Bộ GTVT "lắc đầu" với đề xuất xây bến xe đầu tư hơn 100 tỉ để hoạt động 7 năm

Khánh Hoà |

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài, chỉ khai thác trong thời gian quá độ như bến xe Yên Sở (vốn dự kiến được đầu tư hơn 100 tỉ để hoạt động trong khoảng 7 năm) để tránh lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến quỹ đất của thành phố.

Trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội mới đây, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiện cận trung tâm, như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản... đã thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Bộ cũng cho rằng các bến xe liên tỉnh hiện nay ở Mỹ Đình, Nước Ngầm... nên được quy hoạch ổn định và nâng cấp thành bến xe nhiều tầng.

Cùng quan điểm, Bộ Xây dựng đề nghị các bến xe phải có bán kính phục vụ, tính khả thi kết nối giao thông công cộng, cũng như tính toán kinh phí giải phóng mặt bằng, đấu thầu công khai các dự án đầu tư bến xe.

Liên bộ Giao thông và Xây dựng đều cho rằng Hà Nội cần nghiên cứu ý kiến của người dân và tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia, doanh nghiệp để lấy ý kiến về quy hoạch đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe...

Đầu tháng 10 vừa qua, UBND Hà Nội đã xin ý kiến của Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, để UBND thành phố làm cơ sở báo cáo HĐND phê duyệt.

Trong đồ án này, Hà Nội dự kiến quy hoạch 7 bến xe liên tỉnh gồm bến xe khách phía Bắc (ở Nội Bài), bến xe Đông Anh, bến xe Cổ Bi, bến xe phía Nam (tại huyện Thường Tín), bến xe Yên Nghĩa, bến xe phía Tây, bến xe Tây Bắc (Phùng). Ngoài ra, trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến xe quy hoạch mới, Hà Nội dự kiến xây bến xe Yên Sở tại vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai với diện tích 3,2 ha cùng mức đầu tư hơn 100 tỉ đồng.

Dù có quy mô được cho là hiện đại nhất Việt Nam nhưng bến xe Yên Sở dự kiến có tuổi đời khá ngắn khoảng 7 năm. Dự kiến sau khi hoàn thành bến xe khách phía Nam ở vành đai 4 thì bến xe Yên Sở sẽ được chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển xe buýt và bãi đỗ xe.

Theo Hà Nội, Yên Sở được quy hoạch là bến khách liên tỉnh trung hạn, trong giai đoạn trước mắt sẽ tiếp nhận xe khách từ bến Giáp Bát và để giảm áp lực giao thông cho quốc lộ 1A hiện nay.

Bến xe khách Yên Sở được thiết kế gồm tòa nhà hình tròn 3 tầng, diện tích 2.000 m2, công suất 1.000 xe mỗi ngày. Đây được coi là bến xe khách hiện đại nhất cả nước; khép kín từ khu vực đón trả khách, xếp chỗ chờ đón khách đến khu vực bán vé. Hầu hết công đoạn sẽ tự động hóa, như kiểm soát xe ra, hiển thị thông tin về chuyến xe, giờ xuất bến, cửa đón khách, hay khu vực xe buýt, khu vực taxi.

Được biết, dù đồ án quy hoạch bến xe Hà Nội chưa trình HĐND phê duyệt song dự án xây dựng bến xe Yên Sở đã được thành phố phê duyệt, chủ đầu tư đã thi công lấp hồ, san lấp mặt bằng và ép cọc móng công trình.

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

"Bến xe hiện đại nhất cả nước" đầu tư hơn 100 tỉ để hoạt động trong 7 năm?

Khánh Hoà |

Dù được đầu tư hơn 100 tỉ và được đánh giá là hiện đại nhất cả nước nhưng nhiều khả năng bến xe khách Yên Sở sẽ chỉ hoạt động 7 năm bởi Theo quy hoạch đến năm 2025 của TP Hà Nội, khi bến xe phía Nam được xây dựng thì bến xe này sẽ phải chuyển đi để làm bến trung chuyển.

Lý giải việc Hà Nội cấp phép cho bến xe tạm Yên Sở tới 50 năm

VƯƠNG TRẦN |

Bến xe Yên Sở với diện tích 3,2ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) nằm trên đường vành đai 3, cách bến xe Nước Ngầm chỉ 1km được cấp phép lên tới 50 năm khiến nhiều người băn khoăn.

"Khai sinh" bến xe Yên Sở: Giảm ùn tắc hay mua thêm rối

TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN |

Theo Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 của UBND TP.Hà Nội, các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại các khu trục đường hướng tâm giao với vành đai 4, từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện có đang khai thác sử dụng nằm sâu trong khu vực nội đô (Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm). Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn, khó hiểu bởi Hà Nội lại quy hoạch cấp phép đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở với diện tích 3,2ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) nằm trên đường vành đai 3, cách bến xe Nước Ngầm chỉ 1km.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

"Bến xe hiện đại nhất cả nước" đầu tư hơn 100 tỉ để hoạt động trong 7 năm?

Khánh Hoà |

Dù được đầu tư hơn 100 tỉ và được đánh giá là hiện đại nhất cả nước nhưng nhiều khả năng bến xe khách Yên Sở sẽ chỉ hoạt động 7 năm bởi Theo quy hoạch đến năm 2025 của TP Hà Nội, khi bến xe phía Nam được xây dựng thì bến xe này sẽ phải chuyển đi để làm bến trung chuyển.

Lý giải việc Hà Nội cấp phép cho bến xe tạm Yên Sở tới 50 năm

VƯƠNG TRẦN |

Bến xe Yên Sở với diện tích 3,2ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) nằm trên đường vành đai 3, cách bến xe Nước Ngầm chỉ 1km được cấp phép lên tới 50 năm khiến nhiều người băn khoăn.

"Khai sinh" bến xe Yên Sở: Giảm ùn tắc hay mua thêm rối

TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN |

Theo Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 của UBND TP.Hà Nội, các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại các khu trục đường hướng tâm giao với vành đai 4, từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện có đang khai thác sử dụng nằm sâu trong khu vực nội đô (Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm). Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn, khó hiểu bởi Hà Nội lại quy hoạch cấp phép đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở với diện tích 3,2ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) nằm trên đường vành đai 3, cách bến xe Nước Ngầm chỉ 1km.