Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước: Kịp thời chỉ ra thiếu sót để xử lý

Thiên Bình |

Thông qua hoạt động kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã ghi nhận những mặt tích cực, cũng như chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra các ý kiến tư vấn, khuyến nghị giúp các Tập đoàn (TĐ), Tổng công ty (TCT) nhà nước và các đơn vị thành viên ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công.

Việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

Năm 2022, KTNN đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của các TĐ, TCT và công ty.

Điểm sáng được ghi nhận trong “bức tranh” tổng thể kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 TĐ, TCT và công ty là 19/20 TĐ, TCT, công ty sản xuất kinh doanh có lãi. Trong đó phải kể tới lợi nhuận sau thuế năm 2021 của các TĐ: Điện lực (EVN) là 15.647,10 tỉ đồng; Bưu chính Viễn thông (VNPT) 5.064,18 tỉ đồng; Than - Khoáng sản (TKV) 4.719,28 tỉ đồng và các TCT: Hàng hải Việt Nam (VIMC) 3.327,29 tỉ đồng;... Cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao, như VIMC đạt 28,73%; Sonadezi 16,2%; Sawaco 13,41%; Vinataba 11,43%; TKV 10,63%; Liksin 9,11%...

Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết, kết quả kiểm toán chỉ rõ, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp (DN) còn nhiều hạn chế. Phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN) nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tổng tài sản/tổng nguồn vốn của các TĐ, TCT, công ty tăng 2.216,31 tỉ đồng, giảm 0,036 tỉ đồng; điều chỉnh tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.297,54 tỉ đồng; tổng chi phí tăng 41,83 tỉ đồng, giảm 1.121,61 tỉ đồng. Đặc biệt, KTNN đã kiến nghị các TĐ, TCT, công ty phải tăng thu NSNN 1.411,12 tỉ đồng, giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 8,78 tỉ đồng.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã tiếp nhận thông tin do KTNN cung cấp liên quan đến kết luận kiến nghị kiểm toán tại các TĐ, TCT.

Trong đó có một số đơn vị phát sinh số kiến nghị tăng thu NSNN về thuế phí, các khoản liên quan đến thuế phí, tăng thu khác và giảm trừ thuế giá trị gia tăng lớn. Ngay sau đó, Tổng cục Thuế đã ban hành các công văn phân công, đôn đốc, chỉ đạo Cục Thuế địa phương rà soát, thực hiện các nội dung kiến nghị, đồng thời phối hợp với Kho bạc Nhà nước khẩn trương, nghiêm túc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm các kiến nghị của KTNN. Với sự chỉ đạo khẩn trương, kịp thời của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, việc thực hiện kiến nghị của KTNN tại các TĐ, TCT đã đạt được kết quả tích cực.

Nhiều tồn tại trong quản lý nợ, trích lập dự phòng

Cùng với những bất cập nêu trên là tình trạng quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn, nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm chưa được thu hồi… cũng diễn ra tại nhiều DN.

Theo kết quả kiểm toán, tại VIMC nợ phải thu quá hạn lên tới 268,76 tỉ đồng, tại Công ty CP cảng Sài Gòn 164,04 tỉ đồng, tại Công ty CP Vận tải Biển Việt Nam 111,10 tỉ đồng. Nhiều DN khác cũng có số nợ phải thu quá hạn lên tới vài chục tỉ đồng, như Công ty CP Cảng Hải Phòng 38,36 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông 27,02 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh Nhà TP.Hồ Chí Minh 67,29 tỉ đồng, Công ty mẹ - Vinafor 86,78 tỉ đồng, Công ty mẹ - TCT Văn hóa Sài Gòn (SCPC) 42,3 tỉ đồng.

Nhiều DN bán hàng, đặt cọc cho nhà cung cấp không có bảo lãnh, tài sản đảm bảo hoặc vượt giá trị tài sản thế chấp, bảo lãnh hoặc ký hợp đồng với khách hàng chưa chặt chẽ; trích lập dự phòng thừa hoặc thiếu nợ phải thu khó đòi, xóa nợ không đúng quy định (cụ thể là VIMC xóa khoản nợ chưa đủ điều kiện xác định là khoản nợ không có khả năng thu hồi 23,3 tỉ đồng).

Theo KTNN, còn có tình trạng vật tư tồn kho lâu ngày, chậm luân chuyển; chưa đánh giá giá trị vật tư thu hồi sau sửa chữa tài sản; chưa kiểm kê đầy đủ vật tư, hàng hóa (như Satra chưa kiểm kê mặt hàng mỡ cá, giá trị trên sổ kế toán là 580,53 tỉ đồng).

Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng chưa đúng quy định, có DN trích thừa, nhưng có DN lại trích thiếu hàng tỉ đồng. Một số DN khấu hao tài sản cố định không đúng quy định, tiêu biểu trong đó là EVN trích thừa 388,96 tỉ đồng. Một số DN sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả…

Đáng chú ý, KTNN đã cảnh báo một số DN có dấu hiệu mất an toàn về tài chính (trong đó có 03 DN thuộc Vicem và 6 DN thuộc Vinafood1) hoặc bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt (01 DN thuộc EVN) theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính từ những tư vấn, khuyến nghị kiểm toán

Ông Dương Mạnh Sơn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN):

Đối với DNNN như PVN, KTNN thực hiện kiểm toán việc tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN.

Trên cơ sở kết quả kiểm toán, xác nhận tính trung thực, hợp lý của các báo cáo và thông tin tài chính và đưa ra các kết luận, đánh giá về hoạt động của DN đã góp phần giúp PVN kịp thời xử lý, khắc phục các tồn tại, hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ trong lĩnh vực tài chính theo hướng ngày càng rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ, đảm bảo tính tuân thủ, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, bố trí và sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN.

Đồng thời, ngăn chặn và hạn chế các phát sinh tiêu cực, lãng phí, vi phạm quy định của pháp luật trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước từ PVN đến các DN có vốn góp của PVN.

Kiểm toán nhà nước giúp hoàn thiện quy chế hoạt động, quản trị doanh nghiệp

Ông Lê Quang Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:

Đối với các kiến nghị, kết luận, ý kiến tư vấn của KTNN tại các Báo cáo kiểm toán, TKV và các đơn vị đã nghiêm túc tiếp thu, thực hiện đầy đủ các nội dung tại các kết luận Báo cáo kiểm toán; tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm minh đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra các sai sót nghiêm trọng.

TKV và các đơn vị cũng cập nhật, bổ sung kiến thức kịp thời đối với các hạn chế được KTNN kiến nghị, tư vấn; không ngừng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế nội bộ để tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo phù hợp theo quy định pháp luật.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Kiểm toán Nhà nước ký Quy chế phối hợp công tác với các địa phương

Anh Tuấn |

Sáng 8.3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị sơ kết, ký quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên và trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán nhà nước”.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Trong kết quả báo cáo kiểm toán gần đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra hàng loạt hạn chế, vi phạm trong công tác quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2024, xây dựng phương án kiểm toán gọn nhưng chất lượng

Anh Tuấn |

Năm 2024, kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sẽ được triển khai với 121 nhiệm vụ, giảm 8 nhiệm vụ so với 2023. Kiểm toán Nhà nước sẽ xây dựng phương án kiểm toán chi tiết với tinh thần “gọn nhưng chất lượng”.

Phương án nào để xử lý những DN trây ỳ không đóng BHXH cho người lao động?

NHÓM PV |

Với người lao động, làm việc không chỉ là đóng góp công sức, mà còn để có đồng lương trang trải cuộc sống hằng ngày, là tuổi già có thể trông chờ vào lương hưu. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHXH, BHTN, BHYT) diễn ra ngày càng phức tạp với số tiền chậm đóng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng, dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Vương Trần |

Ông Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Lao động tố Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng BHXH

Hà Anh |

Chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) vừa có đơn gửi Báo Lao Động, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1.2024 và chưa đóng BHXH 6 tháng, mặc dù tháng nào công ty cũng khấu trừ phần đóng BHXH vào lương của chị.

Cây sao trăm tuổi trên phố Lò Đúc, Hà Nội bất ngờ bị đốn hạ

Thu Giang |

Sáng 25.3, cây sao có tuổi đời hàng trăm năm ở số 65 phố Lò Đúc (Hà Nội) bị chặt hạ khiến người dân cảm thấy bất ngờ.

Nam sinh lớp 8 tại Long Biên bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ

KHÁNH AN |

Hà Nội - Mâu thuẫn với bạn trong lúc chơi bóng rổ, một học sinh lớp 8 tại quận Long Biên bị bạn cùng anh trai của bạn đánh chấn thương sọ não, tiên lượng xấu.

Kiểm toán Nhà nước ký Quy chế phối hợp công tác với các địa phương

Anh Tuấn |

Sáng 8.3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị sơ kết, ký quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên và trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán nhà nước”.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Trong kết quả báo cáo kiểm toán gần đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra hàng loạt hạn chế, vi phạm trong công tác quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2024, xây dựng phương án kiểm toán gọn nhưng chất lượng

Anh Tuấn |

Năm 2024, kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sẽ được triển khai với 121 nhiệm vụ, giảm 8 nhiệm vụ so với 2023. Kiểm toán Nhà nước sẽ xây dựng phương án kiểm toán chi tiết với tinh thần “gọn nhưng chất lượng”.