Thu nhập trăm triệu, nông dân vẫn lo với nghề trồng cau

Văn Sỹ |

Trước sự phát triển ồ ạt số lượng và quy mô trồng cau trong khi tiêu thụ cau trái chủ yếu phụ thuộc thị trường Trung Quốc, nhiều nông dân đã cẩn trọng hơn khi phát triển cây trồng này.

Vừa trồng vừa lo

Khoảng 10 năm nay, mô hình trồng cau được nhiều nông dân ở các tỉnh miền Tây như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế khá cho người trồng.

Mặc dù vậy, gần đây, nhiều nông dân vẫn trăn trở và lo lắng trước sự phát triển ồ ạt số lượng và quy mô trồng cau của người dân trong vùng.

Tính đến nay ông Trần Minh Tuấn, 67 tuổi, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, (Sóc Trăng) đã gắn bó hơn 40 năm với nghề trồng cau. Khoảng 3 năm nay, khi trên thị trường nhu cầu mua cây giống tăng cao, ông đã mở bán thêm cây giống để tăng lợi nhuận.

Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, vườn cau cho trái và cau giống mang về thu nhập trên 200 triệu đồng. Thay vì phấn khởi trước nguồn thu mang về, lão nông này lại khá trăn trở và lo ngại với nghề trồng cau.

Theo ông Tuấn, khoảng từ năm 2018 trở về trước giá cau trái tuy không cao nhưng khá ổn định. Còn khoảng 3 năm trở lại đây, giá cau cứ nhảy múa liên tục. Có thời điểm giá mỗi ký cau lên tới 50.000-60.000 đồng/kg, thậm chí có những lúc lên tới 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cũng nhiều thời điểm cau rớt giá chỉ còn 15.000 đến 20.000 đồng/kg.

“Thật sự tôi luôn lo lắng và thấy nghề trồng cau rất có nguy cơ rớt giá mạnh trong 1 hoặc 2 năm tới. Bởi, theo tôi tìm hiểu từ một số người cung ứng cây cau giống ở một số tỉnh, khoảng 2 năm qua, nhiều nơi nông dân phát triển số lượng cau quá nhanh. Ở đây chúng tôi bán, có người mua trồng 1.000 đến 2.000 cây giống là đa số.

Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cau trái phụ thuộc hoàn toàn bên Trung Quốc. Đây là điều tôi rất lo. Bởi, nếu một lúc nào đó, Trung Quốc mà ngưng mua thì không biết sẽ bán cau đi đâu. Tôi lo xa nên đã trồng xen canh thêm chuối, mít, ổi, chanh vào trong vườn để phòng khi cau rớt giá còn có thu nhập để nuôi sống gia đình” - ông Tuấn chia sẻ.

Nông dân tính đường “ứng phó”

Không riêng ông Tuấn, nhiều nông dân gắn bó lâu năm với nghề trồng cau ở huyện Kế Sách đều nhận thấy sự bất ổn và bất an trước nguy cơ cung vượt cầu trong 1, 2 năm tới. Chính vì thế, bà con đã chủ động tinh thần “ứng phó” đó là xen canh thêm một số loại cây trồng phù hợp trong vườn cau của gia đình.

“Với 600 cây cau, năm 2021 nhà tôi thu về 120 triệu đồng và đầu năm 2022 tới nay cũng bán được 70 triệu đồng. Nếu tiêu thụ ổn định thế này thì không có gì đáng nói, nhưng không biết lúc nào bên đó ngừng thu mua. Họ mà nghỉ mua thì cau này khó bán được trong nước. Sợ vậy nên tôi trồng xen thêm mít Thái, đu đủ, bưởi, chuối cho chắc ăn” - ông Nguyễn Đức Thanh, (ấp An Phú Đông, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) cho biết.

Qua tìm hiểu của chúng tôi với một số người cung ứng cau giống ở huyện Kế Sách, sở dĩ gần đây mô hình trồng cau phát triển nhanh là do có những lúc giá cau trái lên tới 50.000-60.000 đồng mỗi ký nên nhiều nông dân mua cau về trồng với hy vọng sẽ cải thiện thu nhập từ vườn cây. Trồng cau không đòi hỏi kỹ thuật, không tốn công chăm sóc, cũng không cần phun xịt thuốc, bón phân nên nông dân dễ áp dụng.

