Mưu sinh đến 2 giờ sáng, nông dân miền Tây thu nhập bạc triệu mùa nước nổi

Văn Sỹ |

Khoảng 2 tuần qua, khi mùa nước nổi bắt đầu, đồng thời cũng là lúc thu hoạch xong vụ lúa hè thu, nhiều nông dân ở một số tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã tranh thủ khai thác các sản vật có sẵn trong tự nhiên ở địa phương. Mặc dù thu nhập cũng chỉ vài trăm nghìn đồng/ngày, nhưng công việc lúc nông nhàn này cũng giúp thêm khoản tiền cho chi phí sinh hoạt hàng ngày trong gia đình.

Mưu sinh đến tận 2 giờ sáng

Hơn 19h30 phút, sau khi chuẩn bị xong cơm nước, bà Đoàn Thị Thi (xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) cùng người anh họ bắt đầu ra đồng để kéo lưới bắt cá. Cùng với chiếc đèn đội đầu, hành trang cho chuyến mưu sinh của họ cũng khá gọn nhẹ với một  thau lưới, 1 giỏ xách đựng thức ăn và phích trà đá. Theo bà Thi, với bấy nhiêu thứ là có thể đi kéo lưới, bắt ốc trên nhiều cánh đồng ở Ninh Quới A cũng như một số xã lân cận. Công việc của bà thường kéo dài đến tận 2h khuya.

Dù ra đồng mưu sinh tận 2h khuya nhưng bà Đoàn Thị Thi cùng những người anh bà con luôn vui cười nói rôm rả
Dù ra đồng mưu sinh tận 2h khuya nhưng bà Thi cùng những người anh họ luôn vui cười nói rôm rả. Ảnh: Văn Sỹ

“Mặc dù cũng cực vì phải lội ngoài đồng tới 5, 6 tiếng đồng hồ, nhưng đi làm riết cũng thấy ham. Một đêm cũng kiếm được khoảng 300.000 - 400.000 đồng, đủ chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày. Cá bắt được chủ yếu để bán chứ ăn gì hết. Ở đây, chỉ cần siêng một chút cầm tay lưới, hoặc đặt vài cái bát quái là ăn cá đồng không hết”, bà Thi chia sẻ.

Đủ kiểu đánh bắt, khai thác đậm chất miền Tây

Những ngày gần đây, có dịp đi trên tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, dọc theo các cánh đồng đã thu hoạch xong lúa, cũng như một số đường giao thông nông thôn ở vùng ngọt thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, dù ban ngày hay trong đêm tối mọi người dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đi khai thác các loài sản vật bằng các hình thức như: Cắm câu, đẩy xiệp, kéo côn, giăng lưới, đặt bát quái, đặt trúm và cả đi bắt ốc bươu vàng để bán.

Theo chia sẻ của một số người chuyên làm nghề kéo, đặt bát quái ở cánh đồng thuộc xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), mỗi khi mùa nước về, dưới ruộng và các kênh, sông có nhiều cá, tép nên mọi người khai thác để vừa làm thức ăn vừa đem về khoản thu nhập cho gia đình. Mức thu nhập chung của người làm nghề khai thác thủy sản mùa nước nổi ở đây dao động từ 300.000 - 500.000 đồng mỗi ngày. Mặc dù thu nhập cũng có phần khiêm tốn do nguồn sản vật trong tự nhiên ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, được ở tại quê nhà làm nghề nên mọi người cũng thấy hài lòng với công việc của mình.

Ông Lê Văn Vinh đẩy côn bắt cá trên cánh đồng gần nhà
Ông Lê Văn Vinh đẩy côn bắt cá trên cánh đồng gần nhà. Ảnh: Văn Sỹ
Khi đẩy côn, cá một con lóc trúi xuống bùn được ông Vinh dùng nôm chụp để bắt
Ông Vinh dùng nôm chụp để bắt cá khi đẩy côn. Ảnh: Văn Sỹ

“Nhà tôi ít ruộng nên thu nhập từ 2 vụ lúa trong năm chỉ đủ sống. Vì vậy, 20 năm rồi, vợ chồng và con tôi tranh thủ 4 tháng mùa nước nổi đi giăng lưới, đặt bát quái, rồi đẩy côn bắt cá. Cả nhà 3 người đi làm thu nhập cũng khoảng 900.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi ngày, đêm. Ở nông thôn không dễ kiếm việc làm như thành thị, nên có nghề gì làm để cải thiện thu nhập thì vợ chồng tôi đồng lòng làm hết”, ông Lê Văn Vinh (xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) bày tỏ.

Theo chia sẻ của một số người làm nghề khai thác thủy sản ở miền Tây, các loại thủy sản có giá trị kinh tế như lươn, rắn, cá lóc,… gần đây cũng khan hiếm hơn. Vì vậy, người dân khai thác được chủ yếu một số loài như cá sặc, cá rô, cá trê, cá chốt, ít cá lóc. Do có nhiều người khai thác, sản lượng lớn nên giá các loài cá đồng cũng khá thấp.

Trên các cánh đồng sau thu hoạch lúa có rất nhiều bát quái được người dân đặt để bắt cá, tôm
Trên các cánh đồng sau thu hoạch lúa có rất nhiều bát quái được người dân đặt để bắt cá, tép. Ảnh: Văn Sỹ

Cùng với đó, công việc khai thác các sản vật khá vất vả do mùa này nước trên ruộng khá cao, lúc mưa dầm, khi nắng gắt, ban đêm thì lạnh lẽo. Thế nhưng, mọi người vẫn tranh thủ khai thác một số loài sản vật để dùng trong bữa ăn, hay bán kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Đặc biệt là những người sống bằng nghề khai thác thì đây chính là mùa thu hoạch chính để mưu sinh.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

An Giang: Lập đường dây nóng về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trà Sư |

An Giang - Sở NNPTNT An Giang thành lập đường dây nóng về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ngược dòng thời gian tìm Ốc gác bếp miền Tây

Bài và ảnh phong linh |

Độ khoảng tháng 7 hằng năm, người dân Đồng bằng sông Cửu Long thường chế biến ốc gác bếp để ấm bụng vào những ngày mưa gió. Ốc gác bếp từ đó mà trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người miền Tây.

Chợ cóc ven đường chuyên bán sản vật của rừng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Đi dọc các cung đường vùng cao, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều "chợ cóc" bán đủ loại sản vật của rừng. Đó là một nét văn hóa rất riêng khiến nhiều người thích thú.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

An Giang: Lập đường dây nóng về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trà Sư |

An Giang - Sở NNPTNT An Giang thành lập đường dây nóng về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ngược dòng thời gian tìm Ốc gác bếp miền Tây

Bài và ảnh phong linh |

Độ khoảng tháng 7 hằng năm, người dân Đồng bằng sông Cửu Long thường chế biến ốc gác bếp để ấm bụng vào những ngày mưa gió. Ốc gác bếp từ đó mà trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người miền Tây.

Chợ cóc ven đường chuyên bán sản vật của rừng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Đi dọc các cung đường vùng cao, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều "chợ cóc" bán đủ loại sản vật của rừng. Đó là một nét văn hóa rất riêng khiến nhiều người thích thú.