Từ cuộc kiểm toán chuyên đề đầu tiên đến định hướng kiểm toán chuyên sâu về chương trình nông thôn mới

Thiên Bình |

Năm 2015, là năm đầu tiên Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện kiểm toán Chương trình nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2014 theo một chuyên đề riêng nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực đối với việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cuộc kiểm toán đã tập trung đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, việc phối hợp của các cơ quan trung ương, địa phương trong tổ chức thực hiện chương trình, đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ nguồn lực của Chương trình NTM cho các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, tính tuân thủ pháp luật, tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của số liệu tổng hợp quyết toán nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương bố trí trực tiếp cho chương trình giai đoạn 2010-2014.

Theo lãnh đạo KTNN chuyên ngành II - đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm toán - cho biết, để thực hiện được mục tiêu đặt ra, công tác kiểm toán đã tập trung vào các nội dung chủ yếu như: kiểm toán công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình NTM, cụ thể là sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện, việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình và việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình NTM.

Ngoài ra, các đoàn kiểm toán cần chú trọng kiểm toán việc xây dựng cơ chế, chính sách, hướng dẫn xây dựng các đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đặc biệt là các đề án “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, đề án “Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội”, đề án “Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”, đề án “Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn”, đề án “Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”. Trong quá trình kiểm toán, nếu cần thiết, các tổ kiểm toán sẽ thực hiện đối chiếu số liệu về nguồn vốn hỗ trợ, quyết toán thực hiện chương trình tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước và các bộ, ngành liên quan…

Qua kết quả kiểm toán, các đoàn kiểm toán đã đề xuất các giải pháp chủ yếu khắc phục hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình NTM, kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính-kế toán như: sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến Chương trình NTM nhằm sử dụng nguồn vốn tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc kiểm toán là nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình NTM, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các sai phạm, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Kết quả bước đầu của Chuyên đề kiểm toán này đã gợi mở ra những vấn đề quan trọng, từ đó góp phần giúp KTNN có định hướng đổi mới, trong đó có việc đưa nội dung kiểm toán này thành chuyên đề riêng - lãnh đạo KTNN chuyên ngành II cho biết.

Kết quả nổi bật nhất từ nội dung kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phải kể đến là cuộc kiểm toán Chương trình NTM giai đoạn 2021-2025 do KTNN thực hiện năm 2023. Theo đó, thực hiện Quyết định số 120/QĐ-KTNN ngày 23.2.2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) và các địa phương: Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đoàn kiểm toán Chương trình NTM giai đoạn 2021-2025 của KTNN chuyên ngành IV đã thực hiện kiểm toán Chương trình tại Bộ NNPTNT và 13 địa phương nêu trên từ ngày 1.3.2023 đến ngày 29.4.2023.

Qua kiểm toán Chương trình NTM giai đoạn 2021-2025 tại Bộ NNPTNT và 13 địa phương trên cả nước, KTNN đã phát hiện, kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị chính sách; đồng thời yêu cầu các địa phương được kiểm toán, Bộ NNPTNT và các bộ, ngành có liên quan phải chấn chỉnh nhiều bất cập, thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư cho chương trình.

Trên cơ sở những kết quả đạt được từ các cuộc kiểm toán trước, tại cuộc kiểm toán Chương trình NTM giai đoạn 2021-2025 KTNN đã tập trung vào các nội dung kiểm toán bao gồm: Việc quản lý và sử dụng kinh phí của chương trình; việc tuân thủ chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước; công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chương trình; tình hình thực hiện mục tiêu chương trình; tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của Chương trình NTM.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia có quy mô lớn, nhận được sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của Quốc hội. Nguồn vốn cho thực hiện Chương trình được huy động từ nhiều nguồn ngoài NSNN (vốn vay, doanh nghiệp, huy động nhân dân...) và được lồng ghép đầu tư với chương trình, kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm của địa phương. Cơ quan chủ trì và điều phối chung toàn chương trình là Bộ NNPTNT; các bộ, ngành liên quan và các địa phương là cơ quan chủ quản, triển khai chương trình.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán giúp khơi thông nguồn lực

Phạm Dung |

Những năm qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn quan tâm đến công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều Bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thì còn không ít kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện. Thậm chí, nhiều kiến nghị kiểm toán đã “treo” qua nhiều năm với số tiền đọng lại hàng nghìn tỉ đồng, nhiều điểm nghẽn cơ chế, chính sách chưa được khơi thông…

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Kiểm toán Nhà nước

Anh Tuấn |

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong năm 2023 đã dành nhiều nguồn lực cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTNN đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước: Kịp thời chỉ ra thiếu sót để xử lý

Thiên Bình |

Thông qua hoạt động kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã ghi nhận những mặt tích cực, cũng như chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra các ý kiến tư vấn, khuyến nghị giúp các Tập đoàn (TĐ), Tổng công ty (TCT) nhà nước và các đơn vị thành viên ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công.

Lời kể của người dân tại hiện trường vụ cháy xưởng gỗ ở Quận 8

Chân Phúc - Minh Tâm |

TPHCM - Mặc dù đám cháy xưởng gỗ đã được lực lượng chức năng khống chế nhưng người dân sống xung quanh tuyến đường Phạm Thế Hiển, Phường 2, Quận 8 vẫn còn lo lắng, nhất là giai đoạn TPHCM đang nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua.

Em gái thủ lĩnh Hamas bị bắt ở Israel

Anh Vũ |

Lực lượng an ninh Israel đã bắt giữ Zebah Abdel Salem Haniyeh, 57 tuổi, em gái của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh, với cáo buộc kích động khủng bố.

Dự báo mùa bão khốc liệt 2024 được tiếp sức bởi nhiên liệu dữ dội

Ngọc Vân |

Các nhà dự báo bão lưu ý, cơn bão đầu tiên có thể hình thành sớm trước khi mùa bão khốc liệt 2024 chính thức bắt đầu.

Tăng sốc, giá vàng phi mã lập đỉnh mới

Ngọc Thiện |

Trong phiên giao dịch đêm qua, giá vàng thế giới đã đạt mức 2.264,20 USD/ounce trên sàn Comex.

Iran tố Israel không kích lãnh sự quán, tiêu diệt tướng tinh nhuệ

Song Minh |

Chuẩn tướng Iran Mohammad Reza Zahedi thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở Syria.

Thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán giúp khơi thông nguồn lực

Phạm Dung |

Những năm qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn quan tâm đến công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều Bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thì còn không ít kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện. Thậm chí, nhiều kiến nghị kiểm toán đã “treo” qua nhiều năm với số tiền đọng lại hàng nghìn tỉ đồng, nhiều điểm nghẽn cơ chế, chính sách chưa được khơi thông…

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Kiểm toán Nhà nước

Anh Tuấn |

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong năm 2023 đã dành nhiều nguồn lực cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTNN đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước: Kịp thời chỉ ra thiếu sót để xử lý

Thiên Bình |

Thông qua hoạt động kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã ghi nhận những mặt tích cực, cũng như chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra các ý kiến tư vấn, khuyến nghị giúp các Tập đoàn (TĐ), Tổng công ty (TCT) nhà nước và các đơn vị thành viên ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công.