SCIC và Viettel thoái vốn khỏi Vinaconex với mức giá "thành công vượt kỳ vọng", thu về gần 9.400 tỉ đồng

PD |

Năm ngoái, SCIC cũng từng chào bán 96,2 triệu cổ phần Vinaconex, tương đương 22% vốn của tổng công ty này nhưng kết quả chỉ bán được 5,3 triệu cổ phần, tương đương 1,2% vốn điều lệ.

Chiều 22.11, tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) diễn ra phiên đấu giá cổ phần Vinaconex (VCG) của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Số lượng cổ phần được SCIC đưa ra đấu giá là 254.901.153 cổ phần VCG (57,71%) với mức giá cao nhất là 28.900 đồng/cổ phần. Tại mức giá này, nhà đầu tư đã phải bỏ ra hơn 7.367 tỷ đồng, cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm SCIC công bố trước đó.

Trước đó, có 4 nhà đầu tư trong đó có 1 cá nhân đăng ký mua trọn lô cổ phần VCG của SCIC. 4 nhà đầu tư này đều là những cái tên lạ trên thị trường chứng khoán.

Một cá nhân là ông Nguyễn Văn Đông và 3 nhà đầu tư tổ chức gồm Công ty TNHH An Quý Hưng vốn điều lệ 360 tỉ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Thăng Long JTC vốn điều lệ 250 tỉ đồng và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest có vốn điều lệ 200 tỉ đồng và mới thành lập ngày 9.11.2018.

Tuy nhiên, trước giờ G của phiên đấu giá đã có một nhà đầu tư doanh nghiệp rút khỏi cuộc đấu giá này.

Cũng trong chiều nay, Viettel đấu giá thành công trọn lô 94 triệu cổ phần VCG, tương đương 21,28%, thu về hơn 2.002,4 tỷ đồng.

2 nhà đầu tư tổ chức tham gia phiên đấu giá này gồm Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty cổ phần Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Thăng Long JTC được thành lập vào đầu năm 2010 do ông Trịnh Cần Chính là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Ông Trịnh Cần Chính là con trai của nhà tư sản nổi tiếng Trịnh Văn Bô.

Còn Công ty Cường Vũ lại là một doanh nghiệp mới vừa thành lập cuối năm 2017 với vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng.

Trước khi "đắt khách" được nhiều nhà đầu tư săn đón, Vinaconex từng rơi vào tình trạng ế ẩm và kinh doanh không khả quan.

Theo báo cáo tài chính quý III/2018, lợi nhuận sau thuế của Vinaconex giảm sâu từ 260 tỷ đồng hồi quý III năm 2017 xuống chỉ còn 185 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 368 tỷ đồng, giảm mạnh từ 623 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Tại thời điểm cuối tháng 9 năm 2018, tổng tài sản của Vinaconex chỉ đạt 20.170 tỷ đồng, giảm 1.459 tỷ đồng, tương ứng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới chuyên gia đánh giá rằng, sở dĩ Vinaconex đắt khách là do đơn vị này sở hữu nhiều đất vàng tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước.

Theo bản công bố thông tin mới nhất, Vinaconex đang quản lý và sở hữu 3,2 triệu m2 đất, bao gồm 131,786 m2 được giao tại 9 công trình và 3 triệu m2 đất thuê đang thực hiện đầu tư tại 7 dự án khác.

PD
TIN LIÊN QUAN

Nợ gấp gần 1,7 lần vốn chủ sở hữu: Tại sao cổ phiếu Vinaconex vẫn đắt khách?

Thiên Bình |

Mới đây, Vinaconex khiến thị trường chứng khoán ngạc nhiên khi có đến 4 nhà đầu tư chi gần 5.500 tỉ đồng, đăng ký mua trọn lô gần 255 triệu cổ phần VCG mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn.

Cổ phần Vinaconex bất ngờ đắt khách, 4 nhà đầu tư chi gần 5.500 tỉ đồng

Phạm Dung |

Một cá nhân và ba tổ chức đăng ký mua trọn lô gần 255 triệu cổ phần VCG mà SCIC thoái vốn.

Vì sao con trai nhà tư sản Trịnh Văn Bô muốn mua cổ phần Vinaconex?

Theo Tiền Phong |

Mới đây, thông tin một trong hai nhà đầu tư là con trai của nhà tư sản Trịnh Văn Bô (người hiến hơn 5 nghìn lượng vàng cho cách mạng) tham gia đấu giá mua cổ phần của Tổng Cty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) gây xôn xao thị trường.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Nợ gấp gần 1,7 lần vốn chủ sở hữu: Tại sao cổ phiếu Vinaconex vẫn đắt khách?

Thiên Bình |

Mới đây, Vinaconex khiến thị trường chứng khoán ngạc nhiên khi có đến 4 nhà đầu tư chi gần 5.500 tỉ đồng, đăng ký mua trọn lô gần 255 triệu cổ phần VCG mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn.

Cổ phần Vinaconex bất ngờ đắt khách, 4 nhà đầu tư chi gần 5.500 tỉ đồng

Phạm Dung |

Một cá nhân và ba tổ chức đăng ký mua trọn lô gần 255 triệu cổ phần VCG mà SCIC thoái vốn.

Vì sao con trai nhà tư sản Trịnh Văn Bô muốn mua cổ phần Vinaconex?

Theo Tiền Phong |

Mới đây, thông tin một trong hai nhà đầu tư là con trai của nhà tư sản Trịnh Văn Bô (người hiến hơn 5 nghìn lượng vàng cho cách mạng) tham gia đấu giá mua cổ phần của Tổng Cty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) gây xôn xao thị trường.