"Khai sinh" bến xe Yên Sở: Giảm ùn tắc hay mua thêm rối

TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN |

Theo Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 của UBND TP.Hà Nội, các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại các khu trục đường hướng tâm giao với vành đai 4, từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện có đang khai thác sử dụng nằm sâu trong khu vực nội đô (Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm). Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn, khó hiểu bởi Hà Nội lại quy hoạch cấp phép đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở với diện tích 3,2ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) nằm trên đường vành đai 3, cách bến xe Nước Ngầm chỉ 1km.

Kỳ vọng thoát tắc

Ghi nhận của PV Lao Động, khu vực cửa ngõ phía nam Hà Nội hiện có 2 bến xe khách lớn là bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm. Những khu vực này thu hút hàng trăm lượt xe ra vào mỗi ngày. Lực lượng cảnh sát giao thông luôn có mặt tại nhiều chốt, trạm tại những khu vực quanh đây để phân luồng, điều tiết giao thông.

Theo Quy hoạch GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, cửa ngõ phía nam Hà Nội sẽ có 2 bến xe lớn là: Ngọc Hồi và Yên Sở, thay thế bến Giáp Bát và Nước Ngầm. Trong đó Bến xe Yên Sở được xác định là điểm nhấn góp phần giải tỏa ách tắc giao thông trong giai đoạn trung hạn, cấp thiết phải sớm hoàn thành. Tại Đồ án Quy hoạch bến bãi đỗ xe do Sở GTVT Hà Nội và Viện Quy hoạch xây dựng lập, đang được thẩm định, Bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn, với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm.

Liên quan tới vấn đề này, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho rằng, trong tất cả các quy hoạch bến bãi đỗ xe, phân khu thì bến xe Yên Sở phù hợp với quy hoạch, kể cả quy hoạch giao thông và quy hoạch bến bãi đỗ xe… Việc triển khai bến xe này sẽ được thực hiện để đảm bảo giải toả ách tắc giao thông khu vực vành đai và giải toả các bến xe lân cận như bến Nước Ngầm, Giáp Bát. Cũng theo vị này, hiện nay các bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm đều đang nằm tại vị trí phía trước cửa ngõ nam Hà Nội. Lượng xe khách từ các bến này dồn ứ trên đường Giải Phóng, Pháp Vân, Hoàng Mai… dẫn đến hạn chế khả năng lưu thông qua cửa ngõ. Khi bến xe Yên Sở xây dựng xong, một lượng lớn xe khách liên tỉnh sẽ được đưa ra vị trí phía sau cửa ngõ, giảm thiểu áp lực từ hướng nội thành lưu thông ra cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cầu Thanh Trì, QL5…

Khu vực chuẩn bị xây dựng bến xe Yên Sở. Ảnh: CAO NGUYÊN
Khu vực chuẩn bị xây dựng bến xe Yên Sở. Ảnh: CAO NGUYÊN

Rối thêm như mớ bòng bong

Điều khiến nhiều người băn khoăn, khó hiểu bởi hiện khu vực cửa ngõ phía nam nếu có thêm bến xe Yên Sở sẽ dẫn tới 3 bến xe quá gần nhau. Điều này không những không “giải tỏa” được ách tắc mà còn khiến cho giao thông khu vực này thêm rối ren. Mặt khác, hiện nay các bến xe khu vực này vẫn đang trong công năng hoạt động, việc xuất hiện thêm bến xe khu vực có thực sự phù hợp cũng là dấu hỏi lớn với nhiều người. Một điểm khó hiểu khác là bến xe Yên Sở đang được xây dựng, trong tờ trình của Sở GTVT và trong báo cáo UBND thành phố gửi Thường trực Thành uỷ Hà Nội đều xác định đây là bến xe “trung hạn” và “bến xe trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến xe quy hoạch mới”. Nhưng thực tế Hà Nội lại cấp phép cho bến xe này hoạt động 50 năm.

