Phép lạ trở lại với kinh tế Nhật Bản

Quý An (theo Economist) |

Xung đột địa chính trị đã thúc đẩy một làn sóng đầu tư mới vào các ngành công nghiệp quan trọng và tái cấu trúc chuỗi cung ứng khu vực để Nhật Bản có thể hưởng lợi.

Nhật Bản một lần nữa lại trở thành điểm đến tiềm năng của giới đầu tư. Warren Buffett có chuyến thăm Toyko lần đầu sau hơn 10 năm. Tháng trước, Giám đốc điều hành BlackRock, Larry Frink cũng đã có mặt ở thủ đô của Nhật Bản và có cuộc gặp với Thủ tướng Kishida Fumio.

Ông Frink mô tả, hiện tại, "lich sử đang lặp lại" giống như "phép lạ kinh tế" của Nhật Bản những năm 1980. Ngay cả những số liệu GDP chưa như kỳ vọng vừa qua cũng sẽ không làm giảm đi sự lạc quan của các nhà đầu tư.

Trước những ý kiến nghi ngờ, các cú sốc bên ngoài và hai sự chuyển dịch bên trong đã tình cờ làm thay đổi cục diện nền kinh tế Nhật Bản.

Cú sốc dễ nhận thấy nhất liên quan đến giá cả. Trong khi hầu hết các quốc gia đều bị ám ảnh để giữ lạm phát ở mức thấp trong những năm gần đây, Nhật Bản lại muốn phục hồi và duy trì đà tăng trưởng. Nguồn cung toàn cầu bị siết chặt và tỷ giá hối đoái yếu đi. Dù đây không phải kiểu lạm phát mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản muốn thấy, nhưng nó đã thay đổi cách các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng suy nghĩ về tiền lương. Một con đường, mặc dù còn hẹp, đã được mở ra để hướng đến chu kỳ tăng trưởng tiền lương và tiêu dùng lành mạnh hơn.

Cú sốc còn lại là địa chính trị, kéo theo làn sóng đầu tư mới vào các ngành công nghiệp quan trọng và tái cấu trúc chuỗi cung ứng khu vực mà Nhật Bản có thể sẽ được hưởng lợi.

Những cải cách quản trị doanh nghiệp bắt đầu dưới thời cố thủ tướng Abe Shinzo đã trở nên vững chắc. Quả thực, Nhật Bản đã bước vào một giai đoạn mới đầy hứa hẹn, khi các nhà đầu tư và kể cả sở giao dịch chứng khoán đang gây thêm áp lực lên các công ty lớn để nâng cao giá trị vốn hóa. Bên cạnh đó, những thế hệ lãnh đạo kiểu cũ đã không còn và hiện tại là thời của các doanh nhân trẻ với suy nghĩ mới.

Tuy nhiên, phần lớn nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Để có thể thay đổi, BOJ cần phải loại bỏ các chính sách không còn hợp thời, chẳng hạn như kiểm soát đường cong lợi suất. Theo thời gian, lãi suất tăng cao cũng sẽ là vấn đề đặt ra.

Quá trình cải cách doanh nghiệp cũng phải được đẩy mạnh hơn nữa. Các công ty Nhật Bản hiện đã áp dụng thành thạo các hình thức quản trị tiên tiến, nhưng họ cần cải tiến hơn về bản chất. Khoảng 40% công ty trong Topix 500 được giao dịch dưới mức giá trị sổ sách. Khi nhiều yếu tố khách quan còn phức tạp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ giữ ổn định công ty, mà còn phải phát triển hơn nữa. May mắn, họ có nhiều cơ hội để hành động sau nhiều năm tích trữ tiền mặt.

Ông Kishida từng hứa hẹn sẽ tập trung vào phát triển kinh tế. So với những người tiền nhiệm, ông đề cập nhiều hơn về việc hỗ trợ các công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, gói kinh tế mới nhất của ông - được công bố vào đầu tháng này - lại chỉ tập trung vào việc cắt giảm thuế. Các biện pháp kích thích được cho chưa hiệu quả nếu xét về tăng trưởng dài hạn.

Quý An (theo Economist)
TIN LIÊN QUAN

Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư trên 80 triệu USD vào Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Ngày 17.11, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng NinhNhật Bản năm 2023 đã diễn ra Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án FDI Nhật Bản với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD.

Lao động Việt tại Nhật Bản chật vật với chi phí sinh hoạt tăng

Đại Nghĩa |

Kể từ đầu tháng 5.2020 đến nay, đồng Yên của Nhật Bản liên tục giảm, đồng thời mức lạm phát luôn duy trì ở mức cao. Trong bối cảnh đó, nhiều lao động Việt Nam tại Nhật Bản “đau đầu” khi phải đối diện với bài toán chi phí sinh hoạt tăng do giá cả hàng hóa tăng mạnh.

Nhật Bản phân bổ thêm 13 tỉ USD để hỗ trợ ngành bán dẫn

Thanh Hà |

Trong ngân sách bổ sung cho năm tài khóa hiện tại, Nhật Bản phân bổ thêm 13 tỉ USD cho ngành bán dẫn.

Ngày 20.11 đặc biệt của những giáo viên về hưu

NHÓM PV |

Đối với nhiều giáo viên về hưu, dù chỉ mới tạm xa bảng đen phấn trắng một vài mùa tựu trường hay đã rời xa việc đứng lớp lâu năm thì ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 vẫn mãi là thời gian đặc biệt.

Bộ Thông tin và Truyền thông có tân Thứ trưởng 40 tuổi

PHẠM ĐÔNG |

Ông Bùi Hoàng Phương (40 tuổi) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Câu lạc bộ Viettel lấy lại tên Thể Công

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Viettel chính thức đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Thể Công - Viettel ngay trong mùa giải V.League 2023-2024.

Các tác phẩm văn học về công nhân, công đoàn sinh động và gây xúc động mạnh

Chí Long - Huyền Chi |

Ngày 20.11.2023, Họp báo Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại trụ sở Báo Lao Động (số 6 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội).

Cảnh giác biên lai chuyển khoản giả từ các hội nhóm mạng xã hội

MAI LINH |

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các hội nhóm chuyên cung cấp dịch vụ làm biên lai chuyển khoản giả mạo. Đáng chú ý, các hội nhóm này thu hút số lượng thành viên đông đảo lên tới cả chục nghìn người.

Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư trên 80 triệu USD vào Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Ngày 17.11, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng NinhNhật Bản năm 2023 đã diễn ra Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án FDI Nhật Bản với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD.

Lao động Việt tại Nhật Bản chật vật với chi phí sinh hoạt tăng

Đại Nghĩa |

Kể từ đầu tháng 5.2020 đến nay, đồng Yên của Nhật Bản liên tục giảm, đồng thời mức lạm phát luôn duy trì ở mức cao. Trong bối cảnh đó, nhiều lao động Việt Nam tại Nhật Bản “đau đầu” khi phải đối diện với bài toán chi phí sinh hoạt tăng do giá cả hàng hóa tăng mạnh.

Nhật Bản phân bổ thêm 13 tỉ USD để hỗ trợ ngành bán dẫn

Thanh Hà |

Trong ngân sách bổ sung cho năm tài khóa hiện tại, Nhật Bản phân bổ thêm 13 tỉ USD cho ngành bán dẫn.