Gỡ vướng về dòng vốn cho doanh nghiệp

Bảo Chương |

Hàng trăm dự án “đắp chiếu” do vướng luật, nguồn vốn cho bất động sản ngày càng thắt chặt… đang là những điều khiến cho các doanh nghiệp bất động sản cảm thấy “ngộp thở” và cần sớm được tháo gỡ một cách triệt để. 

Khó khăn từ nhiều phía

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang đối diện với nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn tín dụng và thị trường. Cụ thể, nguồn cung sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh COVID-19 và các vướng mắc chính sách chưa được tháo gỡ triệt để. Giao dịch trên thị trường thường xuyên đối mặt với tình trạng đứt gãy, gián đoạn… Điều đáng lo ngại nhất chính là dự án đang nghẽn vì pháp lý và đói vốn.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, một doanh nghiệp chuyên phân khúc nhà ở xã hội cho biết, mặc dù được ưu tiên trong tiếp cận nguồn tín dụng, nhưng thực tế để có thể vay vốn được ngân hàng trong giai đoạn hiện nay thật sự rất khó khăn và chờ rất lâu. Trong khi đó, giá đất 2 năm qua ở nhiều nơi tăng gấp đôi, gấp ba, chi phí đầu vào cũng rất cao.

Bên cạnh đó, tiền thuế sử dụng đất rất khó đóng, vì chưa tính. Chưa tính thì chưa có giá đầu vào cụ thể nên doanh nghiệp phải bán giá cao để “trừ hao” trong trường hợp phải đóng tiền sử dụng đất bổ sung. Việc siết dòng tiền vào bất động sản khiến các doanh nghiệp càng gặp khó khăn.

Theo các chuyên gia bất động sản, 70% vốn đầu tư của khoảng 90% doanh nghiệp bất động sản đang dựa vào vốn vay ngân hàng. Trong bối cảnh từ 2019 đến nay, khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng theo lộ trình, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đã giảm nên hệ số rủi ro với các khoản cho vay bất động sản tăng cao. Vì thế, nay các doanh nghiệp bất động sản đối mặt thêm thách thức về nguồn vốn.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Công ty đầu tư Trường Phát cho biết, doanh nghiệp bất động sản đang khó huy động vốn từ ngân hàng. Nguồn vốn từ trái phiếu doanh nghiệp cũng bị tắc nghẽn. Điều đó khiến một số dự án hiện nay chấp nhận chậm tiến độ hoặc kéo giãn tiến độ dù có thể tình hình phải bồi thường lãi suất cho người mua nhà... Và nếu điều này kéo dài sẽ thật sự gây ra nhiều hệ lụy, ông Dũng nêu quan điểm.

Đã đến lúc cần có sự tháo gỡ

TS Trần Du Lịch cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất và quan trọng nhất hiện nay là liên quan đến thủ tục. Cụ thể, việc ách tắc thủ tục đang khiến hàng trăm dự án bị ảnh hưởng, làm vốn của doanh nghiệp đưa vào dự án “nằm chết”… Mới đây, dòng vốn vào bất động sản bị siết thì sẽ khó thêm. “Nhà nước chỉ nên siết tín dụng vào bất động sản đầu cơ, hỗ trợ tháo gỡ vốn cho nhà ở vừa túi tiền, nhà ở thực, nếu không thì sự ngưng trệ của bất động sản sẽ tác động tiêu cực rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế”, TS Trần Du Lịch nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, doanh nghiệp bất động sản có 3 dòng vốn chính thì 2 dòng hiện đang bị “bóp” là tín dụng và trái phiếu. Kênh còn lại là huy động từ khách hàng cũng đang “tắc” thì làm sao doanh nghiệp bất động sản thở được.

Câu chuyện có trái phiếu “rác” làm ảnh hưởng toàn bộ hoạt động phát hành trái phiếu huy động vốn của doanh nghiệp.

Vì vậy, tới đây cần chấn chỉnh, phân loại, xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp để có thể cởi trói cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu lành mạnh. Chính phủ cần định hướng dòng vốn tích cực để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững; có sự minh bạch, công bằng… chứ không phải lúc nóng sốt, lúc đóng băng.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

“Sóng” bất động sản dịch chuyển ra khỏi nội đô Hà Nội

Thanh Huyền |

Trọng tâm của thị trường bất động sản Hà Nội đang có sự dịch chuyển từ nội đô sang khu vực vệ tinh. Trong đó, nhộn nhịp nhất là ở phía Đông thủ đô, nơi đang có các siêu dự án quy mô tầm cỡ quốc tế.

Hà Nội: Sắp thanh tra loạt dự án liên quan đến bất động sản

CAO NGUYÊN |

Có nhiều dự án liên quan đến bất động sản ở Hà Nội nằm trong kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của Sở Tài nguyên và môi trường.

Dòng tiền "chảy" vào đầu cơ bất động sản rất nguy hại

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội, việc đầu cơ tài sản rất nguy hại khi Việt Nam đang trong quá trình phục hồi kinh tế, đặc biệt khi thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ, giảm lãi suất để "bơm" nguồn tiền cho nền kinh tế. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc siết thị trường bất động sản.

Rà soát dự án FDI về bất động sản

CAO NGUYÊN |

Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

“Sóng” bất động sản dịch chuyển ra khỏi nội đô Hà Nội

Thanh Huyền |

Trọng tâm của thị trường bất động sản Hà Nội đang có sự dịch chuyển từ nội đô sang khu vực vệ tinh. Trong đó, nhộn nhịp nhất là ở phía Đông thủ đô, nơi đang có các siêu dự án quy mô tầm cỡ quốc tế.

Hà Nội: Sắp thanh tra loạt dự án liên quan đến bất động sản

CAO NGUYÊN |

Có nhiều dự án liên quan đến bất động sản ở Hà Nội nằm trong kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của Sở Tài nguyên và môi trường.

Dòng tiền "chảy" vào đầu cơ bất động sản rất nguy hại

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội, việc đầu cơ tài sản rất nguy hại khi Việt Nam đang trong quá trình phục hồi kinh tế, đặc biệt khi thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ, giảm lãi suất để "bơm" nguồn tiền cho nền kinh tế. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc siết thị trường bất động sản.

Rà soát dự án FDI về bất động sản

CAO NGUYÊN |

Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.