Hồi phục kinh tế sau dịch COVID-19: Bù đắp nguồn thu, điều chỉnh chiến lược kinh doanh

Văn Nguyễn - Hữu Long |

Nhiều địa phương ở nhóm nguy cơ thấp với dịch COVID-19 nhanh chóng đưa ra các kế hoạch hồi phục sản xuất kinh doanh sau dịch, thậm chí điều chỉn h kịch bản phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhằm duy trì sản xuất và bù đắp nguồn thu cho các lĩ nh vực bị suy giảm...

Tìm cách bù nguồn thu thiếu hụt

Ngay sau khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định điều chỉnh kịch bản phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhằm ứng phó với dịch COVID-19.

Theo ông Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, theo kịch bản điều chỉnh, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm 2020 duy trì mức tăng 7,3%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.987 tỉ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 19.860 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 210 triệu USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.615,5 tỉ đồng và tổng vốn đầu tư phát triển đạt 17.000 tỉ đồng. Như vậy, dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, các chỉ tiêu kinh tế xã hội chính mà UBND tỉnh Yên Bái đặt ra cho năm 2020 vẫn cao hơn nhiều nếu so với kết quả thực hiện trong năm 2019.

Với định hướng “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất kinh doanh, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung ưu tiên đẩy mạnh sản xuất, gia tăng giá trị các lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng (như nông, lâm, thủy sản, xây dựng) để bù đắp cho các lĩnh vực bị suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh (dịch vụ, công nghiệp), đồng thời quy mô và phát huy tối đa công suất các ngành hàng, lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 như thủy điện, sản xuất ximăng, vật liệu xây dựng.

Đáng chú ý, Yên Bái sẽ điều chỉnh giảm tương ứng kế hoạch vốn đối với những dự án đến hết ngày 30.6 giải ngân dưới 60% kế hoạch được giao để điều chỉnh tăng cho dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn. Trường hợp kết quả giải ngân dưới 50% sẽ kiểm điểm trách nhiệm tập thể, người đứng đầu và cá nhân liên quan.

Trong khi đó theo ông Bùi Danh Tú - Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái - địa phương cho phép các đơn vị vận tải mở lại một phần các tuyến giao thông công cộng cố định đường bộ, đường sắt, đường thủy trong phạm vi nội tỉnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ phương tiện dịch vụ vận tải hành khách công cộng chỉ được vận chuyển hành khách sau khi đã đăng ký và được sự chấp thuận bằng văn bản của Sở GTVT và để đảm bảo an toàn, các đơn vị, cá nhân hoạt động vận tải hành khách chỉ được vận chuyển tối đa 50% số ghế quy định đối với từng loại phương tiện.

Doanh nghiệp nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh

Dù Chính phủ thông báo các tỉnh Tây Nguyên thuộc nhóm 35 địa phương có nguy cơ thấp đối với dịch COVID-19, nhưng tình hình sản xuất kinh doanh, trong đó có ngành Càphê vẫn còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời gian cách ly xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty càphê lớn tại Đắk Lắk, Đắk Nông đều bị ảnh hưởng vì các hoạt động xuất khẩu trong và ngoài nước bị ngưng trệ.

Ông Nguyễn Xuân Lợi - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cà phê An Thái (Đắk Lắk) - cho biết, thời gian qua các thị trường xuất khẩu càphê của đơn vị nói riêng và các công ty càphê trong nước đều bị “đứng” vì dịch bệnh COVID-19. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xuất khẩu càphê của Công ty Cổ phần Càphê An Thái đã bị giảm từ 60-70%.

“Trong thời gian cách ly xã hội, chúng tôi hoạt động chất cầm chừng, chỉ bố trí nửa số lượng lao động làm. Sau thời gian này, toàn bộ công ty chúng tôi đã đi làm trở lại bình thường nhưng hoạt động kinh doanh và sản xuất bán ra vẫn bị ảnh hưởng lớn” - ông Lợi nói.