Theo ông Võ Văn Bé - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, những năm gần đây, mô hình trồng cau ở một số địa bàn trong tỉnh được nhiều nông dân áp dụng và mang lại thu nhập khá cao. Tuy nhiên, hầu hết bà con trồng xen canh chứ không độc canh.

“Cau là loại cây tỉnh không khuyến cáo, cũng không thuộc giống cây hạn chế hay ngăn cản người dân trồng nên tùy theo điều kiện phù hợp mà người dân có thể trồng”- ông Võ Văn Bé thông tin thêm.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Mưu sinh đến 2 giờ sáng, nông dân miền Tây thu nhập bạc triệu mùa nước nổi

Văn Sỹ |

Khoảng 2 tuần qua, khi mùa nước nổi bắt đầu, đồng thời cũng là lúc thu hoạch xong vụ lúa hè thu, nhiều nông dân ở một số tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã tranh thủ khai thác các sản vật có sẵn trong tự nhiên ở địa phương. Mặc dù thu nhập cũng chỉ vài trăm nghìn đồng/ngày, nhưng công việc lúc nông nhàn này cũng giúp thêm khoản tiền cho chi phí sinh hoạt hàng ngày trong gia đình.

“Bắt” cây cho trái mùa nghịch, nông dân Sóc Trăng thu nhập trăm triệu

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Là một nông dân nổi tiếng siêng năng và nhạy bén trong sản xuất nông nghiệp ở thị xã Vĩnh Châu, nhưng phải đến khi áp dụng thành công mô hình trồng mãng cầu ta cho trái vào mùa nghịch ông Huỳnh Thol mới thật sự hài lòng và duy trì phát triển hơn chục năm nay. Hơn thế, ông còn nhân rộng hiệu quả từ kinh nghiệm của mình cho nhiều nông dân khác ở địa phương.

Thanh Hóa: Bí quyết thu tiền tỉ mỗi năm nhờ trồng cau

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau nhiều năm loay hoay với các loại cây trồng nhưng không cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2006, người đàn ông dân tộc Mường Hà Văn Dũng (ở xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã tìm hiểu và quyết định chuyển đổi sang trồng hàng nghìn gốc cau để lấy quả. Đến nay, gia đình ông đã có 5 ha cau, với khoảng 13.000 cây, qua đó, giúp gia đình thu về khoảng 1,5 tỉ đồng mỗi năm từ việc bán cau giống và cau thương phẩm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Mưu sinh đến 2 giờ sáng, nông dân miền Tây thu nhập bạc triệu mùa nước nổi

Văn Sỹ |

Khoảng 2 tuần qua, khi mùa nước nổi bắt đầu, đồng thời cũng là lúc thu hoạch xong vụ lúa hè thu, nhiều nông dân ở một số tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã tranh thủ khai thác các sản vật có sẵn trong tự nhiên ở địa phương. Mặc dù thu nhập cũng chỉ vài trăm nghìn đồng/ngày, nhưng công việc lúc nông nhàn này cũng giúp thêm khoản tiền cho chi phí sinh hoạt hàng ngày trong gia đình.

“Bắt” cây cho trái mùa nghịch, nông dân Sóc Trăng thu nhập trăm triệu

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Là một nông dân nổi tiếng siêng năng và nhạy bén trong sản xuất nông nghiệp ở thị xã Vĩnh Châu, nhưng phải đến khi áp dụng thành công mô hình trồng mãng cầu ta cho trái vào mùa nghịch ông Huỳnh Thol mới thật sự hài lòng và duy trì phát triển hơn chục năm nay. Hơn thế, ông còn nhân rộng hiệu quả từ kinh nghiệm của mình cho nhiều nông dân khác ở địa phương.

Thanh Hóa: Bí quyết thu tiền tỉ mỗi năm nhờ trồng cau

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau nhiều năm loay hoay với các loại cây trồng nhưng không cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2006, người đàn ông dân tộc Mường Hà Văn Dũng (ở xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã tìm hiểu và quyết định chuyển đổi sang trồng hàng nghìn gốc cau để lấy quả. Đến nay, gia đình ông đã có 5 ha cau, với khoảng 13.000 cây, qua đó, giúp gia đình thu về khoảng 1,5 tỉ đồng mỗi năm từ việc bán cau giống và cau thương phẩm.