Tín hiệu lạc quan cho xuất khẩu thuỷ sản

Xuyên Đông |

Mặc dù còn một số khó khăn, nhưng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại.

Còn nhiều khó khăn

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chính có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2022. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 20,26 tỉ USD, giảm 11,1%. Trong đó, thủy sản đạt 3,47 tỉ USD, giảm 25,9%;

Trong đó nhiều mặt hàng thủy sản giảm sâu như: xuất khẩu cá tra chỉ đạt 690 triệu USD, giảm 40,7%; xuất khẩu tôm đạt 1,22 tỉ USD, giảm 34,4%,

Về thị trường xuất khẩu, 5 tháng đầu năm, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Lý giải về điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, xuất khẩu thủy sản giảm do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao tại một số quốc gia phát triển. Các chính sách thắt chặt tiền tệ, nhất là ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong ký kết và thực hiện các đơn hàng. Nhiều quốc gia thực thi chính sách tăng cường bảo hộ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung khiến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó có thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, những khó khăn này chỉ là trước mắt. Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại. Trung Quốc đã mở cửa trở lại; xuất khẩu sang Nhật Bản, khu vực châu Á cũng có dấu hiệu đang tăng trở lại.

Ngành thủy sản lạc quan dù còn nhiều khó khăn. Ảnh: Nhật Hồ
Ngành thuỷ sản lạc quan dù còn nhiều khó khăn. Ảnh: Nhật Hồ

Tín hiệu lạc quan

Trao đổi với Báo Lao Động, bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, mặc dù ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ.

Gần đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương liên quan triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU của EC, tìm kiếm, xúc tiến thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam. Tiếp tục tổ chức điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản làm cơ sở cho quản lý, phát triển thủy sản bền vững; tăng đầu tư hạ tầng nghề cá, đáp ứng được yêu cầu chống khai thác IUU.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu các chính sách về đất đai đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng sản xuất chuyên canh, chuyên nghiệp, sản xuất lớn, nhất là đối với các quy hoạch về đất đai, giao mặt nước, giao mặt biển...

Đồng thời, xem xét, nghiên cứu sửa đổi quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản và nước thải ao nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện, năng lực ngành thuỷ sản và tiệm cận quy định của quốc tế.

Để gỡ khó về tài chính, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng chủ động, hiệu quả, phù hợp để cung cấp vốn tín dụng; tiếp tục có giải pháp giảm mặt bằng lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên - bao gồm thủy sản; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội thúc đẩy sinh kế cho ngư dân.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi; nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tập trung công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tiếp tục đàm phán, ký kết các Hiệp định Thương mại với các đối tác tiềm năng; đấu tranh bảo vệ thương hiệu, các mặt hàng xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế khi xảy ra tranh chấp thương mại. Hướng dẫn các cơ chế, quy định của luật pháp để giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các cam kết quốc tế, phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Xuyên Đông
TIN LIÊN QUAN

Sau thuỷ sản, đến lượt doanh nghiệp sữa giải thể công ty bất động sản

Thanh Giang |

Một doanh nghiệp sản xuất sữa và một công ty thuỷ sản đã ra Nghị quyết về việc giải thể công ty con được đăng ký thành lập với lĩnh vực hoạt động là kinh doanh bất động sản.

Chứng khoán 20.4: Ảm đạm phiên đáo hạn phái sinh, thuỷ sản ngược sóng

Nhóm PV |

Thị trường chứng khoán trải qua phiên đáo hạn phái sinh với biến động mạnh. Tuy nhiên nhóm thuỷ sản đã ngược sóng khi "nữ hoàng cá tra" VHC dẫn đầu đà tăng với 3,17%.

Những con số đáng báo động khi xuất khẩu thuỷ sản giảm sâu

Anh Tuấn |

Quý đầu năm, tình hình sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản vẫn tiếp tục trầm lắng do lạm phát khiến nhu cầu nhập khẩu giảm và chi phí đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu tăng cao.

Giảm tuổi nghỉ hưu - mong muốn của công nhân

LƯƠNG HẠNH |

Rất ít công nhân có thể làm việc đến độ tuổi hưởng lương hưu theo quy định hiện hành. Với họ, độ tuổi nghỉ hưu hiện nay là quá cao. Đa số lao động trực tiếp trong khu công nghiệp cho biết chỉ đủ sức khỏe để làm việc đến 50 tuổi.

Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông gây mưa dông gió mạnh

AN AN |

Dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp trên khu vực Biển Đông kết hợp với gió mùa tây nam gây thời tiết mưa dông gió mạnh diện rộng trên biển.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Đừng khơi tàn lửa dưới sông sâu

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Tôi và lão Thủ từ từ bơi tới chỗ con thuyền. Mùi máu tỏa ra tanh nồng. Tôi và lão bám đuôi thuyền leo lên. Một cảnh tượng rùng rợn đập vào mắt tôi. Có hai người đàn ông vừa bị giết. Một người gục chết bên tay lái. Một người nằm vắt ngang người nơi cửa ra vào khoang thuyền. Tôi hơi hoảng sợ. Tôi cứ nghĩ mình chả biết sợ là gì, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy cảnh máu me và giết chóc như thế này...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Nguyễn Đình Tú.


Phía sau những cuộc đổi tên, thay áo mới của loạt ngân hàng thương mại

Cẩm Hà |

Hầu như toàn bộ các ngân hàng thương mại vừa tiến hành đổi tên đều hướng đến tiêu chí ngắn gọn hơn, dễ nhớ hơn và gần với mã chứng khoán hơn. Nhưng đằng sau quyết định đổi tên còn là câu chuyện của thay đổi chiến lược kinh doanh, hay những biến động trong cơ cấu cổ đông.

Thuốc lá điện tử, hàng cấm dễ mua

NHÓM PV |

Mặc dù những tác hại khủng khiếp của thuốc lá điện tử được tuyên truyền rộng rãi, tuy nhiên hiện nay các sản phẩm vape, pod nhập lậu, kinh doanh phi pháp vẫn được bán nhan nhản khắp nơi, ngay trước mắt các cơ quan chức năng.

Sau thuỷ sản, đến lượt doanh nghiệp sữa giải thể công ty bất động sản

Thanh Giang |

Một doanh nghiệp sản xuất sữa và một công ty thuỷ sản đã ra Nghị quyết về việc giải thể công ty con được đăng ký thành lập với lĩnh vực hoạt động là kinh doanh bất động sản.

Chứng khoán 20.4: Ảm đạm phiên đáo hạn phái sinh, thuỷ sản ngược sóng

Nhóm PV |

Thị trường chứng khoán trải qua phiên đáo hạn phái sinh với biến động mạnh. Tuy nhiên nhóm thuỷ sản đã ngược sóng khi "nữ hoàng cá tra" VHC dẫn đầu đà tăng với 3,17%.

Những con số đáng báo động khi xuất khẩu thuỷ sản giảm sâu

Anh Tuấn |

Quý đầu năm, tình hình sản xuất - xuất khẩu thuỷ sản vẫn tiếp tục trầm lắng do lạm phát khiến nhu cầu nhập khẩu giảm và chi phí đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu tăng cao.