Để đảm bảo thu nhập cho người lao động, công ty đã duy trì một số công việc cơ bản. Cụ thể, Công ty Cổ phần Càphê An Thái đã rà soát, tổ chức làm việc liên quan đến hoạt động bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo. Đến khi nào tình hình dịch bệnh thuyên giảm, công ty mới tính đến phương án mở lại hoạt động xuất khẩu càphê.

Tương tự tại Đắk Nông sau thời gian cách ly toàn xã hội, các hoạt động văn hóa, du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi có thông tin của Chính phủ về việc Đắk Nông thuộc địa phương có nguy cơ thấp, nhiều doanh nghiệp du lịch đã bắt đầu tu bổ, cải tạo để sẵn sàng hoạt động khi hết dịch.

Đại diện Công ty CP Đầu tư Xây dựng Liên Thành Đắk Nông -  đơn vị chủ đầu tư “Khu du lịch - Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cụm thác Đray Sáp - Gia Long” tại huyện Krông Nô (Đắk Nông) cho biết, sau thời gian cách ly xã hội, địa điểm du lịch của đơn vị cũng bắt đầu cải tạo, chỉnh trang để sẵn sàng đón khách khi dịch bệnh qua đi.

Theo vị đại diện này, hiện tại tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên khu du lịch vẫn tập trung cải tạo, hoàn thiện một số hạng mục phục vụ du lịch.

“Thời gian sau cách ly xã hội cũng là lúc để chúng tôi nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh, các ý tưởng phát triển để ngay khi hết dịch sẽ bắt tay vào thực hiện” - đại diện Công ty CP Đầu tư Xây dựng Liên Thành Đắk Nông chia sẻ.

TPHCM: Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông trong mùa dịch

Dù là địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM  (Ban QLDA) cho biết, đơn vị này đang tập trung triển khai 3 nhóm công tác chính nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông. Cụ thể, Ban QLDA đang cùng với các đơn vị tư vấn, nhà thầu triển khai công tác thi công cho 70 gói thầu thuộc 35 dự án tại 100 khu vực thi công trên địa bàn thành phố.

Trong quý I/2020, bên cạnh việc triển khai thi công các dự án chuyển tiếp, đơn vị này đã khởi công 10 dự án mới, bao gồm xây dựng cầu Mỹ Thủy 3 (thuộc dự án Xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy giai đoạn 2); xây dựng hệ thống hầm, cầu trước khu vực Bến xe Miền Đông mới; xây dựng hạ tầng 9 lô đất - Thủ Thiêm; xây dựng cầu thép An Phú Đông; nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2). Theo ông Lương Minh Phúc, trong quý II/2020, Ban QLDA sẽ tiếp tục khởi công 15 dự án mới, bao gồm nhiều dự án trọng điểm giúp giảm kẹt xe và ngập nước cho nhiều khu vực như: Xây dựng hầm chui nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh; nâng cấp cải tạo đường Huỳnh Tấn Phát (giai đoạn 2), xây dựng hệ thống thoát nước Hương lộ 11; xây dựng hệ thống hạ tầng khu vực kênh Nước Đen; nâng cấp cải tạo đường Trần Văn Giàu; nâng cấp mở rộng các tuyến đường: Dương Quảng Hàm, Trần Văn Mười; mở rộng đường Đồng Văn Cống và xây dựng cầu Kênh A, cầu Kênh B (Bình Chánh).

Cũng theo ông Phúc, đơn vị này tập trung chuẩn bị trình HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư công trong kỳ họp giữa năm 2020 các dự án: Xây dựng tuyến đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài; xây dựng nút giao thông An Phú (giai đoạn 1); xây dựng các đoạn 1, 2, 4 để khép kín vành đai 2; xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái và các dự án mở rộng cửa ngõ thành phố như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 22.

Một dự án được người dân TPHCM quan tâm là dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng) đang được chủ đầu tư tăng tốc thi công. Theo ghi nhận của phóng viên, trên công trường, các công nhân, máy móc vận hành thi công liên tục. Nhiều hạng mục xây dựng các cống ngăn triều, đê bao từng bước thành hình và trong giai đoạn chạy “nước rút”.

