Tìm đầu ra cho thương hiệu quốc gia: Nước mắm Phú Quốc

TÙNG QUANG |

Nước mắm là mặt hàng quốc gia, nhưng làng nghề làm nước mắm 200 tuổi luôn chao đảo trước sóng gió thị trường. Nước mắm Phú Quốc (TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đang trong tình trạng tiêu thụ khó khăn nhất trong 20 năm qua.

Tiêu thụ khó khăn nhất trong 20 năm

Thơm mũi, ngon miệng, đẹp mắt, nước mắm Phú Quốc được xem như mặt hàng đẳng cấp quốc gia, nhưng nhiều nhà thùng nơi đây đang đứng trước khó khăn nhất trong hơn 20 năm qua.

Khó chồng thêm khó

Trở lại Phú Quốc đúng 1 tháng sau khi phản ánh “Tiêu thụ nước mắm Phú Quốc gặp khó khăn nhất trong 20 năm nay”, chúng tôi cảm nhận chuyện cũ vẫn chưa hết khó.

Chị Diễm Quỳnh, đại diện Công ty Khai thác chế biến nước mắm Hồng Hoa (thị trấn Dương Đông, TP.Phú Quốc), chia sẻ: “Nhà thùng nước mắm Phú Quốc đang đối mặt với khó nhất trong 20 năm qua. Bởi dù chấp nhận giảm thêm giá bán, nhưng việc tiêu thụ gần như đứng chân tại chỗ”.

Sau thời gian nhận thấy hàng hoá sản xuất ra khó bán, Hồng Hoa quyết định áp dụng chế độ giảm thêm 50.000đ/thùng (20 lít). Đây được xem như quyết định táo bạo trong bối cảnh nhiều mặt hàng đầu vào tăng mạnh. Cụ thể giá dầu tăng 200%, muối tăng gần 250% so năm 2020. Nhưng điều này vẫn không giúp doanh nghiệp hạ nhiệt khó khăn.

Theo nhận định của Hội Nước mắm Phú Quốc, đây không phải là trường hợp cá biệt, mà là bức tranh chung của tình hình tiêu thụ loại đặc sản này ở địa phương. Khó khăn càng thêm chồng chất đối với các nhà thùng quy mô nhỏ (quy mô 30 - 40 thùng ủ) hoặc thành lập chưa lâu. Do chưa có được lợi nhuận tích lũy hay nguồn vốn mạnh như các nhà thùng lâu đời, nên phần lớn các nhà thùng này vốn liếng chưa nhiều, đầu ra hạn chế hơn. Trong khi đó, do đặc thù của kỹ nghệ thủ công, sau hơn 1 năm đầu tư, cá cơm mới cho ra nước mắm. Những ngày đi thực tế tại làng nghề, chúng tôi được nhà thùng rỉ tai: Giờ khó khăn đến mức phải bán tài sản quý để trả lãi tiền vay và cầm cự chờ thời. Tuy nhiên vị này cũng xin đừng nêu tên tuổi để còn cơ hội làm ăn. Nghe mà xót xa!

Thua ngay trên sân nhà bởi chính “người trong nhà”.

Khi đặt câu hỏi: Vì sao khó bán, nhiều nhà thùng nước mắm Phú Quốc gần như có chung câu trả lời: “Do sự cạnh tranh thiếu lành mạnh từ sản phẩm nước chấm”. Không ai phủ nhận “gu” thích nước chấm “ngọt ngào” của đại đa số người tiêu dùng, cũng như giá rất cạnh tranh của một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm theo dạng công nghiệp… Đó là chưa kể đến sức mạnh vượt trội trong việc quảng bá trên nhiều nền tảng công nghệ, đã tạo ra làn sóng “lấn lướt” nước mắm truyền thống vốn có vị đậm đà do chỉ bao gồm thành phần cá và muối, trong đó có nước mắm Phú Quốc. Nhưng công tâm nhìn nhận thì đây chỉ là giọt nước làm tràn chiếc ly bất ổn ngay trong lòng làng nghề trăm tuổi này.

Tại Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2022 - 2027) của Hội sản xuất Nước mắm Phú Quốc diễn ra hồi tháng 5.2022, bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc đã đưa ra con số đầy lo lắng: Sau 4 nhiệm kỳ, số hội viên đã giảm trên 50%, mà nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn của nghề. Từ chỗ có 120 hội viên vào nhiệm kỳ đầu tiên, đến nay chỉ còn 54 hội viên duy trì hoạt động với sản lượng bình quân 30 triệu lít (25 độ đạm trở lên)/năm. “Tính toán đầu vào đầu ra thấy không có lợi nên nhiều người không còn mặn mà với nghề” - một vị nguyên lãnh đạo Phòng Kinh tế TP.Phú Quốc lý giải.

Thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân, nguồn cá cơm, nguyên liệu chính tạo ra thương hiệu cho nước mắm Phú Quốc, đang cạn kiệt dần tại các vùng biển gần bờ đảo Phú Quốc, buộc lòng phải đánh bắt xa bờ, khiến giá cá nguyên liệu ngày càng tăng. Các nhà thùng quy mô nhỏ, vì thế, khó cạnh tranh sòng phẳng mua nguyên liệu với các nhà thùng lớn. Đã thế, họ càng khó có “tiếng nói” để thương lượng giá bán sản phẩm với các nhà thu mua và phân phối trên thị trường so với nhà thùng truyền thống, quy mô lớn. Trong khi đó, cả nhà thùng quy mô nhỏ và quy mô lớn đều có chung "điểm yếu chết người" là bán nước mắm Phú Quốc qua dạng sỉ. Ngoài một vài nhà thùng đầu tư điểm bán lẻ chủ yếu cho khách du lịch, chiếm khoảng chưa đầy 10%, số còn lại, các nhà thùng bán qua hình thức can (thùng) cho các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành khác, nhất là TPHCM để họ đóng chai và gắn tên tuổi riêng.

