Xử lý khủng hoảng trái phiếu không chỉ mỗi việc gia hạn

Gia Miêu |

Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có phần hạ nhiệt sau khi có sự ra đời của Nghị định 08/2003 NĐ-CP, song theo nhận định của nhiều chuyên gia thì vẫn còn rất nhiều vấn đề để vực dậy thị trường trái phiếu.

Theo ước tính của Công ty Chứng khoán VNDirect, giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm nay vào khoảng 252.000 tỉ đồng (tăng 64% so với cùng kỳ). Trong đó, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý 2, 3 với giá trị lần lượt khoảng 76.500 tỉ đồng (tăng 120% so với cùng kỳ ) và 83.000 tỉ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ).

Sau giai đoạn thách thức này, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ giảm về mức 61 nghìn tỉ đồng trong quý 4. Xét theo ngành nghề, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm 2023, tương đương 107.700 tỉ đồng (tăng 76,2% so với cùng kỳ). Theo sau là nhóm tài chính - ngân hàng với 31% tỷ trọng giá trị đáo hạn, tương đương 77.600 tỉ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ). Các ngành khác chiếm khoảng 26% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2023, với khoản 66.500 tỉ đồng (tăng 126% so với cùng kỳ).

Theo đánh giá của CTCK VNDirect, Nghị định 08 sẽ tạo ra hành lang pháp lý cần thiết xử lý một vài điểm nghẽn hiện nay trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thị trường có thể phục hồi, sẽ cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ khác, quyết liệt hơn từ doanh nghiệp để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Khó khăn về dòng tiền đang là vấn đề lớn mà các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang gặp phải khi đến thời hạn đáo hạn trái phiếu. Trong đó, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản. Từ đầu năm 2023 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội liên tiếp công bố thông tin bất thường của các tổ chức phát hành chậm trả nợ gốc, lãi. Trong đó có ít nhất hơn 10 doanh nghiệp bất động sản đã thông báo chậm trả lãi hoặc gốc trái phiếu trong nửa tháng qua với cùng lý do “tổ chức phát hành chưa thu xếp được nguồn thanh toán”.

Việc hoán đổi sản phẩm bất động sản để cứu thanh khoản trái phiếu không đơn giản. Ảnh minh hoạ: Gia Miêu
Việc hoán đổi sản phẩm bất động sản để cứu thanh khoản trái phiếu không đơn giản. Ảnh minh hoạ: Gia Miêu

Việc đổi từ trái phiếu sang sản phẩm bất động sản hay một tài sản khác đang là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể trả nợ trái phiếu và lãi suất đúng hạn. Với các trái chủ, đây cũng là giải pháp để thu hồi tài sản.

Đơn cử Tập đoàn Novaland vừa đề xuất với trái chủ về việc giãn thời hạn thanh toán nợ gốc và hoán đổi tiền gốc trái phiếu với các sản phẩm bất động sản do Công ty phát triển hoặc nhận một phần vốn góp để đổi lấy việc hủy bỏ trái phiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình đàm phán để đạt được thỏa thuận hoán đổi trái phiếu sang bất động sản không hề dễ dàng. Mấu chốt của vấn đề đó chính là câu hỏi của những trái chủ, đó là khi doanh nghiệp đã khó khăn về dòng tiền thì liệu họ có thể đủ tiềm lực tài chính để hoàn thiện dự án hay không? Không những vậy hầu hết các sản phẩm hoán đổi là sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai và nhiều dự án vẫn còn vướng về pháp lý đang chờ tháo gỡ thì việc hoán đổi như vậy, các trái chủ không khác nào lại ôm thêm nỗi lo.