“Sau 1 năm đình trệ thì các hợp đồng hết hạn, trong đó có 2 hợp đồng chính là dự án BT và tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước. Đến nay, UBND TPHCM đã ký lại hợp đồng phụ lục BT để kéo dài thời gian hoàn thành dự án, hiện chỉ còn vướng hợp đồng tái cấp vốn” - đại diện Trung Nam Group thông tin và cho biết, nếu dự án “cởi trói” những khó khăn vướng mắc thì dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành. Minh Quân

Đồng Nai động thổ xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn

Là tỉnh chỉ thuộc nhóm “có nguy cơ” lây nhiễm đối với dịch bệnh COVID-19, Đồng Nai đã chủ động trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án liên quan thuộc sân bay Long Thành. Trong đó, ngày 20.4, UBND tỉnh Đồng Nai đã động thổ xây dựng các hạ tầng kỹ thuật của Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.

Theo chủ đầu tư, sau lễ khởi công sẽ yêu cầu nhà thầu huy động tối đa nhân lực, máy móc, lên lịch làm thêm ban đêm, ngày thứ bảy chủ nhật để triển khai thi công dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình. Đồng thời, chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thi công, tư vấn thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường thi công dự án.

Dự án sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia, được Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng tại tỉnh Đồng Nai, nhằm phát triển ngành Vận tải hàng không Việt Nam, giúp tăng cạnh tranh quốc tế, tăng kết nối Việt Nam với thế giới, tạo đà phát triển toàn diện khu vực Nam Bộ và cả nước nói chung.

Theo Trưởng ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai Lê Quang Bình, tiến độ thi công của mỗi gói thầu là 160 ngày. Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tái định cư Lộc An - Bình Sơn được khởi công xây dựng có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm bố trí khu tái định cư cho người dân để sớm bàn giao mặt bằng xây dựng sân bay Long Thành.

Ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết, việc khởi công xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án sân bay Long Thành thể hiện quyết tâm của chính quyền tỉnh Đồng Nai. Đây là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề để thực hiện các bước tiếp theo của Dự án xây dựng sân bay Long Thành. Ông Cao Tiến Dũng yêu cầu, việc thi công khu tái định cư phải được tiến hành nhanh, nhưng phải bảo đảm chất lượng, bố trí lực lượng xây dựng cả ngày lẫn đêm.

Về nguồn vốn thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sân bay Long Thành, hiện nay tổng số vốn mà Chính phủ đã bố trí cho Đồng Nai là hơn 17.000 tỉ đồng. Đến nay, Đồng Nai đã giải ngân được gần 1.200 tỉ đồng nguồn vốn theo kế hoạch đầu tư vốn ngân sách (đạt hơn 10% dự toán được giao). Đồng Nai khẳng định cam kết nỗ lực giải ngân số vốn này trong năm 2020. Hà Anh Chiến

Quảng Ninh: Khó khăn nhưng kim ngạch XNK vẫn đạt trên 2,4 tỉ USD

Theo Cục Hải quan Quảng Ninh, trong tuần (từ 13 - 19.4), các chi cục Hải quan trên toàn tỉnh đã làm thủ tục thông quan 1.229 tờ khai, với gần 645.000 tấn hàng, trị giá 166 triệu USD của hơn 220 DN tham gia XNK.

Lũy kế từ đầu năm tới nay đã làm thủ tục thông quan gần 16.500 tờ khai, với 672 DN tham gia XNK, đạt tổng kim ngạch 2,4 tỉ USD, đem về trên 3.800 tỉ đồng tiền thuế cho ngân sách.

