Truyền hình trả tiền

Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam - Một năm nhìn lại

Hà Yên |

Trong một năm qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt làn sóng dịch thứ 4 thời gian qua đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền không đứng ngoài những ảnh hưởng đó, nhiều doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để vượt qua khó khăn và duy trì dịch vụ, một số doanh nghiệp khó khăn đến mức không thể triển khai được hoạt động kinh doanh theo kế hoạch, cá biệt có doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường dịch vụ.

Vì COVID-19, Premier League sẽ phát sóng miễn phí 9 vòng đấu cuối mùa?

Minh Đăng |

Premier League sẽ đàm phán với các kênh truyền hình trả tiền để phát sóng miễn phí tất cả những trận đấu còn lại của mùa giải.

Kênh thể thao nổi tiếng BT Sport đang gây phẫn nộ cho khách hàng

Minh Đăng |

Nhiều khách hàng bực tức khi gặp vô vàn khó khăn trong việc hủy gói thuê bao đối với kênh truyền hình trả tiền BT Sport.

Truyền hình OTT không phép bắt đầu bị “sờ gáy”: Netflix đầu bảng!

Thế Lâm |

Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử đã làm việc với đại diện 4 hãng sản xuất tivi gồm Samsung, LG, Sony, TCL nhằm phổ biến các quy định về quản lý nội dung, dịch vụ và thiết bị đầu cuối thu xem truyền hình. Trong đó, tính năng truy cập dịch vụ Netflix được tích hợp trên điều khiển từ xa của tivi thông minh bán ra tại thị trường Việt Nam trở thành tâm điểm bị “sờ gáy”.

Truyền hình OTT của Mỹ và Trung Quốc cùng “đại náo” thị trường Việt

Thế Lâm |

Một trong những “ông lớn” truyền hình OTT của Mỹ là Netflix đã chính thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam từ đầu năm 2016 cùng với tuyên bố của CEO hãng này là Reed Hastings cho biết sẽ mở rộng thêm thị trường ra nhiều quốc gia Châu Á, Châu Phi…

Doanh thu ngành truyền hình trả tiền tuột dốc thảm hại

Thế Lâm |

Truyền hình trả tiền đang đối mặt với “bước đường cùng” khi doanh thu nói chung của ngành và doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao/tháng (còn gọi là chỉ số ARPU) đang tuột dốc thảm hại.

Dịch vụ OTT đang được "bảo hộ ngược"?

Dạ Thảo |

Những người làm việc trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông... ở Việt Nam đang lo ngại trước làn sóng dịch vụ cung cấp nội dung đa phương tiện nước ngoài "vô tư" vào Việt Nam mà không phải chịu thuế cũng như bị kiểm soát về nội dung.

Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh: Khó cho nhà đài, lợi cho người hâm mộ

Thế Lâm |

Thông tin Facebook trúng thầu gói độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh (EPL) tại 4 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) trong ba mùa giải từ 2019-2022 đã lan truyền từ tháng 7.2018. 

Không chỉ đấu với YouTube, Facebook Watch còn đấu với các nhà đài

Thế Lâm |

Một nút nhỏ trên đầu trang Facebook là biểu tượng video đã khiến thế giới truyền thông xã hội và Internet xôn xao. Người ta cho rằng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đang nhắm tới “miếng bánh” của YouTube, một nhánh trực thuộc đối thủ Google.

Từ vụ không có bản quyền ASIAD 18: Tập thói quen trả tiền xem truyền hình

ĐĂNG HUỲNH |

Các đài không có được bản quyền ASIAD 18, và khán giả Việt đành xem “lậu” U.23 Việt Nam đá tại ASIAD 18. Phải nói thẳng, đây là thói quen xấu, chỉ là giải pháp tình thế và chuyện xem “lậu” không thể khuyến khích vì đây là một hành vi vi phạm bản quyền tràn lan, mất kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy...

Truyền hình trả tiền đối mặt với vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan trên mạng

Đ.B |

Xu hướng cung cấp các ứng dụng truyền hình trên nền tảng di động đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà mạng. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển này, nhiều đơn vị đang tung ra các loại thiết bị mà nội dung khai thác trên đó đa số đều vi phạm bản quyền.

Cuộc chiến ngầm truyền hình trả tiền

MINH BẰNG |

Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần củ̀a AVG thất bại, VTVcab “tạo sóng” khi công bố hệ thống kênh mới ngay trước thềm cổ phần hóa (17.4) và K+ “rụt rè” tăng cước phí… chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, cho dù đã có lúc “miếng bánh truyền hình trả tiền” được hình dung là “dát vàng”.