Chính vì vậy, theo đánh giá của CTCK VNDirect, tương tự như bài học từ việc xử lý khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp tại các nước khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng, để giải quyết vấn đề thanh khoản ngắn hạn là rất quan trọng. Các doanh nghiệp bất động sản cũng phải nỗ lực tái cơ cấu, tái cấu trúc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, đồng thời có biện pháp xử lý hàng tồn kho nhằm thu tiền về để giải quyết những khó khăn hiện tại về dòng tiền. Ngoài ra, cơ quan quản lý cần có phương án đẩy nhanh giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp có trách nhiệm đến cùng đối với nghĩa vụ nợ trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 10.3, Bộ Tài chính có thông cáo liên quan đến Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp, trong đó khẳng định, doanh nghiệp có trách nhiệm đến cùng đối với nghĩa vụ nợ trái phiếu.

Khối nợ trái phiếu hàng nghìn tỉ đồng của Tiến Phước

Bảo Chương - Quang Dân |

Hệ sinh thái Tiến Phước Group của đại gia Nguyễn Thành Lập trong những năm qua có giá trị huy động trái phiếu lên đến hàng nghìn tỉ đồng và cũng đang chịu nhiều áp lực khi có đến hơn 600 tỉ đồng gần đáo hạn trong tháng 3.

Nghị định 08 về hoán đổi trái phiếu: Giảm áp lực nợ nhưng cần minh bạch hơn

Đức Mạnh |

Luật sư Nguyễn Thanh Hà kỳ vọng Nghị định 08 sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ và lượng cung trái phiếu trên thị trường, qua đó giảm xác suất bán tháo trái phiếu.

Biến cố ngành y: Thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai, việc thiếu thuốc, vật tư y tế là cuộc khủng hoảng không đáng có trong thời bình. Dù đã có những cảnh bảo từ tháng 6.2022 nhưng ngành y không có ngay các giải pháp tháo gỡ. Gần 9 tháng sau, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành mới bắt đầu tạo ra những hi vọng gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, để gỡ dứt điểm, Bộ Y tế cần phải có những thông tư, hướng dẫn chi tiết dành cho các bệnh viện.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố, bắt tạm giam.

Bóc ngắn cắn dài và bài học đau xót từ SVB

HƯƠNG NGUYỄN |

“Điểm chết” dẫn tới sự sụp đổ gây sốc của SVB là ngân hàng này quá mạo hiểm khi huy động ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn. SVB có thể không liên quan trực tiếp đến ngân hàng Việt Nam nhưng những bài học về quản trị rủi ro trong ngân hàng là điều đáng lưu ý.

Ngân hàng Silicon Valley phá sản không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam

Đức Mạnh |

Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ - trở thành nhà băng đầu tiên phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. Việc SVB sụp đổ đã khiến các thị trường tài chính rối loạn và dấy lên câu hỏi liệu sự kiện này có làm suy yếu hệ thống ngân hàng và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới? Quan trọng hơn cả là Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào?

Thêm một ngân hàng tại Mỹ phá sản, toàn bộ tiền gửi được bảo vệ

Đức Mạnh |

Sau sự kiện tại ngân hàng Silicon Valley chỉ vài ngày, Ngân hàng Signature có trụ sở tại New York đã tiếp tục tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp có trách nhiệm đến cùng đối với nghĩa vụ nợ trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 10.3, Bộ Tài chính có thông cáo liên quan đến Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp, trong đó khẳng định, doanh nghiệp có trách nhiệm đến cùng đối với nghĩa vụ nợ trái phiếu.

Khối nợ trái phiếu hàng nghìn tỉ đồng của Tiến Phước

Bảo Chương - Quang Dân |

Hệ sinh thái Tiến Phước Group của đại gia Nguyễn Thành Lập trong những năm qua có giá trị huy động trái phiếu lên đến hàng nghìn tỉ đồng và cũng đang chịu nhiều áp lực khi có đến hơn 600 tỉ đồng gần đáo hạn trong tháng 3.

Nghị định 08 về hoán đổi trái phiếu: Giảm áp lực nợ nhưng cần minh bạch hơn

Đức Mạnh |

Luật sư Nguyễn Thanh Hà kỳ vọng Nghị định 08 sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ và lượng cung trái phiếu trên thị trường, qua đó giảm xác suất bán tháo trái phiếu.