Đắk Lắk: 10 cân bí ngô không mua nổi ổ bánh mì!

Hữu Long |

Cánh đồng trồng bí ngô tại nông trường 717 (xã Cư Yang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) những ngày này xác bí ngô lăn lóc khắp nơi. Đáng buồn hơn, giá rớt thảm hại từ 1.000 đồng xuống chưa đầy 500 đồng/1kg. Với giá rẻ như vậy, với 10kg bí ngô, người dân không thể mua nổi một ổ bánh mì!

"Nhắm mắt" chạy theo lợi nhuận

Ông Võ Tá Đệ, trú thôn 5, xã Cư Yang, ngậm ngùi nhìn hơn 1ha với sản lượng gần 30 tấn  đang thối rữa vì tiểu thương không mua bí. Ôm trái bí nặng gần 7kg trên tay, ông Đệ nhẩm tính, nếu thương lái thu mua thì với 7kg bí họ mua được 1.800 đồng. Theo ông Đệ, từ đầu mùa đến nay, giá bí đã rớt không phanh từ 1.000 đồng xuống còn chưa đầy 500 đồng/kg.

Hàng tấn bí ngô chất thành đống ngoài đường để bán. Ảnh: H.L

 “Năm trước gia đình tôi trồng 1ha bí thu được gần 50 triệu đồng. Nghĩ rằng năm nay giá sẽ giữ nguyên nên tôi tiếp tục đầu tư mở rộng trồng bí. Ngờ đâu đến kỳ thu hoạch, chúng tôi bị thương lái ép giá nhưng họ cũng mua được một ít. Riêng số bí ngô còn trên đồng tôi đành để vậy chứ thu hoạch vào chưa chắc có người mua” – ông Đệ chia sẻ.

Cánh đồng bí ngô rộng 2ha của anh Nguyễn Đức Quỳnh, trú thôn 6, xã Cư Yang, nằm ở vùng trũng lại gặp mưa trái mùa nên 1ha bí  của anh hư hại toàn bộ. Tiếc công sức và chi phí, anh Quỳnh cùng người nhà hối hả thu hoạch gần 20 tấn bí ngô của diện tích còn lại. Dù vậy nhưng anh Quỳnh cũng chỉ biết đổ 20 tấn bí thành đống để người đi qua đường mua lẻ chứ chẳng biết giải quyết thế nào. 

“Mùa này năm trước, thương lái tranh nhau mua với giá cao chót vót. Giờ thì bí ngô còn nằm hàng tấn trong dân, tôi chẳng biết bán được không nữa” - anh Quỳnh nói như mếu.

Ở huyện Ea Kar, giá bí ngô rớt thảm hại khiến đời sống của hàng trăm hộ nông dân lâm vào cảnh điêu đứng. Lão nông Trần Bá Hà – thôn trưởng thôn 4, xã Cư Yang- làm một phép so sánh nhỏ, nếu tiểu thương mua bí ngô với giá tại ruộng 800 đồng/ kg thì với 10kg bí ngô bán ra thu được 8.000 đồng. Với số tiền đó, nông dân chưa thể mua nổi một ổ bánh mì ăn sáng.

“Dân chúng tôi đổ xô trồng bí vì năm ngoái giá bí cao từ 7.000-8.000 đồng/kg. Vậy mà thời điểm này đã gần đến cuối vụ giá bí rớt thảm hại nhưng chẳng có ai đến mua” – ông Hà than.

Hiện xã Cư Yang còn khoảng 500 tấn bí ngô chưa có nơi thu mua. Ảnh: H.L

Chính quyền đã cảnh báo

Ông Phạm Xuân Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Cư Yang- khẳng định, việc đổ xô trồng bí trước đó đã được chính quyền địa phương cảnh báo nhưng nhiều người vẫn bất chấp trồng vì lợi nhuận cao.

Người dân trắng tay vì bí ngô chịu cảnh được mùa mất giá. Ảnh: H.L

“2.700 tấn bí ngô thì đến nay còn khoảng 500 tấn. Phần lớn trong số đó, bà con nông dân bán tháo cho tiêu thương hoặc nhờ người bán hộ. Đáng buồn hơn khi có hộ đành để bí ngô làm thức ăn cho trâu bò” – ông Hùng cho biết.

Còn ông Ngô Tấn Cư - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Ea Kar - cho rằng, những loại cây nông nghiệp như lúa, ngô và bí trước đó từng được ngành nông nghiệp khuyến cáo trồng trong một vùng quy hoạch để tránh tình trạng ồ ạt trồng một loại cây. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng chỉ đánh giá thực trạng rồi đưa ra khuyến cáo chứ không thể ép buộc người dân.  

Không ít hộ dân để bí ngô làm thức ăn cho trâu bò. Ảnh: H.L

"Để chấm dứt tình trạng được mùa mất giá này, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục lập quy hoạch các vùng trồng cây nông nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân” – ông Cư nói.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Nhiều bạn trẻ kêu gọi “giải cứu” bí đỏ cho nông dân Đắk Lắk

Huyền Trân - N.D |

Khoảng một tuần nay, các bạn trẻ (là con em người dân tại Đắk Lắk) đang sinh sống, làm việc, học tập tại TPHCM đã tham gia “giải cứu”, bán bí đỏ giúp bà con nông dân tỉnh Đắk Lắk.

“Giải cứu” nông sản? Không, nên “giải cứu” nông dân!

Thảo Anh |

Nghịch lý “được mùa mất giá” vẫn đang đè nặng đôi vai nông dân Việt Nam. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay đã phải giải cứu nông sản hai lần, trong đó có chuối ở Đồng Nai và dưa hấu ở Quảng Ngãi. Rồi từ đó điệp khúc nông dân “khóc ròng” chờ “hiệp sĩ cộng đồng” giải cứu lại tái diễn.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Nhiều bạn trẻ kêu gọi “giải cứu” bí đỏ cho nông dân Đắk Lắk

Huyền Trân - N.D |

Khoảng một tuần nay, các bạn trẻ (là con em người dân tại Đắk Lắk) đang sinh sống, làm việc, học tập tại TPHCM đã tham gia “giải cứu”, bán bí đỏ giúp bà con nông dân tỉnh Đắk Lắk.

“Giải cứu” nông sản? Không, nên “giải cứu” nông dân!

Thảo Anh |

Nghịch lý “được mùa mất giá” vẫn đang đè nặng đôi vai nông dân Việt Nam. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay đã phải giải cứu nông sản hai lần, trong đó có chuối ở Đồng Nai và dưa hấu ở Quảng Ngãi. Rồi từ đó điệp khúc nông dân “khóc ròng” chờ “hiệp sĩ cộng đồng” giải cứu lại tái diễn.