Truyền hình OTT của Mỹ và Trung Quốc cùng “đại náo” thị trường Việt

Thế Lâm |

Một trong những “ông lớn” truyền hình OTT của Mỹ là Netflix đã chính thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam từ đầu năm 2016 cùng với tuyên bố của CEO hãng này là Reed Hastings cho biết sẽ mở rộng thêm thị trường ra nhiều quốc gia Châu Á, Châu Phi…

Từ Netflix “đại náo” thị trường nhưng không đóng thuế…

Sau gần 4 năm cung cấp dịch vụ truyền hình OTT qua kênh xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam, tổng lượng thuê bao của Netflix được cho là đã đạt trên 300.000. Trên Netflix không có các kênh truyền hình, nhưng thay vào đó là một kho phim đồ sộ với nhiều phim mới…

Cách đây vài tháng khi đề cập đến dịch vụ truyền hình OTT cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền thuộc Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) trong một hội thảo đã chỉ ra rằng Netflix có doanh thu từ thị trường Việt Nam nhưng lại không đóng thuế nhà thầu, thuế nhập khẩu nội dung (như trường hợp các nhà đài Việt phải đóng) và thuế giá trị gia tăng trong trường hợp phát nội dung quảng cáo đến người xem tại Việt Nam.

Người dùng Việt nam hiện đang phải trả phí cho Netflix với các gói dịch vụ có mức giá từ 180.000-260.000 đồng/tháng nhưng qua thẻ tín dụng hoặc Visa Debit, nghĩa là Nhà nước thất thu hoàn toàn về thuế trong trường hợp này.

Ở góc độ nội dung, một số bộ phim Việt gần đây đã xuất hiện trên Netflix, tuy nhiên đa phần còn lại vẫn là phim ảnh, chương trình nước ngoài phát vào Việt Nam qua Internet không được kiểm duyệt.

… đến Tencent, Baidu với gói cước giá thấp

Netflix được cho là một trong những nhân tố lớn góp phần lấy đi “miếng bánh” thị phần của các doanh nghiệp thuộc VNPayTV. Cụ thể, doanh thu của ngành truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang sụt giảm nặng nề.

Tổng doanh thu của ngành năm 2018 đạt khoảng 8.000 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2017 nhưng lại kém xa con số 12.000 tỉ đồng của năm 2016 là thời điểm Netflix bắt đầu cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

 

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2019, lượng thuê bao dù tăng 5,5% so với cùng kì nhưng doanh thu chỉ đạt 1.885 tỉ đồng, tức chỉ bằng 23,5% so với cả năm 2018, còn rất xa so với tỉ lệ 50% của năm trước.

Cùng với đó, chỉ số ARPU (doanh thu bình quân/thuê bao/tháng) của ngành truyền hình trả tiền tại Việt Nam bị kéo lùi một cách thê thảm. Đến nay, theo các báo cáo, chỉ số ARPU của truyền hình trả tiền tại Việt Nam chỉ còn ở mức 4 USD/tháng. Tại một số địa phương, cước thuê bao còn bị đẩy xuống chỉ còn khoảng 20.000 đồng/tháng.

 

Trong khi đó, làn sóng mới truyền hình OTT từ các hãng Trung Quốc như Tencent, Baidu mới mở cửa dịch vụ bán vào thị trường Việt Nam với hai ứng dụng WeTV và iQIYI có nội dung phiên bản tiếng Việt với giá cước cũng thấp không kém.

Gói cước tháng thấp nhất cũng chỉ có 25.000 đồng và cao nhất là 50.000 đồng, nghĩa là từ hơn 1 USD đến hơn 2 USD. Thực trạng này sẽ còn tiếp tục đe dọa kéo sụt giảm doanh thu của ngành truyền hình trả tiền tại Việt Nam cũng như chỉ số ARPU.

Tencent và Baidu đều là các “ông lớn” Internet của Trung Quốc với tiềm lực tài chính và công nghệ không thua kém gì so với Netflix. Với sự “tấn công” ào ạt vào thị trường Việt qua phương thức xuyên biên giới, họ tránh được rất nhiều loại phí tổn, trong đó có cả việc không đóng một số loại thuế, từ đó gây áp lực đè nặng lên không chỉ đối với các hãng truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh mà cả những Cty cung cấp dịch vụ truyền hình Internet và truyền hình OTT của Việt Nam vốn đang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Doanh thu ngành truyền hình trả tiền tuột dốc thảm hại

Thế Lâm |

Truyền hình trả tiền đang đối mặt với “bước đường cùng” khi doanh thu nói chung của ngành và doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao/tháng (còn gọi là chỉ số ARPU) đang tuột dốc thảm hại.

Dịch vụ OTT đang được "bảo hộ ngược"?

Dạ Thảo |

Những người làm việc trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông... ở Việt Nam đang lo ngại trước làn sóng dịch vụ cung cấp nội dung đa phương tiện nước ngoài "vô tư" vào Việt Nam mà không phải chịu thuế cũng như bị kiểm soát về nội dung.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Doanh thu ngành truyền hình trả tiền tuột dốc thảm hại

Thế Lâm |

Truyền hình trả tiền đang đối mặt với “bước đường cùng” khi doanh thu nói chung của ngành và doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao/tháng (còn gọi là chỉ số ARPU) đang tuột dốc thảm hại.

Dịch vụ OTT đang được "bảo hộ ngược"?

Dạ Thảo |

Những người làm việc trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông... ở Việt Nam đang lo ngại trước làn sóng dịch vụ cung cấp nội dung đa phương tiện nước ngoài "vô tư" vào Việt Nam mà không phải chịu thuế cũng như bị kiểm soát về nội dung.