bảo tồn các loại cây cỏ tự nhiên đang vắng dần trong cơn lốc tàn phá của lúa cao sản, như cây lác... Ảnh: Lục Tùng... và rau dừa.. Ảnh: Lục TùngAnh sưu tầm hàng chục món nông cụ và xây nhà khang trang bày trí để mọi người tham quan, tìm hiểu. Ảnh: Lục TùngMột góc bày trí vòng gặt đặc thù dùng cho cây lúa mùa. Ảnh: Lục TùngXe bò, tức xe dùng sức bò kéo lúa từ ruộng về nhà. Ảnh: Lục TùngCối và chày giã gạo. Ảnh: Lục TùngCối xay lúa. Ảnh: Lục TùngKhông chỉ sưu tầm, bảo tồn, kỹ sư Việt còn rất thạo cách sử dụng từng loại nông cụ và thường thực hiện cho khách có nhu cầu. Ảnh: Lục TùngAnh Việt dành ra một phần đất để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đến thực hiện thí nghiệm. Ảnh: Lục TùngCăn nhà sàn nông thôn Nam bộ được anh tái hiện ngay trên mặt ao thả cá tự nhiên để du khách có thể tìm lại không gian nông thôn xưa chưa xa. Ảnh: Lục Tùng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông (NNPTNT) thôn đang soạn thảo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, trong đó, Bộ đề xuất 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 3 tổ chức sáng 14.10. “Được mùa rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua.
Hàng loạt những mặt hàng nông sản, thực phẩm tại Cà Mau, Bạc Liêu đã được xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, sau khi xây dựng thương hiệu xong hầu hết chưa phát huy hiệu quả từ việc có thương hiệu này.
Gần đây bộ phim ăn khách Thương Ngày Nắng Về phần 2 tiếp tục khai thác chủ đề quan hệ mẹ chồng, chị chồng và gia đình nhà chồng với nàng dâu. Liệu mối quan hệ này thời hiện đại có quá quắt như trên màn ảnh và cách dung hoà mối quan hệ nhà chồng nàng dâu như thế nào?
Báo Lao Động xin trân trọng gửi tới quý độc giả lịch thi đấu và truyền hình trực tiếp trận chung kết Champions League 2021-2022 giữa Liverpool và Real Madrid.
Trong khi các bên liên quan còn tranh cãi về "thủ phạm" gây thiệt hại cho dân sau khi thủy điện xả lũ, thì đã mất gần 2 năm qua, người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh. Không thể để người dân "mắc kẹt" nhiều năm, chờ phân giải đúng - sai của các bên liên quan trong việc xả lũ thủy điện.
Thắng cảnh nham thạch cổng Tò Vò ở thôn Tây, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có niên đại khoảng 3-4.00 năm tuổi, là điểm đến của hàng triệu du khách khi tham quan đảo Lý Sơn. Cổng đá này đang đứng trước nguy cơ đổ sập khi thời gian qua rất nhiều đoàn du khách thiếu ý thức đã leo lên để chụp ảnh. Trong khi đó, chính quyền sở tại chỉ biết… khuyến cáo mà chưa có giải pháp quyết liệt nào khác để bảo vệ tài sản của đảo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông (NNPTNT) thôn đang soạn thảo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, trong đó, Bộ đề xuất 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 3 tổ chức sáng 14.10. “Được mùa rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua.
Hàng loạt những mặt hàng nông sản, thực phẩm tại Cà Mau, Bạc Liêu đã được xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, sau khi xây dựng thương hiệu xong hầu hết chưa phát huy hiệu quả từ việc có thương hiệu này.