Nông sản Việt: Kết nối cung - cầu là khâu yếu nhất!

PHONG NGUYỄN |

Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 3 tổ chức sáng 14.10. “Được mùa rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua.

Phó Thủ tướng cho rằng, cần tháo gỡ khâu yếu nhất (cung - cầu) trong chuỗi giá trị nông sản Việt. Theo Bộ NNPTNT, từ đầu năm 2018 đến nay, xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam đạt trên 29,64 tỉ USD, nhưng chủ yếu là xuất khẩu thô, chưa phát huy hết lợi thế, tiềm năng, chưa đạt tiêu chí “số lượng ít nhưng giá trị lớn”. 

Năng suất “khủng” nhưng chỉ đóng góp 15% vào GDP

Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, đóng góp của mặt hàng nông sản vào giá trị XK của cả nước liên tục tăng và tạo được những đột phá ấn tượng, đặc biệt là lần đầu tiên giá trị XK rau quả ở Việt Nam vượt dầu thô… Những ưu điểm vượt trội của nông sản Việt Nam chúng ta đã rõ, nhưng còn “góc khuất” cần được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, công tâm để tìm giải pháp xử lý.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, có 5 vấn đề hạn chế cần được thẳng thắn suy xét lại: Thứ nhất, tăng trưởng giá trị XK phụ thuộc vào sản phẩm thô với giá trị thấp.

Thứ hai, XK nông, lâm, thủy sản (NLTS) còn phụ thuộc vào một số thị trường lớn.

Thứ ba, các sản phẩm NLTS XK sang các thị trường có giá trị gia tăng cao còn ít.

Thứ tư, nông sản XK của Việt Nam chưa đảm bảo về vệ sinh ATTP và các yêu cầu kỹ thuật do các thị trường nhập khẩu (NK) quy định.

Thứ năm, XK nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn do sự gia tăng chính sách bảo hộ thương mại của các nước NK.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Hiện nay, Việt Nam đã có 10 mặt hàng nông sản XK đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, trong đó có 5 mặt hàng có giá trị trên 2 tỉ USD. Nếu làm tốt, XK trái cây có thể đạt xấp xỉ 4 tỉ USD trong năm nay...

Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin rất tích cực, “cần phải lý giải tại sao năng suất tự nhiên của chúng ta không thấp, thậm chí có những loại cao nhất thế giới, ví như lúa 8 tấn/ha, tôi đã đi xem những mô hình càphê tái canh 8 tấn/ha, càphê trồng mấy chục năm nay rồi canh tác tự nhiên cũng lên tới 3,5 tấn/ha.

Cá tra mấy trăm tấn/ha có lẽ là “cá nhiều hơn nước”; rồi nuôi tôm siêu thâm canh của Tập đoàn Việt - Australia ở Bạc Liêu mấy trăm tấn/ha/năm. Vậy tại sao năng suất lao động của chúng ta lại thấp? Tại sao 38% lao động nông nghiệp, 60% cư dân nông thôn mà đến thời điểm này chỉ đóng góp vào GDP có 15% thôi?”- Phó Thủ tướng nêu câu hỏi và thẳng thắn nhận định: Vấn đề cần nhìn nhận là kết nối sản xuất - chế biến-tiêu thụ.

Đồng chí Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã phát biểu trước Quốc hội: Chúng ta có 3 toa: Toa sản xuất, toa chế biến và toa tiếp thị thì phía sản xuất chúng ta làm tương đối tốt, nhưng 2 toa sau là đang yếu. Trong khi đó 3 khâu này liên quan chặt chẽ với nhau, sản xuất tốt, sản xuất đúng quy hoạch, có đường hướng theo tín hiệu thị trường.

Nhưng bây giờ sản phẩm của chúng ta chủ yếu là XK thô, chế biến sâu là rất ít. Chúng ta vẫn còn tình trạng sản xuất tự do thành thói quen, không theo sát thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến những dư thừa cục bộ...

Không để nông dân tiếp tục phải “đơn thương độc mã”

Theo ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT - có đến 80% - 90% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam XK chủ yếu dưới dạng thô sang thị trường các nước, hoặc xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, nên giá trị thu về không cao, thậm chí bị ép giá bởi khi xuất các loại rau, củ quả tươi không qua khâu xử lý sau thu hoạch thời gian bảo quản ngắn, số lượng, chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng dễ thất thoát vì không được đầu tư đúng cách.

