Việt Nam sẽ sớm trở thành "ngôi sao logistics" của châu Á

Cường Ngô |

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan. Do đó, Việt Nam sớm trở thành "ngôi sao logistics" của châu Á trong thời gian tới.

Nhiều "ông lớn" đầu tư logistics, nhưng kho truyền thống vẫn chiếm tới 50%

Tại hội thảo ‘"Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững" do Bộ Công Thương tổ chức chiều 27.4, ông Nguyễn Triều Quang - Giám đốc Khối Vận hành Miền Bắc - Lazada logistics Việt Nam nhận định, thị trường logistics ở Việt Nam giàu tiềm năng và đang phát triển rất mạnh mẽ.

Năm 2023, Việt Nam lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới; đứng thứ 4 Đông Nam Á và thứ 10 - theo bảng xếp hạng thường niên của Agility năm 2023.

Logistisc là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam, với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, với quy mô 40 - 42 tỉ USD/năm.

"Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan. Do đó, Việt Nam sớm trở thành "ngôi sao logistics" của châu Á trong thời gian tới", ông Nguyễn Triều Quang chia sẻ.

Để kiến tạo hệ sinh thái logistics bền vững cho thương mại điện tử, theo ông Nguyễn Triều Quang, doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư vào 3 điểm chính gồm: nâng cao trải nghiệm giao nhận hàng hóa từ mọi điểm chạm; ứng dụng công nghệ và chuẩn hóa quy trình để tối ưu hiệu suất vận hành; phát triển logistics xanh bền vững.

Ông Đinh Hoài Nam - Giám đốc phát triển Kinh doanh - Công ty SLP Việt Nam cũng cho hay, Việt Nam là nền kinh tế lấy sản xuất, xuất khẩu làm trung tâm, với tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất được duy trì ở mức khoảng 9%/năm.

Ngay cả trong thời kỳ COVID-19, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn tăng trưởng từ 3% - 5% mỗi năm.

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo ‘‘Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững’’. Ảnh: Cường Ngô
Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo ‘‘Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững’’. Ảnh: Cường Ngô

Khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, bất chấp sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Trong đó 90% khối lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển.

Việt Nam cũng là điểm đến mới cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chi phí logistics còn cao so với thế giới, năm 2022 con số này tại Việt Nam vào khoảng 16,8%, còn trung bình thế giới khoảng 10%.

Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp, phát triển dịch vụ logistics lớn của Việt Nam và thế giới.

Thị trường nhà kho và xưởng phát triển cùng với dòng vốn FDI, song phần lớn nguồn cung là nhà kho và xưởng truyền thống, không đảm bảo yêu cầu của các nhà đầu tư.

"Trong 5 năm trở lại đây, với sự tham gia của các nhà phát triển hạ tầng logistics hàng đầu thế giới tại Việt Nam, tỉ lệ kho truyền thống vẫn chiếm trên 50% tổng nguồn cung. Trong khi đó, trong năm 2021 tại thị trường Mỹ, kho hiện đại chiếm đến 65% nguồn cung của thị trường", ông Đinh Hoài Nam chia sẻ.

Phát triển logistics xanh nhưng tỉ lệ sử dụng điện tái tạo còn thấp

Theo khảo sát của Bộ Công Thương và trong Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, hơn 66% doanh nghiệp được khảo sát có chiến lược phát triển logistics xanh, nhưng chỉ có khoảng 31% doanh nghiệp có sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động kho bãi.

Như vậy, mặc dù ý thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững đang ngày được nhận thức rõ, việc thực hành các hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững vẫn chưa có được hiệu quả lan tỏa rộng lớn.

Để phát triển ngành logistics hiện đại, bền vững, ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn - cho rằng, với các doanh nghiệp logistics, cần có sự chung tay giữa các doanh nghiệp trong ngành, hợp tác đồng hành cùng phát triển, tăng cường liên kết gia tăng tính cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy cũ sang lối tư duy mới, thay đổi cách làm cũ và cần sự đồng hành, sự ủng hộ, hợp tác của doanh nghiệp; giảm thiểu các rủi ro và đơn giản hóa quy trình trong xây dựng và phát triển giải pháp mới cho hệ thống logistics tại địa phương.

Với các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam, việc xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho hệ thống cảng biển Việt Nam, kết nối với các cảng trong khu vực và trên thế giới sẽ góp phần tăng hiệu suất khai thác, tăng sức cạnh tranh của Việt Nam với các cụm cảng lân cận như Singapore hay Thái Lan, Hồng Kông.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp trông chờ vào trung tâm logistics tại TP.Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND tỉnh Đắk Lắk đang muốn triển khai việc đầu tư, xây dựng Trung tâm logistics, công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột, đây là kế hoạch lớn, dù tính khả thi cao nhưng cần triển khai bài bản, kỹ lưỡng.

Bất động sản công nghiệp và logistics đón dòng vốn ngoại

Thu Giang |

Bước sang năm 2023, nhiều doanh nghiệp FDI đang có động thái liên tục rót vốn, đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) công nghiệp và logistics tại Việt Nam.

Ưu tiên bố trí "vốn mồi" phát triển hạ tầng logistics tại Quảng Ninh

Anh Tuấn |

Xác định dịch vụ logistics là một ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị có sự tham dự của Bộ Công Thương và các chuyên gia để hiến kế, xây dựng tỉnh này trở thành trung tâm logistics hàng đầu cả nước.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Doanh nghiệp trông chờ vào trung tâm logistics tại TP.Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND tỉnh Đắk Lắk đang muốn triển khai việc đầu tư, xây dựng Trung tâm logistics, công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột, đây là kế hoạch lớn, dù tính khả thi cao nhưng cần triển khai bài bản, kỹ lưỡng.

Bất động sản công nghiệp và logistics đón dòng vốn ngoại

Thu Giang |

Bước sang năm 2023, nhiều doanh nghiệp FDI đang có động thái liên tục rót vốn, đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) công nghiệp và logistics tại Việt Nam.

Ưu tiên bố trí "vốn mồi" phát triển hạ tầng logistics tại Quảng Ninh

Anh Tuấn |

Xác định dịch vụ logistics là một ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị có sự tham dự của Bộ Công Thương và các chuyên gia để hiến kế, xây dựng tỉnh này trở thành trung tâm logistics hàng đầu cả nước.