Công nghiệp hỗ trợ:

Xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp

T.Dũng |

Tổng kết Nghị quyết 54 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết, sẽ hướng tới mục tiêu xây dựng vùng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp.

Khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực

Báo cáo tổng kết Nghị quyết 54, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết, kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2005 - 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn bình quân cả nước với chất lượng được cải thiện dựa nhiều hơn vào năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP); quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2020 đạt 2,37 triệu tỉ đồng, chiếm 29,4% tổng GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/người/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với vai trò trụ cột của các khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh, chiếm 31,4% tổng vốn FDI của toàn quốc. Đô thị phát triển nhanh, tỉ lệ đô thị hóa trên 41%.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu rõ, về kinh tế - xã hội vùng còn những hạn chế, bất cập. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; phát triển không đồng đều các địa phương trong vùng. Chất lượng tăng trưởng chưa cao, vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm, sản phẩm chủ yếu ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị.

“Hành lang công nghiệp” cần được cụ thể hóa

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị Chính phủ và Bộ ngành chức năng sớm hoàn thành thẩm định, lập phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSH đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cho rằng, quy hoạch là vấn đề rất lớn hiện nay mà thực tế là Hà Nội quy hoạch không chỉ cho Hà Nội mà cho Trung ương và cho cả vùng.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ ra, cần tăng tốc đầu tư hạ tầng giao thông như đường vành đai 4, các tuyến cao tốc liên kết các địa phương trong vùng. Đặc biệt là nghiên cứu mở thêm sân bay quốc tế.

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, tư duy về liên kết vùng đã được Báo cáo tổng kết Nghị quyết làm rõ. Theo đó, báo cáo cần nhấn mạnh vùng Đồng bằng sông Hồng là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ; Có hệ thống giao thông kết nối tốt nhất cả nước; Có tam giác phát triển Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh; Có cửa ngõ trung chuyển Trung du Bắc bộ. Đồng bằng sông Hồng xứng đáng là vùng đi đầu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh, có một số đề xuất cụ thể liên quan tới công nghiệp, cần tổng kết về các ngành công nghiệp, có các định hướng về Luật Phát triển công nghiệp sắp tới (chính sách ưu đãi nếu có).

Điểm mới của Báo cáo là đưa ra được khái niệm “Hành lang công nghiệp”, về nội dung này lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, các địa phương cần lưu ý nội dung này trong quá trình quy hoạch.

“Đây là chuỗi công nghiệp hỗ trợ để các địa phương cùng phát triển. Ý tưởng “Hành lang công nghiệp” cần được cụ thể hóa vào trong các quy hoạch tỉnh. Đơn cử như Hà Nội - Hải Phòng liên kết với Bắc Giang, Ninh Bình để phát triển công nghiệp” - Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.

Liên quan tới lĩnh vực công nghiệp cũng nên lưu ý phát triển doanh nghiệp nội địa tham gia chuỗi sản xuất.

Về phát triển thương mại, theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại ở vùng là còn yếu và ít so với cả nước. Đối với lĩnh vực Logicstic, hiện mới có 26 trung tâm logicstic trong vùng, nhiều địa bàn có thuận lợi về phát triển lĩnh vực này nhưng vẫn có ít, đơn cử Hải Phòng có 2 trung tâm, Hà Nội có 10 trung tâm. Logicstic không phải chỉ kho bãi hạ tầng mà còn là hải quan, thuế... Logicstic tại vùng còn cần đặt vấn đề “hút hàng” từ phía nam ra để xuất hàng lên cửa khẩu và ngược lại.

Kết luận hội nghị, ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ rõ, phát triển vùng là một chủ trương lớn của Đảng, được khẳng định rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ nhằm xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia một cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, địa phương và tăng cường tính liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác tốt hơn các thế mạnh của các vùng, nội vùng trong phát triển.

Hội nghị đã cơ bản thống nhất với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng đã đề ra trong dự thảo Báo cáo, đặc biệt là cần phải thay đổi tư duy, nhận thức và tầm nhìn đối với liên kết phát triển vùng để vùng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và phát triển dịch vụ hiện đại...

T.Dũng
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư

Hoàng Long |

“Các khu công nghiệp (KCN) phải hướng đến phát triển hiện đại, đồng bộ, thân thiện với môi trường…, tạo "mái nhà thứ hai" sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - sinh sống - làm việc cho doanh nghiệp, người lao động nói chung và công nhân, chuyên gia nói riêng tại các KCN tại Việt Nam”.

Công nghiệp hỗ trợ: Ngành dệt may đang bị cạnh tranh gay gắt

Phong Nguyễn |

Ngành dệt may đóng góp lớn vào GDP cả nước, mỗi năm mang về giá trị kim ngạch trên 40 tỉ USD. Tuy nhiên, do thiếu công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm bị "đội" lên, làm giảm lợi thế cạnh tranh với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ để đón sóng đầu tư nước ngoài

THÙY CHI-ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Chiều 15.9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương diễn ra hội thảo “Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng - cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ Hàn Quốc

T.Dũng |

Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Liên kết trong phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đi vào chiều sâu và thực chất

Thanh Hằng |

Mới đây, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã khởi động Chương trình hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Chương trình có sự tham gia của Công ty Ôtô Toyota Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư

Hoàng Long |

“Các khu công nghiệp (KCN) phải hướng đến phát triển hiện đại, đồng bộ, thân thiện với môi trường…, tạo "mái nhà thứ hai" sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - sinh sống - làm việc cho doanh nghiệp, người lao động nói chung và công nhân, chuyên gia nói riêng tại các KCN tại Việt Nam”.

Công nghiệp hỗ trợ: Ngành dệt may đang bị cạnh tranh gay gắt

Phong Nguyễn |

Ngành dệt may đóng góp lớn vào GDP cả nước, mỗi năm mang về giá trị kim ngạch trên 40 tỉ USD. Tuy nhiên, do thiếu công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm bị "đội" lên, làm giảm lợi thế cạnh tranh với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ để đón sóng đầu tư nước ngoài

THÙY CHI-ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Chiều 15.9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương diễn ra hội thảo “Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng - cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ Hàn Quốc

T.Dũng |

Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Liên kết trong phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đi vào chiều sâu và thực chất

Thanh Hằng |

Mới đây, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã khởi động Chương trình hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Chương trình có sự tham gia của Công ty Ôtô Toyota Việt Nam.