Thực hiện NQ 01/ NQ-CP, Đắk Nông thoát nghèo, kém phát triển

Phan Tuấn |

Đắk Nông từ một tỉnh có quy mô nền kinh tế nhỏ đã vươn lên thoát khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo chưa phát triển. Để có được điều này, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều cách làm sáng tạo và nỗ lực, quyết tâm thực hiện đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Vượt lên gian khó

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhận định, Đắk Nông vẫn còn là một tỉnh nghèo, chưa phát triển. Xác định khó khăn cũng như tiềm năng, lợi thế phát triển, Đại hội XI đề ra mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ 2015 - 2020 là “…đến năm 2020 đưa Đắk Nông thoát ra khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo, chưa phát triển”.

Một cơ sở sản xuất, chế biến nông sản ở Đắk Nông (ảnh P.T)
Một cơ sở sản xuất, chế biến nông sản ở Đắk Nông (ảnh P.T)
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nông trong những năm qua ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ hữu hiệu điều chỉnh linh hoạt nền kinh tế. Đơn cử thời gian qua, từ nguồn khuyến công, tỉnh Đắk Nông đã ưu tiên cho các cơ sở sản xuất chế biến nông sản đổi mới hệ thống dây chuyền máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, làm "bà đỡ" giúp nhiều hộ nông dân thành lập doanh nghiệp. Qua đó nhiều người dân đã đầu tư cho chế biến sâu, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, phát triển bền vững.

Hộ kinh doanh thu mua chế biến nông sản Như Ý, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức là đơn vị chuyên sản xuất hạt mắc ca cung ứng cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước với công suất khoảng 20 – 30 tấn mắc ca thành phẩm/năm. Vừa qua, cơ sở được Quỹ khuyến công địa phương hỗ trợ 174 triệu đồng để mua thiết bị, máy móc phục vụ chế biến hạt mắc ca sấy, gồm: Máy sấy, máy hút chân không và máy in hạn sử dụng.

Theo bà Tôn Nữ Ngọc Như, chủ hộ kinh doanh, trước đây, máy móc của cơ sở còn nhỏ, nên công suất sấy 1 lần chỉ được khoảng vài chục kg mắc ca còn nay cơ sở được hỗ trợ máy mới, công suất đã nâng lên 3 tạ mắc ca/1 lần sấy. Thời gian hút chân không cũng được rút ngắn còn 1/4 so với trước đây. "Các máy móc mới vừa tiết kiệm thời gian, vừa giảm bớt chi phí cho cơ sở. Sản phẩm tạo ra đẹp, đồng đều và bảo quản được lâu hơn", bà Như cho biết.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Nông, bước vào thực hiện các chương trình, mục tiêu, ngoài những tác động từ tình hình thế giới và trong nước, vấn đề nội tại của tỉnh đã tạo nên những khó khăn nhất định như: dân di cư ngoài kế hoạch đến tỉnh nhiều, phức tạp; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; dịch bệnh Covid-19 và bạch hầu; giá cả sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh giảm sâu và kéo dài; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư trung hạn từ Trung ương phân bổ thấp hơn so với dự kiến…

Tuy nhiên, với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm của tập thể lãnh đạo, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và tham gia tích cực của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, Đắk Nông đã thực hiện được mục tiêu thoát ra khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo, chưa phát triển. Quy mô nền kinh tế tăng 1,34 lần so với đầu nhiệm kỳ. GRDP bình quân đầu người tăng từ 38,65 triệu đồng đầu nhiệm kỳ lên 52 triệu đồng năm 2020, thoát khỏi tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp. Thu ngân sách đạt hơn 11.531 tỷ đồng tăng 1,8 lần so với đầu nhiệm kỳ…

Dấu ấn từ 3 đột phá chiến lược

Đắk Nông thoát ra khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo chưa phát triển là kết quả của việc thực hiện “3 đột phá” được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định trên ba hướng chính là chế biến sâu, tạo chuỗi giá trị của tổ hợp alumin - nhôm - sắt xốp và các sản phẩm sau nhôm; du lịch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Du lịch- một thế mạnh của Đắk Nông đang được địa phương chú ý tập trung khai thác
Du lịch- một thế mạnh của Đắk Nông đang được địa phương chú ý tập trung khai thác
Đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, cũng như lĩnh vực kinh tế của tỉnh, phải kể đến sản xuất alumin. Sau 5 năm đi vào vận hành thương mại, Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đóng góp đáng kể trong tăng trưởng GDP, tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, Dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông đang được triển khai, xây dựng và đã hình thành định hướng chuỗi công nghiệp alumin - luyện nhôm và sau nhôm. Dự kiến, đến tháng 1/2023, dự án đưa giai đoạn 1 của nhà máy vào sản xuất, với công suất 150.000 tấn/năm và triển khai lắp đặt dây chuyền giai đoạn 2, với công suất tổng cộng 300.000 tấn/năm. Tháng 1/2025, dự án sẽ đưa dây chuyền giai đoạn 3 vào sản xuất và sản lượng nhôm từ năm 2025 đạt ổn định ở mức 450.000 tấn/năm.