Thông tin này khiến nhiều người dân phường Yên Sở xôn xao, lo lắng. Theo bà Nguyễn Thị Kim Anh (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai), hiện nay chưa có bến xe Yên Sở nhưng nhiều hôm lưu lượng phương tiện đông đúc trên đường vành đai 3 Yên Sở đã tắc đến tận Cầu Giẽ. Bây giờ xây thêm bến Yên Sở, hoạt động sẽ không khác gì bến Mỹ Đình, Nước Ngầm khi cùng nằm sát vành đai 3. Hơn nữa, bến xe này chỉ cách bến Nước Ngầm hơn 1km, nhưng thành phố vẫn quyết định cho xây rồi lại chuyển bến Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình đi là bất hợp lý.

Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - lo ngại: “Tôi ủng hộ chủ trương di dời các bến xe ra vành đai 4 tuy nhiên quy hoạch này lại sinh ra một hạt sạn khi cho lập thêm một bến xe mới trong nội đô. Bến xe Yên Sở này gần công viên Yên Sở, tôi lo ngại chỉ 1, 2 năm sau khi khu vực này phát triển, đô thị hóa lên thì bến xe này lại nằm trong khu dân cư. Hơn nữa đây là bến xe trung hạn nhưng lại được cấp phép hoạt động 50 năm là điều vô lý vì đến năm 2030 các bến xe phải di dời ra khỏi nội đô rồi”.

Cũng theo ông Liên, một vấn đề nữa nảy sinh đó là vấn đề ùn tắc giao thông vì khu vực đó có cả bến Giáp Bát và Nước Ngầm, trên đường vành đai này mật độ giao thông đã rất cao giờ lại tập trung thêm bến xe vào đây thì việc giảm ùn tắc sẽ không có hiệu quả. Ông Liên cho rằng, cơ quan chức năng nên xem xét, điều chỉnh vấn đề này, không nên để bến xe khách trên đường vành đai 3 vì nó đi ngược lại các tiêu chí.

TRẦN VƯƠNG - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Quyết định được coi là quan trọng bậc nhất cuộc đời một con người chính là quyết định kết hôn. Kết hôn với ai? Kết hôn vì lẽ gì? Kết hôn để mong muốn điều gì? Tất cả những câu hỏi đó luôn được đặt ra trước khi ta quyết định đặt bút ký vào tờ giấy màu hồng tượng trưng cho sự cam kết gắn bó suốt phần đời còn lại...

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…

Dự báo diễn biến không khí lạnh bổ sung ngay sau Tết Nguyên đán

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết từ ngày 28.1, không khí lạnh tăng cường sẽ tác động diện rộng đến Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tài chính thông minh: Kế hoạch mua căn nhà đầu tiên chỉ với 700 triệu đồng

Nhóm PV |

Mua nhà là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên với số vốn chỉ 700 triệu đồng thì nên cân đối và vay mượn ra sao? Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) - ông Tạ Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Thuỳ Chi sẽ trả lời chi tiết trong số hôm nay.

Tai nạn trên Quốc lộ 6, 2 người chết, giao thông ùn tắc cục bộ

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 6 khiến 2 người tử vong tại chỗ, giao thông ùn tắc cục bộ.

Người dân miền Tây tấp nập quay trở lại TP lớn sau đợt nghỉ Tết

Tạ Quang |

Ngày 26.1 (tức mùng 5 Tết) người dân ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,… để làm việc sau dịp nghỉ Tết kéo dài gần 10 ngày.

Các sao Việt đặt kế hoạch đi đâu trong năm mới 2023?

Ngọc Trang - Phước Trường |

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồ Quang Hiếu, Phi Thanh Vân, Đoan Trường... đã hào hứng lập kế hoạch cho các chuyến du lịch trong năm mới 2023.

5 giải pháp chính kiểm soát lạm phát trong năm 2023

TRÍ MINH |

Bước sang năm 2023, sẽ có những thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Thực tế đòi hỏi những giải pháp linh hoạt và đồng bộ.