Thủ tướng nói về "sân trước sân sau" trong doanh nghiệp nhà nước

NGUYÊN ANH |

“Hiện tượng tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), sân trước sân sau vẫn còn. Chúng ta cần khắc phục cái này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Phát biểu tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ngày 16.10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương nhiều chủ trương, cách làm trong việc chống thất thoát, trì trệ.

Nhiều DNNN có doanh thu tốt, giải quyết công ăn việc làm, an sinh xã hội. Nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước như VNPT, EVN, Viettel đã tái cơ cấu thành công, doanh thu và lãi đều tăng. Thậm chí, MobiFone có nhiều sự cố như AVG nhưng doanh thu, lãi, thương hiệu vẫn giữ vững. Theo Thủ tướng, đây là điều đáng mừng.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý những tồn tại, hạn chế như hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp, phương án cổ phần hóa còn chậm, xác định phương án sử dụng đất, giá trị văn hóa, lịch sử… còn khó khăn. “Bất cứ nước nào, kể cả tư bản phát triển đều có DNNN. Vai trò của DNNN trong kinh tế thị trường rất quan trọng, đáp ứng phát triển đất nước”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng biểu dương nhiều chủ trương, cách làm chống thất thoát, trì trệ, kém hiệu quả trong DNNN, từ đó giúp tài sản tăng, giảm hàng tồn kho, nâng cao năng suất, chống thất thoát, tham nhũng. Nhiều DNNN có doanh thu tốt, giải quyết công ăn việc làm, an sinh xã hội.

“Vẫn còn chuyện quyền anh, quyền tôi, chưa vì đại cục của đất nước. Người tài vẫn ít vào DNNN, quy hoạch cán bộ còn chậm. Một số bộ hướng dẫn để đẩy nhanh cổ phần hóa còn chậm thể chế hóa”, Thủ tướng nói.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý không để “khoảng trống” về việc lãnh đạo sắp về hưu mà vẫn chưa tìm được người thay thế. “Hiện tượng tham nhũng trong DNNN là còn, "sân trước sân sau", thậm chí vườn sau là có. Chúng ta cần khắc phục cái này. Đồng chí nghèo thì nghèo rồi, đủ sống thì đủ sống rồi nhưng đừng đường dây ổ nhợ tổ chức tham nhũng”, Thủ tướng cảnh báo.

Với mong muốn các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước ngày càng lớn mạnh, đáp ứng kỳ vọng của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra 6 vấn đề lớn cần nỗ lực trong thời gian tới.

Thứ nhất, Bộ máy điều hành cần nâng cấp, ứng dụng cách quản trị hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn, Tổng công ty. Kể cả áp dụng các chỉ số theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai là, DNNN cần đi đầu trong nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ. Mỗi tập đoàn, tổng công ty phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo. “Tình trạng chậm chạp, lạc hậu còn rất phổ biến trong DNNN. Mình không đổi mới phát triển sẽ rất khó khăn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ngoài ra, DNNN cần đi đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thực hiện theo Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về chuyển đổi số.

Thứ ba, chủ động hội nhập, vươn ra quốc tế. Các DNNN lấy thị trường nội địa là trọng tâm và bàn đạp để kết nối chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Thủ tướng cũng thể hiện sự đồng tình với quan điểm "trao quyền tự chủ cho anh em, tin tưởng anh em, nhưng có cơ chế kiểm soát quyền lực. Đừng để một chợ, một vùng rồi sau này đổ bể”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thứ tư, khắc phục được những thất bại của thị trường, quan tâm đầu tư các địa bàn mà tư nhân không muốn đầu tư, hoặc lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng. Đây phải được coi là một tiêu chí trong việc đánh giá hiệu quả của DNNN.

Thứ năm, DNNN cần góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định vĩ mô, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Và cuối cùng, DNNN phải tiên phong trong nhiều lĩnh vực, điển hình như xây dựng chính phủ điện tử, mạng viễn thông 5G.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Chậm cổ phần hóa DNNN, hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM bị phê bình

NGUYÊN ANH |

Sáng 16.10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng chủ trì hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Đến dự còn có đại diện nhiều bộ ngành, địa phương, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Chưa tới 30% doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch

CAO NGUYÊN |

Tính tới hết quý 2 năm 2019, mới có 35/127 doanh nghiệp nhà nước trong danh mục được duyệt - thực hiện cổ phần hóa. Thông tin này được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đưa ra trong buổi họp báo chiều 5.8. 

Hàng loạt sai phạm đất đai trong quá trình cổ phần hóa ở Bình Định

N.T |

Vừa qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực III đã ký Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017 tại tỉnh Bình Định. Báo cáo chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại trong lĩnh vực đất đai thuộc giai đoạn này.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Chậm cổ phần hóa DNNN, hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM bị phê bình

NGUYÊN ANH |

Sáng 16.10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng chủ trì hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Đến dự còn có đại diện nhiều bộ ngành, địa phương, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Chưa tới 30% doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch

CAO NGUYÊN |

Tính tới hết quý 2 năm 2019, mới có 35/127 doanh nghiệp nhà nước trong danh mục được duyệt - thực hiện cổ phần hóa. Thông tin này được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đưa ra trong buổi họp báo chiều 5.8. 

Hàng loạt sai phạm đất đai trong quá trình cổ phần hóa ở Bình Định

N.T |

Vừa qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực III đã ký Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017 tại tỉnh Bình Định. Báo cáo chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại trong lĩnh vực đất đai thuộc giai đoạn này.