Ngoài sản xuất công nghiệp, đối với lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020 cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 326.000 ha vào năm 2020, tăng 65.000 ha so với đầu giai đoạn; tổng sản lượng lương thực đạt 440.000 tấn, tăng 39.000 tấn so với đầu giai đoạn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 80/156 hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và 250 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp từ trung bình đến khá; 365 tổ chức/doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ ngành hàng nông sản, 8 cơ sở chế biến nông sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2020 của tỉnh đạt 724 triệu USD; hình thành 23 chuỗi liên kết được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt trong nước và quốc tế với sự tham gia liên kết sản suất hoàn chỉnh theo mô hình chuỗi giá trị (sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm); 15 loại sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được đăng ký và cấp nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể để bảo hộ.

Qua đánh giá cho thấy, trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất theo liên kết chuỗi trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã triển khai khá đồng bộ các giải pháp từ chủ trương, định hướng, xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách và bố trí nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, Tỉnh ủy luôn quan tâm lãnh đạo thông qua các nghị quyết, chương trình, kết luận về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi liên kết…

Những kết quả đạt được đã tạo nền tảng quan trọng cho giai đoạn phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn thúc đẩy quá trình phát triển của tỉnh nhanh hơn, xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Nông hướng đến mục tiêu giàu đẹp, văn minh, nhân ái, nghĩa tình.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông dẫn đầu Tây Nguyên về tiêm chủng vaccine COVID-19

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 445.000 người trên 18 tuổi. Trong đó, tổng số người đã tiêm ít nhất 1 mũi là 270.000 người đạt trên 60,6%, dẫn đầu Tây Nguyên.

Đắk Nông có nhiều "mỏ vàng" để khai thác phát triển du lịch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên - là nơi hội tụ nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa nên có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch. Trong đó, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, hồ Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long” trên Tây Nguyên…

Đắk Nông áp dụng cấp độ dịch COVID-19 ở mức 2

Bảo Lâm |

Ngày 20.10, Sở Y tế ban hành Thông báo về cấp độ dịch của tỉnh Đắk Nông là ở mức 2, thuộc diện nguy cơ trung bình (vùng vàng).

Nông dân Đắk Nông lo thiếu nhân lực thu hái cà phê

Phan Tuấn |

20.000ha cà phê ở huyện Đắk R'lấp thường chín sớm hơn các địa bàn khác trên địa bàn tỉnh Đắk  Nông. Bước vào vụ thu hoạch này bà con nông dân ở đây đang lo lắng nạn thiếu nhân công thu hái cà phê.

Đắk Nông: Nông dân Buôn Choáh không còn "bán mặt cho đất bán lưng cho trời"

Phan Tuấn |

Vài năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh việc cơ giới hóa, nên người trồng lúa ở xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) không còn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ở vựa lúa lớn nhất Tây Nguyên này, nghề trồng lúa đã trở nên nhàn nhã và hiệu quả hơn nhiều.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Đắk Nông dẫn đầu Tây Nguyên về tiêm chủng vaccine COVID-19

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 445.000 người trên 18 tuổi. Trong đó, tổng số người đã tiêm ít nhất 1 mũi là 270.000 người đạt trên 60,6%, dẫn đầu Tây Nguyên.

Đắk Nông có nhiều "mỏ vàng" để khai thác phát triển du lịch

Phan Tuấn |

Đắk Nông - nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên - là nơi hội tụ nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa nên có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch. Trong đó, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, hồ Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long” trên Tây Nguyên…

Đắk Nông áp dụng cấp độ dịch COVID-19 ở mức 2

Bảo Lâm |

Ngày 20.10, Sở Y tế ban hành Thông báo về cấp độ dịch của tỉnh Đắk Nông là ở mức 2, thuộc diện nguy cơ trung bình (vùng vàng).

Nông dân Đắk Nông lo thiếu nhân lực thu hái cà phê

Phan Tuấn |

20.000ha cà phê ở huyện Đắk R'lấp thường chín sớm hơn các địa bàn khác trên địa bàn tỉnh Đắk  Nông. Bước vào vụ thu hoạch này bà con nông dân ở đây đang lo lắng nạn thiếu nhân công thu hái cà phê.

Đắk Nông: Nông dân Buôn Choáh không còn "bán mặt cho đất bán lưng cho trời"

Phan Tuấn |

Vài năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh việc cơ giới hóa, nên người trồng lúa ở xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) không còn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ở vựa lúa lớn nhất Tây Nguyên này, nghề trồng lúa đã trở nên nhàn nhã và hiệu quả hơn nhiều.