Có lẽ ấm ức với nghịch lý này lâu ngày, nên khi biết có nhà báo đến làm việc tại nhà thùng Hồng Hoa, nhiều chủ nhà thùng đã đến bày tỏ bức xúc: “Với đà không kiểm soát được giá vật tư đầu vào và không có quyền định đoạt được đầu ra, sắp tới sẽ có thêm nhiều nhà thùng bỏ nghề”.

Nước mắm Phú Quốc, một đặc sản “quốc hồn quốc tuý” có nguy cơ “mất tích” ngay trên bản xứ. Đó là điều rất đáng lo, nhưng đáng lo hơn là ngay bây giờ các cơ quan chức năng không có giải pháp hỗ trợ hữu hiệu các mặt hàng truyền thống. Khi đó chẳng những nước mắm Phú Quốc khó có cơ hội phát huy đúng giá trị của mình, mà có nào cá, nào tôm... trượt theo vết xe đổ, thua ngay trên sân nhà bởi chính “người trong nhà”. 

TÙNG QUANG
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội để nước mắm Phú Quốc thoát khó

Lục Tùng |

Kiên Giang - Sự kiện kết nối giao thương Kiên Giang - TPHCM được kỳ vọng như cơ hội để nước mắm Phú Quốc thoát khó.

Tiêu thụ nước mắm Phú quốc gặp khó khăn nhất trong 20 năm nay

Lục Tùng |

Kiên Giang - Nước mắm Phú Quốc, đặc sản nổi danh của tỉnh Kiên Giang, đang lâm cảnh tiêu thụ khó khăn nhất trong 20 năm nay.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Khẳng định thương hiệu Nước mắm Phú Quốc

Nhóm Pv |

Kế hoạch năm học 2022-2023 của học sinh TP. Cần Thơ; Bàn giải pháp thông quan cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; Kiên Giang đón gần 4,6 triệu lượt du khách; Hàng hóa thiết yếu ở miền Tây giảm theo giá xăng dầu; Giữ thương hiệu Nước mắm Phú Quốc bằng tem truy xuất nguồn gốc là những tin tức đáng chú ý của chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Thí điểm thành công dán tem truy xuất nguồn gốc nước mắm Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Phú Quốc là đơn vị được chọn có sản phẩm đầu tiên của tỉnh để xây dựng sổ tay hướng dẫn truy xuất nguồn gốc nước mắm.

Bên trong phòng ICU, bác sĩ thở phào nhẹ nhõm vì có máu

PHONG LINH - MỸ LY |

Không còn cảnh mòn mỏi chờ máu, đó là niềm vui của y bác sĩ, người nhà bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (ICU), Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ sau một thời gian dài thiếu máu điều trị, cấp cứu.

"Thánh ăn" Mỹ bỏ cuộc trước thử thách bún sứa khổng lồ ở TPHCM

Quang Thiện |

Raina Huang, một YouTuber chuyên thi ăn nhanh, phải “chào thua” thử thách ăn hai tô bún sứa khổng lồ nặng 4,4kg tại một quán ăn ở TPHCM.

Công viên ven sông lớn nhất TPHCM chuẩn bị mở cửa đón khách, nhiều hoạt động đặc sắc

MINH QUÂN |

TPHCM - Công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) rộng gần 20 ha sẽ khánh thành giai đoạn một ngày 23.12 tới, hứa hẹn là điểm vui chơi, giải trí thu hút người dân và du khách.

Quảng Ninh lỡ hẹn hầu hết những sản phẩm du lịch chủ lực

Nguyễn Hùng |

Trong số 38 sản phẩm mà các đơn vị, địa phương của Quảng Ninh đăng ký đưa vào phục vụ du khách năm 2023 thì hầu hết các sản phẩm được du khách, các công công ty du lịch chờ đợi nhất đã không thể ra mắt. Nhiều vấn đề được đặt ra từ việc lỡ hẹn những sản phẩm du lịch chủ lực này.

Cơ hội để nước mắm Phú Quốc thoát khó

Lục Tùng |

Kiên Giang - Sự kiện kết nối giao thương Kiên Giang - TPHCM được kỳ vọng như cơ hội để nước mắm Phú Quốc thoát khó.

Tiêu thụ nước mắm Phú quốc gặp khó khăn nhất trong 20 năm nay

Lục Tùng |

Kiên Giang - Nước mắm Phú Quốc, đặc sản nổi danh của tỉnh Kiên Giang, đang lâm cảnh tiêu thụ khó khăn nhất trong 20 năm nay.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Khẳng định thương hiệu Nước mắm Phú Quốc

Nhóm Pv |

Kế hoạch năm học 2022-2023 của học sinh TP. Cần Thơ; Bàn giải pháp thông quan cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; Kiên Giang đón gần 4,6 triệu lượt du khách; Hàng hóa thiết yếu ở miền Tây giảm theo giá xăng dầu; Giữ thương hiệu Nước mắm Phú Quốc bằng tem truy xuất nguồn gốc là những tin tức đáng chú ý của chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Thí điểm thành công dán tem truy xuất nguồn gốc nước mắm Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Phú Quốc là đơn vị được chọn có sản phẩm đầu tiên của tỉnh để xây dựng sổ tay hướng dẫn truy xuất nguồn gốc nước mắm.