Tại một hội thảo gần đây, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN cũng khẳng định điểm yếu của nông sản Việt còn nằm ở ý thức thương hiệu và quảng bá cho thương hiệu. Vì vậy, nông sản vẫn chưa gây được ấn tượng.

Chính vì vậy, khó “ghi điểm” so với nông sản của các quốc gia khác được đầu tư công phu về hình ảnh, chất lượng, thương hiệu.

80-90% sản phẩm nông, lâm, thủy sản của VN được XK thô, làm giảm giá trị thương mại của nông sản Việt. Ảnh: PV
80-90% sản phẩm nông, lâm, thủy sản của VN được XK thô, làm giảm giá trị thương mại của nông sản Việt. Ảnh: PV

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn chủ yếu manh mún quy mô nhỏ, tình trạng nông sản nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu xuất hiện khá phổ biến. Nguyên nhân là do không có liên kết với thị trường.

“Quan trọng là một người nông dân đơn thương độc mã theo hộ kinh doanh cá thể thì làm sao mà giải quyết được mất tương xứng của thị trường đầu vào đầu ra? Cho nên, cần vai trò của các kinh tế hợp tác, của HTX kiểu mới và các mô hình hợp tác, thì chúng ta mới nâng giá trị, vị thế của người nông dân trong đàm phán…

Thị trường ở đây không chỉ là thị trường trong nước, mà còn là “chợ thế giới, chợ toàn cầu”. Thị trường - chợ ở đây không chỉ có hơn 90 triệu dân Việt Nam mà còn cho 7 tỉ người trên thế giới” - Phó Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh, chúng ta đang tính toán để xây dựng những sàn giao dịch về nông sản, phát triển những thị trường giá cả tương lai để khắc phục bớt rủi ro cho người nông dân, để phân chia rủi ro và phân phối lợi ích đồng đều hơn giữa người sản xuất, người tiêu thụ và các trung gian của người phân phối…

Muốn giảm bớt rủi ro cho người nông dân và đẩy mạnh giá trị nông sản, cần đẩy mạnh chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu tươi sống bởi thị trường Trung Quốc hiện nay cũng đã nâng cao hàng rào kỹ thuật đối với nông sản NK từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Tại hội thảo “Đi tìm ưu thế cạnh tranh của nông sản Việt để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu” chiều 22.9 mới đây, ông Phạm Minh Quang - Phó Giám đốc dự án Mekong Business Initiative (MBI) - chuyên hỗ trợ các hoạt động nông nghiệp, cho rằng: Cách thức làm nông nghiệp của Việt Nam hiện còn quá truyền thống theo hình thức sản xuất hàng loạt. Nông dân Việt vẫn còn quá chú trọng số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng nông sản làm ra. Trong khi đó, nhu cầu của người dùng ngày càng cao, họ đòi hỏi chất lượng nông sản, những loại thực phẩm trên bàn ăn hằng ngày phải chất lượng hơn.

PHONG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Những công trình làm mới bộ mặt thành phố Hồ Chí Minh

Phương Ngân |

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các công trình trọng điểm của TPHCM đã và đang dần về đích, tạo nên diện mạo mới khang trang cho bộ mặt đô thị của thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội chiều 28 Tết: Giao thông ùn ứ, cửa ngõ tắc nghẽn

Nhóm PV |

Chiều 28 Tết, trên các tuyến phố ở Hà Nội, lượng người đổ ra đường khá đông đã tạo áp lực lên hệ thống giao thông của thành phố. Nhiều tuyến đường xảy ra tình trạng ùn tắc liên tục dù chưa đến khung giờ cao điểm.

Du khách hào hứng khám phá quy trình làm hồng treo gió Đà Lạt

Hữu Long |

Để cho ra những trái hồng treo gió thơm ngon, chủ vườn ở Đà Lạt phải tuyển chọn nguyên liệu kỹ càng. Những trái hồng khi được trao đến du khách không chỉ đại diện cho tinh hoa đất trời mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Đà Lạt.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.