Sổ tay kinh tế: Ăn xổi, ở thì

Nguyễn Trung Hiếu |

Câu chuyện “giải cứu” nông sản gần đây rộ lên và dần có xu hướng trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.

Trong thực tế, hiện tượng này không phải bây giờ mới có, mà từ nhiều năm trước, nhiều sản phẩm như cà phê, dừa, caosu, mía đường… cũng từng lâm vào cảnh khốn đốn vì thị trường khủng hoảng thừa. Nhiều nơi, nông dân phải chặt bỏ loại cây công nghiệp chủ lực nói trên để trồng loại cây khác ngắn ngày, dễ tiêu thụ hơn…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được biết, gần như các sản phẩm nông, lâm, thổ sản phát triển nuôi, trồng ở quy mô công nghiệp của nước ta, hiện nay bán ra thị trường hay xuất đi các nước đều đang ở dạng thô, tươi. Vì vậy, không cần kiến thức sâu cũng biết, chỉ cần một động tác “đóng cửa” biên giới ở đâu đó, là nông dân và doanh nghiệp lập tức nghiêng ngã bên bờ vực phá sản, nợ nần. Lấy caosu làm ví dụ: Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, khối lượng xuất khẩu caosu 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 353 nghìn tấn; và còn vui hơn giá caosu tăng 68,8% so với cùng kỳ năm 2016 (hơn 2 ngàn USD/tấn). Vì vậy thay vì chặt bỏ như các năm trước, bà con khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ lại rục rịch phát triển lại giống cây thổ sản này.

Hiện thị trường Trung Quốc, chiếm đến hơn 63% khối lượng xuất khẩu sản phẩm caosu, vượt Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ hai nhập caosu VN đến hơn 150% và gấp 200% là Malaysia, nước đứng thứ 3 nhập loại sản phẩm này. Từ cách đây hai năm (2015), diện tích caosu của cả nước đã đạt xấp xỉ 1 triệu ha, sản lượng đạt hơn 1,2 triệu tấn, đứng thứ 3 về sản lượng và xuất khẩu trên thế giới. Ở vị trí cao như vậy, nhưng oái ăm, hiện hơn 80% sản phẩm caosu của nước ta đều xuất ở dạng nguyên liệu (mủ caosu) và thị trường nhập khẩu (hay chính xác hơn là Trung Quốc), vẫn quyết định sự thành bại của công nghiệp caosu Việt Nam.

Hiện tượng này thật khó nghĩ, vì cây caosu du nhập vào nước ta từ những năm Pháp thuộc, sau đó phát triển mạnh mẽ ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và giữ vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu nước nhà. Thế nhưng đến nay sau bảy, tám mươi năm, công nghiệp caosu gần như như không có thay đổi gì đáng kể, so với trước, nghĩa là vẫn trồng, thu hái và bán nguyên liệu thô, chứ hầu như chưa định hình nền công nghiệp phụ trợ.

Và không chỉ vậy, sản phẩm thổ sản tiêu, điều, cà phê, mía đường... cũng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có vùng nguyên liệu lớn, nhưng đến nay vẫn trắng công nghiệp chế biến, nhằm làm tăng giá trị sản phẩm, góp phần chủ động về đầu ra… Nếu cứ giữ mãi nếp nghĩ “ăn xổi, ở thì”, ăn tươi, bán thô, thì tin rằng, câu chuyện “giải cứu” nông thổ sản rồi cứ phải kéo dài bất tận, cùng nền công nghiệp mãi mãi cúi đầu đi gia công cho nước ngoài.


Nguyễn Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Người dân cứ “nhẹ dạ cả tin” doanh nghiệp, nông sản Việt còn xin giải cứu dài dài

Nguyễn Đắc Thành |

Dân và doanh nghiệp bắt tay làm ăn với nhau, những hứa hẹn đầu môi đã mang lại sự thỏa ước cho cả hai bên. Thế nhưng, khi nông dân thu hoạch nông sản thì doanh nghiệp hoặc lặn mất tăm hoặc bày biện lý do này, lý do khác để không mua sản phẩm.

“Giải cứu” nông sản và trách nhiệm của Bộ trưởng

Xuân Hải ghi |

Từ ngày 13 - 16.6.2017, lần đầu tiên kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV dành 3 ngày làm việc để tổ chức hoạt động chất vấn, 4 Bộ trưởng gồm Bộ trưởng Y tế; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao và Du lịch sẽ đăng đàn để trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Người dân cứ “nhẹ dạ cả tin” doanh nghiệp, nông sản Việt còn xin giải cứu dài dài

Nguyễn Đắc Thành |

Dân và doanh nghiệp bắt tay làm ăn với nhau, những hứa hẹn đầu môi đã mang lại sự thỏa ước cho cả hai bên. Thế nhưng, khi nông dân thu hoạch nông sản thì doanh nghiệp hoặc lặn mất tăm hoặc bày biện lý do này, lý do khác để không mua sản phẩm.

“Giải cứu” nông sản và trách nhiệm của Bộ trưởng

Xuân Hải ghi |

Từ ngày 13 - 16.6.2017, lần đầu tiên kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV dành 3 ngày làm việc để tổ chức hoạt động chất vấn, 4 Bộ trưởng gồm Bộ trưởng Y tế; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao và Du lịch sẽ đăng đàn để trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH).