Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của dân, tại sao đặt tại doanh nghiệp?

Anh Tuấn |

Quỹ bình ổn xăng dầu từ tiền đóng góp của người dân, nhưng doanh nghiệp quản lý, điều này theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương) là không phù hợp; doanh nghiệp quản lý có thể dùng số tiền này vào mục đích khác.

Trong vòng 2 tháng qua, giá xăng dầu tăng 6 lần liên tiếp, chạm ngưỡng gần 25.000 đồng/lít, trong khi Quỹ bình ổn xăng dầu dư hơn 7.400 tỉ đồng nhưng vẫn "quyết không chi". Theo ông, câu chuyện điều hành ở đây đã hợp lý?

- Quỹ bình ổn xăng dầu nhưng điều hành “không ổn” chút nào. Đặc biệt, quỹ này giao cho doanh nghiệp quản lý, họ sử dụng, hạch toán như thế nào rất ít người biết?

Do vậy, không thể nào để Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp. Bởi, tiền này là tiền của dân, doanh nghiệp quản lý có thể dùng số tiền này vào mục đích khác, như vậy không công bằng với người dân tham gia đóng góp vào Quỹ bình ổn xăng dầu.

Ngoài ra, một trong những điểm bất cập nữa là Quỹ bình ổn xăng dầu nằm ngoài ngân sách, không dùng ngân sách nhà nước, được doanh nghiệp trích lập và sử dụng nhưng mức trích lập, mức chi lại dựa trên quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Công Thương. Tất cả những điều đó làm chậm thời gian khiến mỗi kỳ điều chỉnh giá xăng dầu Việt Nam không phù hợp với diễn biến tức khắc của thị trường thế giới.

Tôi cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước, ở đây là Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu nhưng chưa hướng đến người dân và doanh nghiệp. Ví dụ, trong các kỳ điều chỉnh vừa qua, nhẽ ra phải trích Quỹ bình ổn để chặn đà tăng của giá xăng dầu, nhưng cơ quan điều hành không làm điều đó, để giá xăng dầu chạm ngưỡng 25.000 đồng/lít.

Tác động tiêu cực của giá xăng dầu tăng cao không tính bằng việc tăng mấy nghìn đồng khi đi đổ xăng mà quan trọng là tính vào giá thành của doanh nghiệp, của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không kiểm soát giá xăng dầu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chỉ số CPI, lạm phát.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú. Ảnh: Tuấn Phong
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú. Ảnh: Tuấn Phong

Có thể hiểu cần phải bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu, đúng không, thưa ông?

- Bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu là điều đúng đắn nhất để xăng dầu tiến tới thị trường. Quỹ này hoạt động không hiệu quả, cho nên phải có những giải pháp thay thế. Để thị trường xăng dầu hiệu quả, tránh đứt gãy nguồn cung, quan trọng nhất phải dự trữ bằng hiện vật là nguồn xăng dầu.

Các nước phát triển, họ dự trữ xăng dầu 3 tháng, 6 tháng, thậm chí 9 tháng. Đây là “phao cứu sinh” rất tốt để bình ổn thị trường xăng dầu. “Phao” này không phải nằm bất động mà hoạt động như một công ty quản lý vốn Nhà nước, thấp mua vào, cao bán ra. Lý thuyết của kinh tế thương mại là lưu thông mà không dự trữ coi như không lưu thông.

Vậy theo ông, lý do tại sao, cơ quan quản lý vẫn muốn "níu kéo" Quỹ bình ổn xăng dầu?

- Tôi nghĩ rằng, đây cũng là câu hỏi khá “thách đố”. Bản thân tôi thấy rằng, cơ quan quản lý nhà nước nên sớm nhận ra vấn đề là không nên can thiệp quá sâu để kiểm soát và điều hành giá xăng dầu.

Giá bán lẻ xăng dầu nên để thị trường tự quyết định, Nhà nước chỉ giám sát chất lượng, để doanh nghiệp tự chủ, tự mua bán, tự chịu trách nhiệm, không có cơ chế xin cho, không độc quyền và không có lợi ích nhóm.

Theo ông, mức tăng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua đã "quá sức chịu đựng" của người dân và doanh nghiệp?

- Giá xăng dầu chỉ dao động trong khoảng từ 19.000 – 22.000 đồng, mức giá này không vượt quá “sức chịu đựng” của người dân và doanh nghiệp. Còn khi giá xăng trên 22.000 đồng thì điều hành đã có vấn đề, phải tìm cách điều tiết. Nhưng tiếc rằng, Quỹ bình ổn còn rất nhiều tiền nhưng không chi sử dụng.

Sở dĩ có thời điểm giá xăng dầu lên mức hơn 30.000 đồng/lít là vì thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong khi giá dầu và khí đốt tăng rất mạnh.

Ông nhận định như thế nào về giá xăng dầu trong thời gian tới?

Giá xăng dầu sẽ không có xuống mà duy trì ở mức tương đối cao, có thể không đến 100 USD/thùng, nhưng cũng dao động ở mức 80-90 USD/thùng. Chi phí xăng dầu chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá thành vận tải đường bộ, lên tới 35-40%, từ đó sẽ có tác động tới giá cả hàng hoá.

