Công nghiệp hỗ trợ: Ngành dệt may đang bị cạnh tranh gay gắt

Phong Nguyễn |

Ngành dệt may đóng góp lớn vào GDP cả nước, mỗi năm mang về giá trị kim ngạch trên 40 tỉ USD. Tuy nhiên, do thiếu công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm bị "đội" lên, làm giảm lợi thế cạnh tranh với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn.

Bị cạnh tranh gay gắt bởi giá thành

Trao đổi với PV Lao Động,  PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, sản xuất công nghiệp là nền tảng sáng tạo giá trị đối với nền kinh tế và ngành công nghiệp luôn đóng vai trò dẫn dắt các lĩnh vực khác phát triển. Về tỉ trọng đóng góp vào GDP công nghiệp luôn chiếm trên 1/3.

Về tăng trưởng, công nghiệp luôn đạt mức cao gấp đôi hoặc hơn tăng trưởng GDP trung bình hằng năm. Các ngành công nghiệp nền tảng là chỗ dựa phát triển nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó, ngành dệt may của Việt Nam là một trong những “sếu đầu đàn” mang lại giá trị kinh tế cao cho đất nước, dự báo năm 2022 có thể mang về giá trị kim ngạch từ 42-43 tỉ USD.

Đánh giá về nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp dệt may, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh: Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ đối với dệt may nói riêng đang rất nhiều hạn chế, có thể nói là đang bị “bỏ trống” khiến hầu hết các nguyên liệu đều phải nhập khẩu (NK). Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến lợi thế về giá của các sản phẩm làm ra.

Theo Bộ Công Thương, mặc dù là ngành xuất khẩu (XK) có trị giá lớn, hàng năm mang về kim ngạch trên 40 tỉ USD, nhưng ngành dệt may đang chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các quốc gia có nguồn nhân công và nguyên phụ liệu giá rẻ như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… Trong đó, đặc biệt là các nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Lý giải vấn đề này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, quy tắc xuất xứ từ sợi, vải trở đi là khâu yếu của dệt may Việt Nam, khi Việt Nam phải nhập đến 80% vải cho may XK. Mặc dù hiện nay, một số DN cũng đang tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ động tìm nhiều giải pháp để phục hồi và khôi phục sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn cao.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), không chỉ vấn đề giá thành sản phẩm, việc phụ thuộc vào nguồn cung nguyên, phụ liệu NK ngoài làm khó DN trong việc đáp ứng kịp thời các đơn hàng, còn là trở ngại đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Mỗi tháng mất hơn 2 tỉ USD vì “trắng” công nghiệp hỗ trợ

Theo ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam 2022, việc phát triển công nghệ hỗ trợ ngành dệt may vẫn còn đang gặp khó khăn. Nguyên nhân bởi rất khó triển khai các dự án dệt, nhuộm, do các địa phương e ngại vấn đề ô nhiễm môi trường. Chưa kể đây là ngành đòi hỏi nguồn lực lớn, bao gồm vấn đề công nghệ, đất đai, nhân lực kỹ thuật cao…  mà nhiều địa phương chưa có đủ nguồn lực.

Chính vì thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, nên có đến 80% nguyên liệu dệt may phải NK từ các nước. Số liệu thống kê cho thấy, trong 8 tháng năm 2022, trung bình mỗi tháng Việt Nam phải chi hơn 2 tỉ USD để nhập nguyên liệu, bao gồm: Bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu cho các ngành dệt, may, da, giày…

Trong bối cảnh hiện nay, giá xăng dầu tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào cũng “phi mã” đang tác động rất lớn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam. Chính vì vậy, trong dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Bộ Công Thương đề ra một số giải pháp về đổi mới công nghệ, nhất là với dệt, nhuộm hoàn tất nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát tại Mỹ, Châu Âu đang tác động lớn đến ngành dệt may trong nước

Vũ Long |

Tình trạng lạm phát tại một số nền kinh tế khổng lồ như Mỹ, Châu Âu tăng cao đang ảnh hưởng đến xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có dệt may.

Nghệ An ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tạo thêm động lực phát triển

G.M (T/H) |

Ngành dệt may nằm trong top có kim ngạch xuất khẩu cao của tỉnh Nghệ An nên đang đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khá. Song khó khăn nhất với ngành này vẫn nằm ở khâu nguyên liệu khi phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Công đoàn Dệt May Việt Nam triển khai ngăn chặn “tín dụng đen”

Hải Anh |

Công đoàn Dệt May Việt Nam có văn bản đề nghị các Công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Công đoàn Dệt May Việt Nam về việc thực hiện triển khai tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen" trong công nhân lao động.

Vợ chồng cùng ngành Dệt may 3 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

Hải Anh |

Theo Công đoàn Dệt may Việt Nam, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung và anh Phạm Quốc Hưng (Công ty CP Tổng Công ty May Đáp Cầu) được Công đoàn Dệt may vinh danh Gia đình tiêu biểu năm 2022. Đặc biệt, 3 năm liên tục từ 2019-2021 Phạm Quốc Hưng và chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung cùng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Lạm phát tại Mỹ, Châu Âu đang tác động lớn đến ngành dệt may trong nước

Vũ Long |

Tình trạng lạm phát tại một số nền kinh tế khổng lồ như Mỹ, Châu Âu tăng cao đang ảnh hưởng đến xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có dệt may.

Nghệ An ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tạo thêm động lực phát triển

G.M (T/H) |

Ngành dệt may nằm trong top có kim ngạch xuất khẩu cao của tỉnh Nghệ An nên đang đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khá. Song khó khăn nhất với ngành này vẫn nằm ở khâu nguyên liệu khi phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Công đoàn Dệt May Việt Nam triển khai ngăn chặn “tín dụng đen”

Hải Anh |

Công đoàn Dệt May Việt Nam có văn bản đề nghị các Công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Công đoàn Dệt May Việt Nam về việc thực hiện triển khai tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen" trong công nhân lao động.

Vợ chồng cùng ngành Dệt may 3 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

Hải Anh |

Theo Công đoàn Dệt may Việt Nam, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung và anh Phạm Quốc Hưng (Công ty CP Tổng Công ty May Đáp Cầu) được Công đoàn Dệt may vinh danh Gia đình tiêu biểu năm 2022. Đặc biệt, 3 năm liên tục từ 2019-2021 Phạm Quốc Hưng và chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung cùng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.