Trong đó, tổng kim ngạch XNK tính từ thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện, khiến nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở tạm dừng hoạt động, đến nay là trên 1,7 tỉ USD. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu qua hệ thống cảng biển đạt trên 1,5 tỉ USD, với tổng cộng gần 16 triệu tấn hàng.  Theo ông Lê Mạnh Tùng - Chánh Văn phòng Cục Hải quan Quảng Ninh - trong bối cảnh hiện nay, đạt được mức kim ngạch như vậy là một sự cố gắng lớn của các ban, ngành, đơn vị liên quan và đặc biệt là các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do tình hình COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hàng trăm container hàng đông lạnh, hàng khô, nông sản vẫn bị mắc kẹt ở một số cửa khẩu do phía Trung Quốc giảm thời gian thông quan/ngày. Vì vậy, Cục Hải quan Quảng Ninh kiến nghị các chính quyền nơi có cửa khẩu, lối mở tiếp tục đàm phán với chính quyền địa phương Trung Quốc tăng thời gian hoạt động của các cửa khẩu. Nguyễn Hùng

Văn Nguyễn - Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Tỷ giá ngoại tệ 21.4: USD bật tăng, euro suy yếu

Khương Duy |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21.4: Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia, giá USD đã bật tăng trong phiên sáng nay, trong khi đó, đồng euro đang có dấu hiệu suy yếu trước thông tin EU có thể bơm lượng tiền lớn để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19.

Kinh doanh gặp khó, Petrolimex vẫn ủng hộ 14 tỉ đồng chống dịch COVID-19

Anh Tuấn |

Ngày 20.4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã trao tặng bộ thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, gồm 2 máy thở chức năng cao và 1 hệ thống nội soi phế quản video cho Bệnh viện Bạch Mai, trị giá 2,74 tỉ đồng. Với số thiết bị trao tặng hôm nay đã nâng tổng giá trị mà Petrolimex hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 lên hơn 14,1 tỉ đồng.

Vì sao càng đẩy mạnh bán ra thị trường, giá thịt lợn càng tăng cao

Khánh Vũ |

Ngày 20.4.2020, giá lợn hơi đã tăng vọt ở mức 92.000 - 93.000 đồng/kg, nguồn cung rất thiếu.

Để doanh nghiệp bật dậy sau dịch COVID-19: Cải thiện nguồn thu để vượt khó

nhóm phóng viên |

Thuộc nhóm các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, vận tải hành khách đang tìm mọi cách để tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí, bố trí một lượng lớn người lao động nghỉ việc tạm thời và tìm kiếm khách hàng mới để có nguồn tiền nhằm tăng cường khả năng chống chọi trước mắt với nguy cơ phá sản.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Tỷ giá ngoại tệ 21.4: USD bật tăng, euro suy yếu

Khương Duy |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21.4: Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia, giá USD đã bật tăng trong phiên sáng nay, trong khi đó, đồng euro đang có dấu hiệu suy yếu trước thông tin EU có thể bơm lượng tiền lớn để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19.

Kinh doanh gặp khó, Petrolimex vẫn ủng hộ 14 tỉ đồng chống dịch COVID-19

Anh Tuấn |

Ngày 20.4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã trao tặng bộ thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, gồm 2 máy thở chức năng cao và 1 hệ thống nội soi phế quản video cho Bệnh viện Bạch Mai, trị giá 2,74 tỉ đồng. Với số thiết bị trao tặng hôm nay đã nâng tổng giá trị mà Petrolimex hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 lên hơn 14,1 tỉ đồng.

Vì sao càng đẩy mạnh bán ra thị trường, giá thịt lợn càng tăng cao

Khánh Vũ |

Ngày 20.4.2020, giá lợn hơi đã tăng vọt ở mức 92.000 - 93.000 đồng/kg, nguồn cung rất thiếu.

Để doanh nghiệp bật dậy sau dịch COVID-19: Cải thiện nguồn thu để vượt khó

nhóm phóng viên |

Thuộc nhóm các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, vận tải hành khách đang tìm mọi cách để tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí, bố trí một lượng lớn người lao động nghỉ việc tạm thời và tìm kiếm khách hàng mới để có nguồn tiền nhằm tăng cường khả năng chống chọi trước mắt với nguy cơ phá sản.