Biến động giá xăng dầu cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các ngành tiêu thụ dầu mỏ lớn và từ đó tác động mạnh tới giá thành phẩm. Do vậy, bằng mọi cách phải kiểm soát đà tăng của giá xăng dầu.

- Xin cảm ơn ông!

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra 4 doanh nghiệp xăng dầu: Lộ diện vi phạm, nghi vấn chiếm dụng Quỹ bình ổn

Anh Tuấn |

Trong số 4 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị kiểm tra việc chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối - đã có doanh nghiệp để xảy ra nhiều sai phạm về nghĩa vụ nộp thuế, chưa đảm bảo số lượng đại lý theo quy định, đặc biệt chưa chuyển toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách nhà nước.

Bất ngờ với số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu 4 đơn vị bị thanh tra nắm giữ đến hết quý I/2023

Quang Dân |

Tính đến hết quý I/2023, 4 doanh nghiệp đầu mối bị thanh tra nắm giữ hàng trăm tỉ đồng từ Quỹ bình ổn xăng dầu.

"Quỹ bình ổn xăng dầu nhưng không ổn", người dân chịu thiệt

Cường Ngô - Vũ Linh |

Kể từ kỳ điều hành giá ngày 11.7 đến nay, giá xăng dầu tăng liên tiếp 5 lần, tương ứng với mức tăng gần 3.000-3.200 đồng tuỳ loại. Đáng chú ý, hiện nay, Quỹ Bình ổn xăng dầu dư hơn 7.500 tỉ đồng, do vậy, nhiều người băn khoăn “vì sao không ‘xả’ quỹ bình ổn để kìm hãm đà tăng giá” và liệu quỹ bình ổn xăng dầu có thực sự phát huy được hết vai trò kiềm chế đà tăng giá liên tục trong thời gian qua hay không?

Chuyên gia: “Quỹ bình ổn xăng dầu không còn nhiều giá trị hiệu dụng”

Cường Ngô |

Sau 5 lần tăng giá liên tiếp, mỗi lít xăng đắt thêm gần 3.000-3.200 đồng. Trong khi, Quỹ bình ổn xăng dầu "ôm" gần 7.500 tỉ đồng, cao nhất từ năm 2022.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Đá hơn 15 phút, Bùi Vĩ Hào vẫn xuất sắc nhất trận U23 Việt Nam - U23 Yemen

Thanh Vũ |

Tiền đạo Bùi Vĩ Hào đã được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu U23 Việt Nam - U23 Yemen tại lượt trận thứ 2 bảng C vòng loại U23 châu Á 2024.

Xóa tư cách nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với ông Nguyễn Đình Xứng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa tư cách chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2014 đối với ông Nguyễn Đình Xứng.

Đằng sau sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp xe điện

Anh Vũ |

Nhìn vào sự phát triển của thị trường xe trên thế giới, quyết định chuyển sang xe điện của VinFast dường như là một quyết định hợp lý và có tính toán khi nền công nghiệp xe điện đang phát triển ngày một lớn mạnh.

Thanh tra 4 doanh nghiệp xăng dầu: Lộ diện vi phạm, nghi vấn chiếm dụng Quỹ bình ổn

Anh Tuấn |

Trong số 4 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị kiểm tra việc chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối - đã có doanh nghiệp để xảy ra nhiều sai phạm về nghĩa vụ nộp thuế, chưa đảm bảo số lượng đại lý theo quy định, đặc biệt chưa chuyển toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách nhà nước.

Bất ngờ với số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu 4 đơn vị bị thanh tra nắm giữ đến hết quý I/2023

Quang Dân |

Tính đến hết quý I/2023, 4 doanh nghiệp đầu mối bị thanh tra nắm giữ hàng trăm tỉ đồng từ Quỹ bình ổn xăng dầu.

"Quỹ bình ổn xăng dầu nhưng không ổn", người dân chịu thiệt

Cường Ngô - Vũ Linh |

Kể từ kỳ điều hành giá ngày 11.7 đến nay, giá xăng dầu tăng liên tiếp 5 lần, tương ứng với mức tăng gần 3.000-3.200 đồng tuỳ loại. Đáng chú ý, hiện nay, Quỹ Bình ổn xăng dầu dư hơn 7.500 tỉ đồng, do vậy, nhiều người băn khoăn “vì sao không ‘xả’ quỹ bình ổn để kìm hãm đà tăng giá” và liệu quỹ bình ổn xăng dầu có thực sự phát huy được hết vai trò kiềm chế đà tăng giá liên tục trong thời gian qua hay không?

Chuyên gia: “Quỹ bình ổn xăng dầu không còn nhiều giá trị hiệu dụng”

Cường Ngô |

Sau 5 lần tăng giá liên tiếp, mỗi lít xăng đắt thêm gần 3.000-3.200 đồng. Trong khi, Quỹ bình ổn xăng dầu "ôm" gần 7.500 tỉ đồng, cao nhất từ năm 2022.